Là nền kinh tế lớn đầu tiên hồi sinh, nhưng sự hồi phục kinh tế TQ có bị "tô hồng"?

28/09/2020 08:59
Theo hãng phân tích độc lập China Beige Book (CBB), Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên phục hồi sau tác động của COVID, nhưng sự hồi sinh này không đồng đều và bị thổi phồng.

Nền kinh tế lớn đầu tiên hổi sinh

Một cuộc khảo sát các doanh nghiệp Trung Quốc do CBB thực hiện, cho thấy rằng đối với "nhóm các tập đoàn" - các doanh nghiệp lớn ở Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Đông - nền kinh tế đang tăng tốc. Dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 3,2% trong quý II năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm kỷ lục 6,8% trong 3 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty ở đa số các khu vực khác đều ghi nhận mức phục hồi chậm hơn nhiều.

Một số nhà phân tích dự báo tăng trưởng quý 3 sẽ là hơn 5%, nhưng nghiên cứu cho thấy một quá trình phục hồi diễn ra không đồng đều trong thực tế.

Tăng trưởng sản lượng và doanh thu khối doanh nghiệp ở hầu hết các khu vực dự kiến ​​sẽ thấp hơn trong khoảng thời gian từ tháng 7- 9 so với cùng kỳ năm ngoái, ngay cả khi các điều kiện kinh tế đã được cải thiện kể từ quý 2.

Theo cách tính của CCB, về sản lượng, các trung tâm công nghiệp phía đông Trung Quốc bao gồm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô đã chuyển từ mức điểm 60/100 trong quý 3 năm 2019 lên 49 điểm cùng kì năm nay, mặc dù con số này đã được cải thiện nhiều so với mức 8 điểm trong quý trước đó.

Trung tâm công nghiệp ở phía nam bao gồm Quảng Đông và Phúc Kiến đã giảm 5 điểm so với cùng kỳ năm ngoái xuống 47 điểm trong quý 3, nhưng chỉ số này đã tăng đáng kể từ mức âm 4 của quý II.

Ở khu vực hỗn hợp gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Đông và Hà Bắc, chỉ số sản lượng hiện ở mức 48, giảm 28 điểm so với mức 67 điểm của một năm trước đó, nhưng một lần nữa, chỉ số này có vẻ tốt hơn đáng kể so với quý 2.

Tuy nhiên, một số khu vực thậm chí không ghi nhận sự cải thiện về sản lượng từ quý 2 - quý 3, chủ yếu là các khu vực nội địa và vùng sâu vùng xa ở phía bắc và phía tây. Đối với các doanh nghiệp ở Tây Tạng, Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương, sản lượng trong quý 3/2020 kém hơn 30 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

"Đối với các công ty lớn và những công ty có trụ sở tại ba vùng duyên hải lớn - nền kinh tế đang tăng tốc. Đây là sự phục hồi mà Bắc Kinh muốn nhấn mạnh và hầu hết các nhà quan sát nước ngoài đều có thể nhận thấy", ông Derek Scissors, nhà kinh tế trưởng tại CBB. "Nhưng doanh nghiệp ở các khu vực còn lại của Trung Quốc không ghi nhận sự phục hồi tích cực như vậy", ông nói thêm.

Phục hồi không cân bằng

Hãng CBB đã khảo sát 3.300 công ty của Nhà nước và tư nhân trên 34 lĩnh vực ở tất cả các tỉnh và khu vực tại Trung Quốc. Cuộc khảo sát cho thấy trên 8 khu vực chọn trước, tăng trưởng trong doanh thu trong quý 3 thấp hơn so với một năm trước đó.

Xu hướng này tương thích với các dữ liệu chính thức khi lĩnh vực sản xuất đã hồi phục mạnh hơn các lĩnh vực khác, cho thấy nền kinh tế quốc gia đông dân nhất thế giới đang phục hồi theo 2 cấp độ. Cung đã vượt qua cầu trong cả năm, với doanh số bán lẻ và kim ngạch nhập khẩu có xu hướng thấp hơn nhiều so với sản lượng công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù nghiên cứu của CBB có thể không trùng khớp với dữ liệu chính thức, nhưng sự mất cân đối trong quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã rõ ràng ngay từ đầu năm, khi các nhà máy nhanh chóng mở cửa và nối lại hoạt động xuất khẩu, trong khi nhiều nhà hàng, rạp chiếu phim và các lĩnh vực dịch vụ khác vẫn buộc phải đóng cửa.

