Lạc vào "ma trận" thị trường cây giống

20/12/2017 14:49
Nghệ An có tiềm năng phát triển cây ăn quả có múi, nhất là cây cam. Trong những năm qua, diện tích cam tăng đột biến nhưng nhiều vườn đã bị thoái hóa sớm, ngay từ thời kỳ kiến thiết và kinh doanh sung sức nhất. Liệu đây có phải là hệ lụy của việc quản lý cây giống lỏng lẻo?

Lạc giữa “ma trận” cây giống

Trong vai người cần mua giống cây ăn quả có múi số lượng lớn, chúng tôi tìm đến một số điểm bán giống cây ăn quả dọc QL48, ngay trước cổng Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ (phường Quang Tiến, TX Thái Hòa).

Chủ các điểm bày bán cây giống đều trưng biển trung tâm giống cây trồng ra để "lòe" người mua. Họ khẳng định, đây là những giống cây đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh, lấy mắt ghép từ những cây đầu dòng...

lac

Chủ vườn ươm tư nhân khẳng định giống cam đạt chất lượng.

Khi chúng tôi phân vân muốn vào Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp (CĂQ, CCN) Phủ Quỳ để mua giống tốt thì chủ vườn ươm Xuân La, giải thích: “Chúng tôi cũng mua mắt ghép từ trung tâm ra mà, đảm bảo sạch bệnh. Tôi cam đoan chỉ bán cây giống sạch bệnh. Còn nếu anh cần hóa đơn thì chúng tôi sẽ có cách. Có những mối hàng lớn, trung tâm còn phải lấy giống của chúng tôi cấp ra chứ trong đó ươm sao đủ(?)”.

Về giá cả, hầu hết các giống cây giá cào bằng từ 15 - 18 nghìn đồng/bầu giống với kích thước bầu 18x28cm. Theo quan sát của PV, các bầu giống đều có đường kính gốc ghép từ 0,3 - 0,5cm, cao trên 20cm. Thế nhưng, việc xuất giống khi mắt ghép đã đạt kích thước hay chưa thì còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

“Đáng lẽ phải đến khi mắt ghép dài 20 - 25cm, đã ra lớp lá thứ hai mới xuất bán nhưng khách cần quá, khan hàng thì cũng phải xuất thôi chú. Thực ra, về trồng nếu chăm bón tốt thì cây vẫn phát triển bình thường mà”, chủ Trung tâm Giống cây trồng Lê N giải thích.

Chúng tôi đem câu chuyện trên kể với những người chuyên nghiên cứu, nhân giống cây ăn quả có múi, thì bà Võ Thị Tuyết, GĐ Trung tâm Nghiên cứu CĂQ, CCN Phủ Quỳ khẳng định không có chuyện các hộ vào mua mắt ghép sạch bệnh của trung tâm đem về ghép. Thay vào đó, những hộ này thường vào các vườn cam mua mắt ghép về tự ghép lấy. Vì lợi ích trước mắt họ lấy cả mắt ghép không đạt chất lượng như chồi vượt, chồi già…

Thực tế, mắt ghép lấy từ những chồi vượt có thể giúp cây giống phát triển nhanh, nhưng năng suất quả thấp. Chưa kể, mắt ghép chưa được diệt trừ các bệnh trên cây trồng nên khi trồng một thời gian mới phát hiện bệnh, thì đã muộn. Đa phần các hộ dân đều có vườn ươm nhỏ, tự làm cây giống để trồng vườn nhà mình hoặc bán cho những hộ có nhu cầu.

lac

Một vườn cam tại Quỳ Hợp phải chặt bỏ do giống kém chất lượng.

“Hiện nay, chúng tôi chưa có cây được công nhận là cây đầu dòng, chưa có vườn ươm trong nhà lưới, đó cũng là tình trạng chung tại Nghệ An. Nhưng chúng tôi có vườn cây ưu tú được chọn lựa kỹ càng, trước mùa ghép sẽ lấy mẫu gửi ra Viện Rau quả xét nghiệm. Nếu mẫu sạch bệnh thì mới ghép. Đó là lý do cây giống trung tâm đắt hơn bên ngoài”, bà Tuyết cho biết.

