Lạng Sơn, điểm nóng mới: Loạt 'ông lớn' đổ đến xin làm điện gióicon

Lạng Sơn bất ngờ trở thành điểm nóng đầu tư điện gió của các đại gia ngành năng lượng tái tạo trong nước cũng như nước ngoài.

Lạng Sơn bất ngờ trở thành điểm nóng đầu tư điện gió của các đại gia ngành năng lượng tái tạo trong nước cũng như nước ngoài.

 

Những ngày cuối năm 2021 đầu năm 2022, hàng loạt văn bản đề xuất cho phép nghiên cứu đầu tư dự án điện gió dồn dập gửi đến UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương Lạng Sơn. 

Ngày 20/12/2021, Công ty TNHH Baywa r.e. Projects Việt Nam ngỏ ý muốn đầu tư 3 nhà máy điện gió Văn Quan, nhà máy điện gió Cao Lộc và nhà máy điện gió Lộc Bình.

Tước đó, tháng 8/2021, 3 nhà máy điện gió được công ty này 'khởi lập và khảo sát' đã được Lạng Sơn trình Bộ Công Thương đề nghị bổ sung Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia.

"Trong khi chờ cơ quan thẩm quyền phê duyệt chính thức Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia, chúng tôi mong muốn triển khai thực hiện các thủ tục cần thiết khác, đặc biệt là lập Đề xuất dự án đầu tư theo quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (2020) với từng dự án nói trên để sớm trình các cơ quan thẩm quyền thẩm định theo quy định", công ty này sốt sắng đề nghị.

Lạng Sơn, điểm nóng mới: Loạt 'ông lớn' đổ đến xin làm điện gió
Điện gió vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn. Ảnh minh họa

Công ty này đặt mục tiêu có thể bắt đầu xây dựng dự án vào năm 2023 và vận hành 3 nhà máy điện gió trên vào năm 2025 theo kế hoạch. Công ty này cũng cam kết "chịu mọi chi phí và rủi ro nếu dự án không được phê duyệt".

Là doanh nghiệp có tiếng về phát triển điện gió ở Việt Nam, Tập đoàn Trung Nam cũng đề nghị được khảo sát hai vị trí tại Lạng Sơn để đầu tư.

Tập đoàn này cho biết, qua nghiên cứu, đánh giá sơ bộ tiềm năng năng lượng gió khu vực thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở các dữ liệu khảo sát đã có, DN nhận thấy, với lợi thế địa hình cao và thoáng có lượng gió thổi đều quanh năm, khu vực địa bàn tỉnh có điều kiện rất thuận lợi để phát triển điện gió. 

Qua nghiên cứu khảo sát sơ bộ tiềm năng gió trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Công ty CP Đầu tư Năng lượng Europlast cũng nhận thấy khu vực xã Bắc Ái, huyện Trảng Định và xã Hoa Thám, huyện Bình Gia; xã Thụy Hùng, xã Bảo Lân và xã Thạch Dạn, huyện Cao Lộc có tiềm năng gió, thuận lợi để đầu tư xây dựng các dự án Nhà máy điện gió.

Do đó, Europlast đề nghị được khảo sát đầu tư hai dự án trên địa bàn Lạng Sơn là nhà máy điện gió Tràng Định và Cao Lộc 3.

Qua khảo sát và đánh giá, Tập đoàn Hà Đô thấy rằng tiềm năng phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là rất lớn, đặc biệt là tại các huyện Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng và Bình Gia. Tập đoàn này cũng đề nghị được khảo sát đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Bắc Lãng (Đình Lập), điện gió Lộc Bình 1, điện gió Bình Gia.

Công ty CP năng lượng An Xuân qua nghiên cứu về tiềm năng điện gió trên địa phận huyện Đình Lập cũng đề xuất xây dựng một nhà máy điện gió công suất dự kiến lên tới 528MW.

Cuối năm 2020, một tập đoàn lớn của Mỹ đề xuất được khảo sát thực hiện 2 dự án điện gió quy mô lớn ở Lạng Sơn với số vốn lên đến gần 20.000 tỷ. Cụ thể, Công ty TNHH GE Việt Nam đã đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép khảo sát để thực hiện 2 dự án điện gió với tổng công suất lên tới 418 MW. 

Dự án thứ nhất là nhà máy điện gió Chi Lăng với công suất 165 MW. Công suất tuabin dự kiến là 5,5 MW/tuabin với cấp điện áp đấu nối dự kiến là 220 kV. Diện tích GE muốn nghiên cứu khảo sát là 1.434 ha, còn diện tích sử dụng đất lâu dài dự kiến là 41 ha. Tổng mức đầu tư của dự án này dự kiến là hơn 6.400 tỷ đồng (tương đương trên 280 triệu USD).

Dự án thứ hai GE muốn khảo sát là dự án điện gió Ái Quốc (nằm trên địa bàn huyện Đình Lập và Lộc Bình). Dự án này có công suất lên tới 253 MW với tổng mức đầu tư dự kiến là gần 13 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 430 triệu USD).

Như vậy, hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ tư nhân đang 'nhòm ngó' Lạng Sơn để đầu tư vào điện gió.

Lương Bằng

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
3 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
4 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
4 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
4 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
4 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Toyota Innova thêm bản mới: Thiết kế thể thao hơn, thêm trang bị, vẫn máy hybrid, có ADAS, sản xuất giới hạn
7 giờ trước
Phiên bản Đặc biệt của Toyota Innova sở hữu diện mạo ngoại thất và nội thất hai tông màu mới.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
1 ngày trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.
'Cú đấm’ ở phân khúc xe dịch vụ và cách VinFast xây chắc vị thế số 1 thị trường
1 ngày trước
Thu về 45.000 đơn đặt hàng cho 4 mẫu xe điện dành riêng cho nhóm khách hàng dịch vụ, VinFast đã mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cũng như định hình lại cuộc chơi trong ngành vận tải đô thị.
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.