Lợi nhuận về đáy 7 năm, Vinamilk tiếp tục cắt mạnh chi phí quảng cáo, khuyến mại, mỗi ngày chỉ "đốt" 27 tỷ đồng cho quảng cáo sữa

03/03/2023 08:21
Năm 2022, Vinamilk chi 9.916 tỷ đồng để hỗ trợ bán hàng và quảng cáo tiếp thị trong khi đạt doanh thu gần 60.000 tỷ (chiếm 16,5% doanh thu). Công ty đã cắt giảm hơn 546 tỷ đồng cho hoạt động này.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, Mã: VNM) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 8.578 tỷ đồng – lần đầu tiên mất mốc 9.000 tỷ trong vòng 7 năm qua. Nguyên nhân không chỉ đến từ việc doanh thu suy giảm mà các chi phí như giá vốn, chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá cũng đều là những gánh nặng cho doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam.

Vốn là một doanh nghiệp chi mạnh cho quảng cáo bán hàng, trong năm 2022, tổng khoản chi phí dịch vụ khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng cùng chi phí quảng cáo trong năm của Vinamilk cũng ghi nhận mức 9.916 tỷ đồng. Tương đương, mỗi ngày "anh cả" ngành sữa bỏ ra hơn 27 tỷ đồng để hỗ trợ thúc đẩy bán hàng.

Lợi nhuận về đáy 7 năm, Vinamilk tiếp tục cắt mạnh chi phí quảng cáo, khuyến mại, mỗi ngày chỉ đốt 27 tỷ đồng cho quảng cáo sữa - Ảnh 1.

Dù vẫn là "bá chủ" trong ngành sữa tại Việt Nam, nhưng sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ hai con số, doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk có dấu hiệu đi chậm lại từ năm 2018.

Theo số liệu thống kê, trong quý 4/2022, biên lợi nhuận gộp của Vinamilk tiếp tục giảm xuống còn 38,8%, kéo dài xu hướng giảm từ đầu năm 2020 đến nay và là quý thứ 2 giảm xuống dưới ngưỡng 40%.

Lợi nhuận về đáy 7 năm, Vinamilk tiếp tục cắt mạnh chi phí quảng cáo, khuyến mại, mỗi ngày chỉ đốt 27 tỷ đồng cho quảng cáo sữa - Ảnh 2.

Để cải thiện biên lợi nhuận, Vinamilk đã giảm chi phí quảng cáo sau nhiều năm chi mạnh.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, mỗi năm Vinamilk chi khoảng 2.000 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo nói riêng. Tuy nhiên đến năm 2020 và 2021, hai năm dịch COVID-19 bùng phát, thì Vinamilk mạnh tay cắt giảm chi phí này, với số tiền quảng cáo năm 2020 là 1.440 tỷ (giảm hơn 30% so với giai đoạn trước) và năm 2021 là 1.233 tỷ (giảm gần 50%). Và đến năm 2022 chỉ còn 1.198 tỷ.

Nếu tính cả chi phí dịch vụ khuyến mại, hỗ trợ và chi phí quảng cáo... thì giai đoạn 2016 - 2021, con số này vẫn tương đương trên dưới 19% doanh thu cả năm của Vinamilk. Sau đó, nó đã liên tục giảm và đến năm 2022 thì xuống mức thấp nhất - tương ứng 16,5% doanh thu.

Năm 2022, Vinamilk chi 9.916 tỷ đồng để hỗ trợ bán hàng và quảng cáo tiếp thị trong khi đạt doanh thu gần 60.000 tỷ. Công ty đã cắt giảm 546 tỷ đồng cho hoạt động này.

Lợi nhuận về đáy 7 năm, Vinamilk tiếp tục cắt mạnh chi phí quảng cáo, khuyến mại, mỗi ngày chỉ đốt 27 tỷ đồng cho quảng cáo sữa - Ảnh 3.

Theo đánh giá từ VCBS hồi tháng 3/2022, thị trường sữa tươi nội địa Việt Nam sẽ dần ổn định, bản thân Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2 đến 3 năm tới. Do đó có thể hiện tại kế hoạch của Vinamilk chỉ là marketing để giữ thị phần, không đổ tiền để chiếm thị phần nữa. Vì vậy họ mới thực hiện những điều chỉnh về ngân sách quảng cáo để phù hợp với chiến lược phát triển mới này.

Vinamilk hiện vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc về thương hiệu và làm mới bao bì, hương vị và dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải trở thành nơi đáng để đầu tư, đáng để cống hiến
4 giờ trước
Sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương đã về dự Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và xúc tiến đầu tư với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".
Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
4 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Phố điện máy, điện tử đầu tiên ở TPHCM có gì?
4 giờ trước
Phố chuyên doanh điện máy, điện tử Nhật Tảo vừa được đưa vào hoạt động. Nơi đây được quy hoạch từ các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử, thiết bị âm thanh buôn bán nhiều năm nay.
Nguy cơ xe điện giá rẻ Trung Quốc sắp tràn ngập thế giới
5 giờ trước
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có thể đạt được chi phí thấp nhờ mạng lưới mua sắm pin tập trung ở Trung Quốc.
Sếp lớn BYD: ‘Tôi khâm phục VinFast, không đối đầu mà muốn cùng nhau xây dựng thị trường’
6 giờ trước
“Chúng tôi biết về việc VinFast đã bỏ ra rất nhiều sức lực tại Việt Nam. Chúng tôi rất khâm phục và tin rằng khi BYD gia nhập thị trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội”, ông Liu Xueliang – Tổng giám đốc BYD Auto khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.