Cũng theo bà Tuyết, nếu mắt ghép không được xét nghiệm rất dễ nhiễm bệnh Greening. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra, truyền lan qua ghép vô tính, gốc ghép, mắt ghép, truyền qua côn trùng môi giới chích hút (rầy chổng cánh Diaphorina citri), gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, giảm năng suất, phẩm chất trái.

Bệnh thường biểu hiện rõ khi giống đã trồng một thời gian, thậm chí khi đã bước vào thời kỳ kinh doanh.  

Quản lý lỏng lẻo!

Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An, trên địa bàn tỉnh có 3 giống cam chính là cam Xã Đoài với 2.226ha (48,44%), cam Vân Du 1.006,4ha (21,90%), cam Valencia 715ha (15,56%). Còn lại là các giống cam BH (170ha), cam Sông Con (64ha) cam Bù (18ha)… Năng suất bình quân đạt 15,5 tấn quả/ha, là mức thấp so với tiềm năng đất đai tại Nghệ An.

lac

Bà Hoàng Thị Lĩnh tại xóm Minh Hòa, xã Minh Hợp (Quỳ Hợp) tiếc nuối vì mua giống cam trôi nổi.

Điều đáng nói, diện tích cam thoái hóa trên địa bàn Nghệ An đang tăng. Không chỉ cam hết chu kỳ kinh doanh mà cả những vườn cam đang thời kỳ kinh doanh hoặc kiến thiết cơ bản cũng thoái hóa. Riêng Cty TNHH MTV Xuân Thành và Cty TNHH MTV Nông - Công nghiệp 3/2, có trên 1.000ha cam thoái hóa, trong đó hơn nửa là diện tích cam kiến thiết cơ bản và kinh doanh.

Đại diện Chi cục cho biết, việc SX giống cây cam ở Nghệ An chủ yếu là do các tổ chức, cá nhân hộ gia đình đảm nhận. Chỉ một số tổ chức, cá nhân tại vùng Phủ Quỳ có đăng ký SX, kinh doanh giống cây ăn quả… Thực trạng đáng lo ngại là, việc lựa chọn cây mẹ SX giống chủ yếu lấy từ các cây chưa được công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Nhiều hộ còn sử dụng giống đưa từ ngoại tỉnh về mà chưa kiểm soát được nguồn gốc cũng như chất lượng.

Chi cục thừa nhận, hầu hết giống cam bán ra không được dán nhãn truy xuất. Việc trà trộn giống kém chất lượng vào giống tốt cũng rất khó phân biệt. Công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng giống cam còn gặp khó khăn do chưa lấy mẫu để giám định mẫu sản phẩm cây giống.

lac

Người mua lạc vào “ma trận” giống cây ăn quả có múi.

Đặc biệt, việc diệt trừ các nguồn bệnh từ giống cam rất khó, nhất là bệnh Greening. Hiện nay việc SX cây giống đang được lấy từ các cây mẹ trồng không được cách ly trong nhà kính, nhà lưới nên không kiểm soát được dịch bệnh nhất là bệnh Greening, Tristeza. Cây giống bán ra không có mã hiệu nguồn giống, lô giống, tên, địa chỉ cơ sở SX…

Các tổ chức, cá nhân SX và cung ứng giống cam trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện các quy định của nhà nước về SX cây giống theo quy chuẩn quốc gia TCVN 9032:2013, chưa được cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng của Sở NN- PTNT. Nghệ An cũng chưa tổ chức bình tuyển, đánh giá và tuyển chọn cây cam có năng suất, chất lượng tốt để cấp chứng nhận cây đầu dòng.

Năm 2014, Nghệ An có 3.057ha cam, năm 2016 có 4.757ha. Hết tháng 6/2017, toàn tỉnh có 4.829ha cam trồng tập trung tại các huyện Quỳ Hợp (2.628ha), Nghĩa Đàn (697ha), Thanh Chương (331ha), Con Cuông (306ha), Yên Thành (306ha), Tân Kỳ (141ha), Anh Sơn (115ha)... Diện tích tăng nhanh nhưng cả tỉnh mới có 5 cây cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc) được công nhận cây đầu dòng.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
16 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
16 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
16 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
17 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
17 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.457.197 VNĐ / tấn

393.39 UScents / lb

3.30 %

- 13.44

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.938.744 VNĐ / tấn

1,040.50 UScents / bu

0.56 %

+ 5.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
22 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.