Lần đầu đến Việt Nam, máy bay “made in Trung Quốc” bịt kín 1 thứ

28/02/2024 08:01
Tại triển lãm diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), chiếc máy bay của Trung Quốc bị bịt kín 1 thứ. Đó là gì?

Hôm nay (27/2), Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) lần đầu cho khách Việt Nam tham quan từ buồng lái tới khoang hành khách máy bay tại triển lãm ở Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh).

Khoảng 15h chiều nay (27/2), COMAC trình diễn máy bay trên bầu trời Quảng Ninh. Khách tham quan có thể được trải nghiệm máy bay "made in Trung Quốc" và ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao.

Theo báo Quảng Ninh, từ ngày 26 – 29/2, Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC Air) sẽ tiến hành tổ chức triển lãm và trình diễn máy bay thương mại ở Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Đây cũng chính là lần đầu tiên Comac Airshow được tổ chức tại Việt Nam.

Việt Nam chính là điểm đến thứ hai ở nước ngoài của máy bay C919, sau Singapore.

Lần đầu đến Việt Nam, máy bay “made in Trung Quốc” bịt kín 1 thứ - Ảnh 1

Hai chiếc máy bay C919 và ARJ21 đỗ tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu/TN

COMAC phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh để tổ chức chương trình giới thiệu 2 chiếc máy bay do Trung Quốc sản xuất.

Tại sự kiện, ông Đàm Vạn Canh, Chủ tịch Tập đoàn COMAC, chia sẻ việc hai chiếc máy bay của Trung Quốc đến Vân Đồn chính là bước tiến quan trọng để quốc tế hóa máy bay thương mại do quốc gia này tự sản xuất.

Theo COMAC, tập đoàn này đã nhận được hơn 1.000 đơn đặt hàng C919 từ các hãng hàng không và cho thuê máy bay . Trong đó, China Eastern Airlines là hãng đặt nhiều nhất, với hơn 100 chiếc máy bay . Trên thực tế, COMAC đã giao máy bay C919 đầu tiên cho China Eastern Airlines để vận hành những đường bay thương mại nội địa ở Trung Quốc từ giữa năm 2023. Sau đó, hãng hàng không này cũng nhận thêm 3 chiếc C919 để sử dụng cho chặng Bắc Kinh – Thượng Hải từ đầu năm 2024.

Bộ phận được bịt kín của C919 là gì?

Lần đầu đến Việt Nam, máy bay “made in Trung Quốc” bịt kín 1 thứ - Ảnh 2

Cận cảnh chiếc máy bay C919 được trưng bày tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: VnEconomy

Máy bay C919 có cấu hình buồng lái khá giống với mẫu A320 của Airbus. Đặc biệt, phần lớn thiết bị ở phần đầu và trong buồng lái của chiếc máy bay này đến từ Mỹ và châu Âu.

Bên cạnh đó, C919 cũng có một số bộ phận khác được các doanh nghiệp ở Mỹ sản xuất như bánh và phanh, hộp đen, vỏ nhôm thân máy bay . C919 sử dụng động cơ CFM International LEAP từ nhà sản xuất Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, tại triển lãm tại Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn sáng nay, theo ảnh của VnEconomy, COMAC bịt kín hai động cơ của chiếc C919. 

Trong khi đó, ARJ21 là chiếc máy bay sử dụng hai động cơ GE CF34-10A của Mỹ và các thiết bị bay, hạ cánh của Liebherr (Đức).

Trong hai chiếc máy bay của COMAC trưng bày tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, chỉ có động cơ của C919 là bị bịt kín. Tại một số triển lãm hãng không khác, các mẫu máy bay mới ra mắt cũng thường được nhà sản xuất che động cơ như thế này.

Trước đó, ngày 20/2, tại Singapore, chiếc máy bay C919 của COMAC cũng được che phần động cơ trong quá trình triển lãm. 

Lần đầu đến Việt Nam, máy bay “made in Trung Quốc” bịt kín 1 thứ - Ảnh 3

Máy bay C919 được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Singapore ngày 20/3. Phần động cơ của máy bay cũng được che lại. Ảnh: GABRIEL DOMINGUEZ

Trong năm 2024, Trung Quốc sẽ tiến hành quảng bá mẫu máy bay này trên khắp thế giới, đồng thời theo đuổi chứng nhận từ Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA). C919 là mẫu máy bay thương mại thân hẹp đầu tiên do Trung Quốc sản xuất để cạnh tranh với mẫu Airbus 737 MAX và Boeing A320 thông dụng trên toàn cầu.

Trong khi đó, mẫu máy bay ARJ21 đã được Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc cấp giấy chứng nhận vào cuối năm 2014.

