Loạt doanh nghiệp “mở hàng” chào sàn chứng khoán năm 2023: VNG "đột biến" với giá khởi điểm 240.000 đồng/cp, có mã chỉ 3.500 đồng

03/01/2023 07:08
Trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động và giảm mạnh so với làn sóng tăng mạnh giai đoạn 2020-2021, mức giá khởi điểm của các tân binh trung bình ngang mệnh giá (10.000 đồng/cp), cá biệt có VNG với mức định giá 240.000 đồng/cp.

Tuần giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán sau đợt nghỉ Tết dương lịch, có 4 doanh nghiệp sẽ lên sàn. Trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động và giảm mạnh so với làn sóng tăng mạnh giai đoạn 2020-2021, mức giá khởi điểm của các tân binh trung bình ngang mệnh giá (10.000 đồng/cp), cá biệt có VNG với mức định giá 240.000 đồng/cp.

Cụ thể, ngày 5/1, 35,8 triệu cổ phiếu VNZ của CTCP VNG sẽ giao dịch trên sàn UPCoM. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của VNZ là 240.000 đồng/cp. Mặc dù với mức giá này, vốn hóa của VNG chỉ chưa đầy 350 triệu USD - thấp hơn rất nhiều các mức định giá tỷ đô trước đó, nhưng đã trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường.

Nhớ lại năm 2014, VNG được định giá 1 tỷ USD và trở thành kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam – theo World Startup Report. Đến năm 2019, VNG được quỹ đầu tư Temasek của chính phủ Singapore định giá ở mức 2,2 tỷ USD (tương đương 1,8 triệu đồng/cp). Năm 2021, Công ty quản lý quỹ Mirae Asset chi mua cổ phần VNG với giá 1,7 triệu đồng/cp.

Về tình hình kinh doanh năm nay, quý 3/2022, VNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.100 tỷ đồng - giảm 3,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, khoản lỗ 27,6 tỷ từ công ty liên kết và lỗ khác 26,1 tỷ đã nhấn chìm lợi nhuận của VNG.

9 tháng đầu năm 2022, VNG lỗ sau thuế 764 tỷ đồng, lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 419,3 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ đến từ khoản đầu tư vào CTCP Zion (đơn vị sở hữu ví điện tử ZaloPay) và CTCP Tiki.

Trên báo cáo tài chính riêng lẻ, tại ngày 30/9/2022, VNG ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết là 4.442,2 tỷ đồng, tăng 73,9% so với đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư vào CTCP Zion chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị đầu tư 2.561,5 tỷ đồng và số dư trích lập dự phòng là 2.269,3 tỷ đồng.

Theo bản công bố thông tin, tại ngày 28/11/2022, VNG có 3 cổ đông lớn là VNG Limited (trụ sở tại Cayman Islands) nắm 49% vốn điều lệ (61,1% số cổ phiếu đang lưu hành); CTCP Công nghệ BigV nắm 4,6% vốn điều lệ (5,7% số cổ phiếu đang lưu hành) và ông Lê Hồng Minh nắm 9,8% vốn điều lệ (12,3% số cổ phiếu đang lưu hành).

Loạt doanh nghiệp “mở hàng” chào sàn chứng khoán năm 2023: VNG đột biến với giá khởi điểm 240.000 đồng/cp, có mã chỉ 3.500 đồng - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp còn lại cùng tham gia lần đầu vào phiên 6/1/2023. Trong đó, 3,15 triệu cổ phiếu VMT của CTCP Giao nhận Vận tải miền Trung sẽ giao dịch đầu tiên trên UPCoM với giá tham chiếu 16.600 đồng/cp.

