Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc

27/08/2019 14:26
Rừng Amazon cho gỗ, oxy, mái nhà, nguồn lương thực và sự đa dạng sinh học - nói tóm lại là đem tới sự sống. Tuy nhiên hãy xem con người đã đáp trả các khu rừng và dòng sông ở đây như thế nào.

Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, nơi sinh sống của những bộ lạc bí ẩn, những loài động vật từ to lớn đến cực độc mà con người chưa thể khám phá hết. Nơi đó vốn là "rừng thiêng nước độc", suốt hàng triệu năm bất khả xâm phạm nhưng cũng không thể thoát khỏi nhát rìu, lưỡi cưa, ngọn lửa... của con người hiện đại.

Quá trình khai thác rừng tàn nhẫn bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thập niên 70. Rừng phục hồi, tái sinh; con người lại đốn cây đốt phá làm nương rẫy. Hậu quả là thảm kịch cháy rừng Amazon kỷ lục như chúng ta đang chứng kiến. Hãy xem loạt ảnh so sánh dưới đây và bạn sẽ hiểu vì sao một nhà khoa học từng nói trên National Geographic rằng: "Phá rừng là tội ác chống lại thiên nhiên, chống lại loài người"!

Amazon - mái nhà của 3 triệu cá thể động thực vật và 1 triệu người - đang cháy. Thổ dân mất đi nhà cửa , bật khóc xót xa trước đám cháy không thể dập tắt; còn thú rừng thì vong mạng trong biển lửa và đối mặt với môi trường sống đã biến đổi hoàn toàn .

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 1.

(Ảnh: Getty, EPA-EFE, Reuters)

Amazon đã biết đến ngọn lửa hung tàn của con người suốt nhiều chục năm trở lại đây, nhưng cột mốc 2019 lần đầu chứng kiến hơn 72.000 vụ cháy cùng bùng phát. Nó được đốt lên bởi bàn tay của nông dân, tiếp tay bởi chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro muốn khai thác triệt để nguồn tài nguyên . Theo BBC, cháy quá 25% - rừng sẽ không thể phục hồi.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 2.

(Ảnh: Getty, Reuters)

Đâu chỉ có rừng, Amazon còn có gần 6.600 km đường sông nhưng cũng không thể cản nổi ngọn lửa dữ dội. Cuối cùng, Brazil phải huy động máy bay đem nước từ bên ngoài vào để dập tắt các đám cháy . Con người ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào chốn "rừng thiêng" này!

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 3.

(Ảnh: Reuters, EPA-EFE)

Năm 1973 khói bắt đầu bốc lên nhưng các mảng xanh vẫn còn đó. Amazon tự chữa lành vết thương, sương mù vẫn phủ giăng trên các ngọn cây trong bức ảnh năm 1988. Đến năm 2019, tất cả thay bằng biển khói dày đặc, lan rộng đến 1,2 triệu dặm vuông.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 4.

(Ảnh: Reuters, Getty, AFP)

Thậm chí khói bay xa đến 2.700 km để nhấn chìm siêu đô thị Sao Paulo trong bóng tối. Điều đó hoàn toàn khác biệt so với bầu trời trong xanh năm 2005.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 5.

(Ảnh: Getty, Reuters)

Ngược lại, bầu trời ở Humaitaa, Brazil đã bừng sáng suốt đêm 17/8/2019 mà chẳng thể tối lại một phút giây nào, theo Reuters.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 6.

(Ảnh: Reuters)

Những bức ảnh chụp trên cao cho thấy khu rừng ngày càng bị đục khoét, cắt xẻ để lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy. Đến hình ảnh năm 1999 thì chẳng thể gọi là "rừng rậm" được nữa, nhưng mảng xanh vẫn còn đó.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 7.

(Ảnh: Getty)

Ảnh năm 2014 cho thấy 4 giai đoạn phá rừng: Một mảng đã sẵn sàng để chăn thả gia súc, một mảng vừa san bằng, một mảng vừa đốt xong, mảng còn lại là chuẩn bị đốt!

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 8.

(Ảnh: Getty)

Phá rừng vẫn tiếp tục năm 2019 nhưng hình ảnh nay đục màu hơn, do bầu trời toàn là khói mù.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 9.

(Ảnh: Reuters)

Không chỉ khói trên cao mà dưới mặt đất, khung cảnh cũng hoang tàn, trơ trọi...

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 10.

(Ảnh: Reuters)

Rừng ngày càng thưa cây và thiếu vắng sự sống. Môi trường trở nên khô hạn, dễ bắt lửa. Và thay vì cung cấp oxy, hàng tỷ tấn carbon đã và sẽ bị thải ra không khí.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 11.

Các nhà hoạt động môi trường đã vận động bảo vệ rừng Amazon suốt nhiều năm. Dưới đây là hình ảnh tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) khắc lên mặt đất trơ trọi 1 từ "CRIME" - Tội ác. Ảnh chụp ở Claudia, bang Mato Gross của Brazil năm 2005.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 12.

Khu rừng đã sống qua hàng triệu năm...

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 13.

... cung cấp cho thổ dân mái nhà miếng ăn; là điểm du lịch thám hiểm kì bí; là chốn thực địa mà giới khoa học muốn tiếp tục khám phá

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 14.

... vẫn chìm trong biển lửa, bất chấp đã có nỗ lực cứu chữa của con người.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 15.

Đau xót thôi là chưa đủ, hãy cùng nhau hành động trước khi quá muộn. Nhiều người cứ nghĩ rằng rừng Amazon cháy thì cũng không giúp được gì vì ở quá xa, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn có những cách hết sức thiết thực để thay đổi câu chuyện này.

Loạt ảnh Amazon trước và sau đại nạn cháy rừng 2019: Lá phổi xanh ngày nào đã mang đầy bệnh tật do con người đầu độc - Ảnh 16.

(Tham khảo Business Insider)

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
15 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
15 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
15 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
16 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
17 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.