Ngày 27/2, COMAC cũng đưa ra thông báo rằng sẽ đưa 2 mẫu máy bay C919 và ARJ21 đến 5 quốc gia Đông Nam Á trong 2 tuần tới để quảng bá. Theo đó, 5 quốc gia Đông Nam Á này lần lượt là Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia. COMAC kỳ vọng rằng chuỗi sự kiện quảng bá này sẽ đặt nền móng cho hoạt động thương mại quốc tế trong tương lai.

Lần đầu đến Việt Nam, máy bay “made in Trung Quốc” bịt kín 1 thứ - Ảnh 4

C919 là một trong hai mẫu máy bay của COMAC trình diễn tại Việt Nam. Ảnh: China Eastern Airlines

Trước đó, đúng 11h50' và 12h40' ngày 26/2, hai chiếc máy bay C919 và ARJ21 của COMAC Air đã hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, chính thức bắt đầu chuỗi sự kiện triển lãm và trình diễn Comac Airshow.

C919 và ARJ21 là hai loại máy bay thương mại đang được COMAC Air phát triển mạnh mẽ. Trong số đó, máy bay chở khách cỡ lớn C919 có 158 – 192 chỗ ngồi. Ngày 25/8/2023, máy bay này đã thực hiện thành công chuyến bay thương mại đầu tiên. Tính đến nay, tổng cộng có 4 chiếc máy bay C919 đã được đưa vào vận hành và vận chuyển an toàn hơn 110.000 lượt hành khách.

Trong khi đó, ARJ21 là máy bay phản lực hai động cơ có 78 – 97 chỗ ngồi và đã được đưa vào khai thác kể từ năm 2016. Đến nay, đã có tổng cộng 127 chiếc máy bay được đưa vào sử dụng và vận chuyển an toàn hơn 11 triệu lượt hành khách.

Bài viết tham khảo nguồn: COMAC, Reuters

Tin mới

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu
53 phút trước
Sở hữu cơ sở hạ tầng sản xuất hoàn chỉnh, lực lượng lao động lành nghề, chính sách hỗ trợ tốt lại không bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị, quốc gia này có nhiều điều kiện để thu hút các ông lớn ngành ô tô toàn cầu.
Dân buôn xe cũ tranh luận về VinFast VF 3: Nơi bán bình thường, nơi mất cả cọc
2 giờ trước
Nhiều người kinh doanh xe đã qua sử dụng cho rằng VinFast VF 3 sẽ không tác động quá lớn đến thị trường xe cũ, tuy nhiên thực tế thị trường ghi nhận nhiều khách hàng "rút cọc" mua xe xăng cũ để chuyển sang mua xe điện mới.
BQL dự án “nghìn tỷ” ở Quảng Ngãi xin lùi thời gian hoàn thành đồng loạt 5 dự án
2 giờ trước
Đến thời điểm này, đường nối từ cầu Thạch Bích - Tịnh Phong là 1 trong 5 công trình, dự án được chủ đầu tư là BQL dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, “đệ đơn” xin cấp thẩm quyền tỉnh cho lùi thời gian hoàn thành đồng loạt, tính trong vòng chưa đến 6 tuần qua.
Bao giờ đưa vào sử dụng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ đồng tại Đà Nẵng?
2 giờ trước
Dự án Khu Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng được gỡ vướng, Bí thư Đà Nẵng yêu cầu chậm nhất trong tháng 8/2024 phải hoàn thành các đề án khai thác hạ tầng, đưa vào sử dụng.
Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Tin cùng chuyên mục

'Xe tăng' Tesla Cybertruck đầu tiên bị đâm nặng lại có 'hung thủ' vô cùng bất ngờ tới từ Ford
5 giờ trước
Mẫu xe nổi tiếng cứng cáp Tesla Cybertruck đã gặp tai nạn lớn đầu tiên với hung thủ là một chiếc SUV Ford.
Rẻ hơn tới 50 triệu đồng, mẫu xe số huyền thoại nhà Honda vừa về Việt Nam khiến dân tình bất ngờ
5 giờ trước
Sau khi ra mắt tại thị trường Thái Lan cách đây không lâu, "huyền thoại" xe số của Honda đã được phân phối tại Việt Nam với mức giá rẻ hơn 50 triệu so với bản nhập khẩu từ Nhật.
Cận cảnh Vespa 946 phiên bản Rồng nhập khẩu chính hãng đầu tiên tại Việt Nam
6 giờ trước
Dòng xe tay ga cao cấp Vespa 946 đã có thêm phiên bản Rồng kỷ niệm cho năm 2024 và được bàn giao cho khách hàng Việt Nam với giá bán 455 triệu đồng.
Phân khúc xe huy hoàng một thời giờ doanh số siêu thảm: 5 mẫu xe cộng lại chỉ bán 900 chiếc/tháng, xe ‘quốc dân’ cũng chẳng ai ngó
7 giờ trước
Thế mới thấy thị hiếu của người tiêu dùng Việt thay đổi nhanh ra sao.