VMT tiền thân là chi nhánh của Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương TPHCM tại Đà Nẵng, được thành lập vào năm 1998. Đến năm 2022, chi nhánh được Bộ Thương mại chuyển thành CTCP Giao nhận Vận tải Miền Trung như hiện nay. Ngày 6/10/2022, VMT chính thức trở thành công ty đại chúng theo công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Từ vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm cuối năm 2022 là 31.5 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải đường biển, hàng không, vận tải đa phương thức, thuê tàu, chuyển phát nhanh, dịch vụ kho bãi logistics, khai thuê Hải quan…

Năm 2021, doanh thu thuần và lãi sau thuế của VMT đạt lần lượt gần 68 tỷ đồng và hơn 8 tỷ đồng, tăng hơn 63% và 84% so với kết quả năm 2020. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ dịch vụ vận tải chiếm phần lớn với gần 65 tỷ đồng, còn lại là doanh thu cho thuê kho bãi (gần 3 tỷ đồng) và doanh thu cho thuê văn phòng (515 triệu đồng).

Tính đến ngày 24/10/2022, VMT có 4 cổ đông lớn là CTCP Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (nắm giữ gần 305.000 cổ phiếu, tỷ lệ 9,68%); CTCP Vinafreight (nắm giữ hơn 878.000 cổ phiếu, tỷ lệ 27,89%); CTCP Logistics Vinalink (nắm giữ hơn 878.000 cổ phiếu, tỷ lệ 27,89%); CTCP Transimex (nắm giữ hơn 708.000 cổ phiếu, tỷ lệ 22,49%).

Cùng ngày 6/1/2023, 3 triệu cổ phiếu CK8 của CTCP Cơ khí 120 sẽ giao dịch trên thị trường UPCoM, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 3.500 đồng/cp . Trong đó, CK8 được thành lập từ cổ phần hoá từ Nhà máy Cơ khí 120 được thành lập tháng 7/1947 trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam. Ngày 31/10/2007 công ty hoạt động theo hình thức CTCP với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng.

Sản phẩm kết cấu thép là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Cơ khí 120. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất kết cấu thép mạ kẽm nhúng nóng, Công ty còn phát triển trong lĩnh vực sửa chữa xe máy công trình, xây dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng.

Về chỉ số kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của CK8 đạt gần 5 tỷ đồng tăng 1,43% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp đạt gần 3,2 tỷ đồng giảm 1,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện, Cơ khí 120 có 4 cổ đông lớn là TCT Công nghiệp Ô tô Việt Nam – CTCP (45,53%); CTCP Chứng khoán Bảo Việt (10%); ông Lê Huy Hoàng (5,03%) và bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (5,05%).

Ngày 6/1 tới đây đồng thời là ngày giao dịch đầu tiên của hơn 1,16 triệu cổ phiếu DLM của CTCP Chiếu sáng Công cộng Đà Nẵng , giá tham chiếu là 11.300 đồng/cp.

Loạt doanh nghiệp “mở hàng” chào sàn chứng khoán năm 2023: VNG đột biến với giá khởi điểm 240.000 đồng/cp, có mã chỉ 3.500 đồng - Ảnh 2.

Cũng trong ngày 6/1, Tập đoàn Green+ (GPC) giao dịch lần đầu tiên với giá 16.000 đồng/cp. Tập đoàn Green+ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm dược phẩm và thảo dược.

Green+ đang triển khai đầu tư dự án tại tỉnh Bến Tre như nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, dự án Làng sản xuất và bảo tàng vua nấm, dự án làng du lịch – an dưỡng – chăm sóc sức khoẻ, dự án khu biệt thự vườn và hợp tác đầu tư dự án khu nhà ở Đồng khởi 1.

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
38 phút trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
32 phút trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Cà phê đang “rớt giá khủng khiếp”
37 phút trước
Cà phê đang có đợt “rớt giá khủng khiếp” khi nhiều ngày mất giá đến ba con số, tức giảm hơn 100 USD/tấn
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
50 phút trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
iPhone 16 sẽ có một thay đổi bất thường: Apple lại ép người dùng "cháy túi"?
20 phút trước
Với iPhone 16, có khả năng người dùng sẽ phải cập nhật lại một bộ phụ kiện mới, có giá ước tính khoảng gần 2 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.