Lộ diện ngân hàng hút tiền gửi nhất trong năm 2022

11/02/2023 13:30
Riêng trong năm 2022, tổng tiền gửi khách hàng tại nhà băng này tăng tới 40% với động lực tăng trưởng chính đến từ nhóm khách hàng dân cư.

Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng huy động vốn của hệ thống Tổ chức Tín dụng trong năm 2022 đạt gần 6%. Theo đó, ước tính tổng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tại các ngân hàng cuối năm 2022 đạt khoảng 11,6 triệu tỷ đồng.

Mặc dù có diễn biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm nhưng mức tăng 6% của huy động vốn cho cả năm 2022 vẫn thấp hơn nhiều so với những năm trước: năm 2021 là 9,24%, năm 2020 là 13,96%, năm 2019 là 13,92%. Đồng thời, tăng trưởng huy động năm qua cũng chưa bằng một nửa so với tăng trưởng tín dụng (khoảng 14,5%) đã đặt ra bài toán khó về duy trì thanh khoản lành mạnh cho các ngân hàng.

Trong khi đó, thống kê theo báo cáo tài chính vừa được 28 ngân hàng công bố, tính đến cuối năm 2022, các nhà băng đã huy động được hơn 8,3 triệu tỷ đồng từ tiền gửi khách hàng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Bức tranh tăng trưởng tiền gửi có sự phân hóa mạnh khi có một số ngân hàng tăng trưởng trên 20% như MSB, ABBank, VPBank, LienVietPostBank, trong khi một số khác tăng trưởng không đến 5%.

Đặc biệt, TPBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi mạnh nhất trong năm qua, nâng từ 139,56 nghìn tỷ lên 194,96 nghìn tỷ, tăng hơn 55,4 nghìn tỷ (tương đương tăng 40%). Riêng trong quý 4/2022, tiền gửi tại nhà băng này đã tăng 9,8%. Trước đó, năm 2021, TPBank cũng lọt top những ngân hàng hút tiền gửi nhất, ghi nhận mức tăng trưởng tới gần 21%.

Lộ diện ngân hàng hút tiền gửi nhất trong năm 2022 - Ảnh 1.

Theo báo cáo tài chính, nhóm khách hàng hộ kinh doanh, cá nhân là động lực chính, với số dư tiền gửi tăng gần 28.300 tỷ (tương đương tăng 46%) lên gần 90.000 tỷ đồng. Hiện nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng 46% trong tổng tiền gửi.

Về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, số dư tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại TPBank đều tăng trong năm qua. Trong đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng thêm hơn 1.700 tỷ đồng lên 32.525 tỷ.

Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), mức tăng trưởng huy động tới 40% của TPBank đến từ việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi thu hút người gửi tiền và số lượng tài khoản khách hàng tăng mạnh (tăng 38% trong 11 tháng đầu năm).

TPBank cho biết, ngân hàng đã thu hút được nguồn vốn huy động lớn từ dân cư, chính bởi niềm tin và sự ghi nhận từ khách hàng vào một định chế tài chính vững mạnh. Ngân hàng cũng liên tục duy trì thanh khoản lành mạnh: trên thị trường 1, tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi (LDR) của TPBank ở mức khoảng 85%.

Lộ diện ngân hàng hút tiền gửi nhất trong năm 2022 - Ảnh 2.

TPBank cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm qua. Bất chấp nhiều khó khăn trên thị trường, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 7.828 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Trong đó, thu nhập từ phí tăng trưởng khả quan, đến từ việc gia tăng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại. Ngoài ra, trích lập dự phòng rủi ro thấp hơn do ghi nhận sự hồi phục tích cực của khách hàng được cơ cấu nợ trong giai đoạn dịch Covid-19.

Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, TPBank là một trong những nhà băng “trẻ tuổi” nhất, với 15 năm thành lập và phát triển. Xuất phát sau và quy mô nhỏ, nhưng TPBank được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là để lại nhiều dấu ấn trong hoạt động chuyển đổi số. Hiện 90% công việc và quy trình vận hành của TPBank đã không cần sử dụng đến giấy tờ, 100% nền tảng số được triển khai trong mọi hoạt động nội bộ và bên ngoài, online và offline. Tỷ lệ các dịch vụ số hóa trên tổng số giao dịch đạt 93%, thuộc nhóm những ngân hàng dẫn đầu.

Trên bản đồ các bảng xếp hạng trong và ngoài nước, nhà băng này đã để lại nhiều ấn tượng. Chẳng hạn, tháng 12/2022, trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do tạp chí The Asian Banker công bố, TPBank bất ngờ đứng thứ 61, vượt 143 bậc so với năm ngoái và vượt lên cả những tên tuổi như Vietcombank (đứng thứ 66), MB (đứng thứ 72), Vietinbank (đứng thứ 129), BIDV (đứng thứ 127), Techcombank (đứng thứ 101),....Theo Asian Banker, TPBank sở hữu 5 tiêu chí đạt điểm tối đa, bao gồm: Tiền gửi, Lợi nhuận trên tài sản, Tỷ lệ chi phí trên doanh thu, Dự phòng rủi ro cho vay đối với tổng nợ xấu, Thanh khoản.

Tin mới

Bên trong công ty nghi làm phân bón giả ở Đồng Nai
7 giờ trước
Công ty nghi làm phân bón giả ở Đồng Nai hoạt động từ đầu năm 2025, bên trong có gần 20 tấn nguyên liệu và hàng hóa phân bón giả.
Nền tảng bảo mật toàn diện của CMC Telecom gây ấn tượng tại Vietnam Security Summit 2025
7 giờ trước
Tại Vietnam Security Summit 2025, CMC Telecom đã gây ấn tượng mạnh với bài tham luận chủ đề “Security First - Unlock the Cloud’s Full Potential”, chia sẻ chiến lược xây dựng hệ thống bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp trong quá trình dịch chuyển lên hạ tầng điện toán đám mây, chuyển đổi số, chuyển đổi AI.
Đội 'thiết kế Hyundai' và Honda có 'chép bài' nhau không khi làm xe giống nhau ‘như 2 giọt nước’ thế này?
6 giờ trước
Sinh viên trường đại học ứng dụng khoa học Munich (Đức) đã phác thảo nên mẫu xe thể thao đậm chất tương lai Hyundai Obsidian. Chiếc xe mang hơi hướng thiết kế của Honda 0 Saloon, đặt ra câu hỏi về ý tưởng độc đáo này.
Đột kích xưởng phân bón lậu ở Đồng Nai, đóng gói bằng nguyên liệu Trung Quốc
6 giờ trước
Công an Đồng Nai vừa triệt phá xưởng sản xuất phân bón trái phép quy mô lớn; hàng giả được làm bằng cách đóng nguyên liệu Trung Quốc vào bao bì mà chủ xưởng đặt mua.
Thực hư thông tin về các loại trứng gà 2 lòng đỏ, vỏ nhiều màu sắc
4 giờ trước
Trứng gà 2 lòng đỏ là hiện tượng bình thường, chứ không phải được làm giả hay hiện tượng gì lạ.

Tin cùng chuyên mục

Honda sẽ sản xuất xe máy điện giá rẻ
19 giờ trước
Honda có kế hoạch đẩy mạnh quá trình điện khí hóa các dòng xe máy, đồng thời điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể cùng mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga siêu hiếm của Honda về đại lý Việt: Thiết kế 'không đụng hàng, trang bị vượt Vision - ăn xăng không tới 2L/100km
1 ngày trước
Chỉ có duy nhất 4 chiếc được bán tại Việt Nam.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
1 ngày trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện
2 ngày trước
Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.