Vào tháng 2 và tháng 3 năm nay, các doanh nghiệp sản xuất lớn đã nhanh chóng hoạt động trở lại gần hết công suất, trong khi các nhà máy nhỏ hơn phải vật lộn với việc vận hành các dây chuyền sản xuất do quy định hạn chế đi lại đối với lao động nhập cư.

Theo tập đoàn Normura, ngay cả khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng cao hơn trong quý 3, các lượt di chuyển bằng tàu điện ngầm qua các thành phố lớn vẫn thấp hơn đáng kể so với năm ngoái. Trong tuần tính đến ngày 20 tháng 9, số lượt di chuyển đã giảm 11,1% ở Thượng Hải, 18,2% ở Bắc Kinh và 10,9% ở Quảng Châu so với một năm trước.

Nghiên cứu trong ngành dịch vụ ăn uống do hãng Nomura trích dẫn cho thấy trong cùng tuần, doanh thu nhà hàng đã giảm 28,6% so với đầu tháng 1, trước khi quy định đóng cửa do phong tỏa được áp dụng, ngay cả khi số lượng nhà hàng đang hoạt động tăng hơn so với trước đó. Trong khi đó, doanh thu rạp chiếu phim đã giảm 48,6% trong tuần tính đến ngày 19/ 9 so với một năm trước.

Tuy nhiên, tập đoàn Nomura đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong quý thứ 3 lên 5,3% cao hơn so với ước tính trước đó là 4,2%. "Sự phục hồi của Trung Quốc chắc chắn là rất ấn tượng, đặc biệt là khi so sánh với các nền kinh tế lớn khác vẫn còn chật vật chống đỡ với đại dịch COVID. Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá thấp những trở ngại phía trước" trích ý kiến của các nhà nghiên cứu do nhà kinh tế trưởng Lu Ting của tập đoàn Nomura.

Tin mới

‘Lada chỉ nên bán xe 300-700 triệu, doanh số 300 xe/năm là thành công’
10 giờ trước
Chuyên gia Đoàn Anh Dũng nhận định, Lada sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường Việt Nam, hãng cần định giá rẻ và đặt mục tiêu khiêm tốn mới có thể thành công.
Từ 'Xe của mọi người' đến đế chế tỷ đô: Hành trình 87 năm thăng trầm của Volkswagen
10 giờ trước
Từ một giấc mơ tạo ra “chiếc xe cho mọi người” giữa nước Đức thời chiến, Volkswagen đã vươn mình trở thành đế chế ô tô toàn cầu với hành trình 87 năm đầy thăng trầm, huy hoàng và không ít scandal chấn động.
Hơn 17 tấn gạo ST25 giả bị bán ra thị trường
9 giờ trước
Sử dụng gạo rẻ tiền, Phạm Thị Ánh Tuyết cùng các đồng phạm đã đóng vào bao bì, giả Gạo ST25 Lúa - Tôm, để bán ra thị trường.
Sầu riêng Việt Nam bị Trung Quốc trả về ồ ạt: DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo làm rõ một chuyện bất thường
9 giờ trước
Sầu riêng Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi có hàng nghìn container bị Trung Quốc trả về.
Nhiều chuỗi khác bắt đầu tham chiến mảng nạp - rút - chuyển tiền ngân hàng, Thế Giới Di Động có lo ngại?
6 giờ trước
Từ cuối năm 2024, Thế Giới Di Động đã triển khai dịch vụ nạp - rút - chuyển tiền, trở thành đơn vị tiên phong mô hình này tại Việt Nam. Hiện nay, khi nhiều chuỗi khác cũng bắt đầu gia nhập cuộc đua, dịch vụ tại Thế Giới Di Động vẫn tỏ ra nổi bật trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Buồn của thị trường ô tô lớn thứ 2 ĐNÁ: Doanh số xe điện toàn thị trường không bằng 1 mình VinFast ở Việt Nam
4 giờ trước
Doanh số xe điện tại Thái Lan trong tháng 4 chỉ đạt 6.278 xe, kém hơn 3.000 xe so với VinFast.
Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
1 ngày trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
1 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.