Lý do loạt CEO đình đám như Mark Zuckerberg, Sundar Pichai, Satya Nadella đáng bị sa thải?

08/02/2023 13:59
Trong khi CEO Tim Cook của Apple chấp nhận cắt lương thưởng để không phải sa thải lao động thì nhiều lãnh đạo công ty khác lại né tránh trách nhiệm bằng lý do kinh tế khó khăn, cắt giảm chi phí.

Theo tờ Business Insider, CEO Sundar Pichai của Alphabet (Google) từng giải thích quyết định sa thải 12.000 lao động của mình rằng ban giám đốc đã xem xét rất kỹ lại cấu trúc công ty, rằng hãng đã tuyển dụng trong bối cảnh kinh tế khác hoàn toàn so với hiện nay, rằng đuổi việc là điều cần thiết cho tương lai của công ty.

Thế nhưng CEO Pichai, người đã nhận 280 triệu USD lương thưởng năm 2019, tuy nói rằng sẽ nhận hoàn toàn trách nhiệm về quyết định sa thải trên lại chẳng có động thái chịu phạt gì rõ ràng.

CEO Pichai chẳng hề nói đến việc Google bị phạt hàng tỷ USD tiền chống độc quyền, bị ChatGPT của Microsoft bỏ rơi dù hãng đã từng nói ưu tiên cho phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) để rồi nhận ra hãng đã ngủ quên quá lâu trên đỉnh vinh quang.

Mặc dù CEO Pichai tuyên bố tất cả tầng lớp lãnh đạo, bao gồm cả chính ông sẽ bị cắt thưởng nhưng 12.000 lao động, kể cả những người làm việc tới 20 năm cho Google, bị sa thải bằng email một cách đột ngột mới là đối tượng gánh chịu thiệt hại chính cho những quyết định sai lầm này.

Lý do loạt CEO đình đám như Mark Zuckerberg, Sundar Pichai, Satya Nadella đáng bị sa thải? - Ảnh 1.

CEO Sundar Pichai của Alphabet

Trên thực tế chẳng riêng gì Google, hàng loạt những lãnh đạo của Amazon, Microsoft, Meta, Salesforce đã đẩy công ty vào tình thế bất ổn khi đầu tư quá tay cho những dự án mới, tưởng rằng thời kỳ công nghệ bùng nổ hậu dịch sẽ đến, cũng đã đẩy trách nhiệm lên vai người lao động thay vì các nhà lãnh đạo.

Tờ BI nhận định bất kỳ giám đốc nào để công ty phải sa thải hàng nghìn lao động đều đáng bị đuổi việc. CEO Pichai của Google hay những giám đốc tương tự chẳng đáng nhận được 280 triệu USD hay một đồng nào mà nên bị sa thải vì những quyết định sai lầm của chính mình.

Lỗi tại nhân viên

Trong hầu hết các bản tuyên bố, hầu hết các hãng công nghệ đều lấy cớ rằng tình hình kinh tế chung là nguyên nhân cho sự sa thải trên. Với Amazon, đuổi việc là cần thiết vì “chuỗi cung ứng gặp khó khăn, lạm phát, sản lượng đình trệ và nền kinh tế bất ổn”. Với Salesforce, “nền kinh tế đi xuống” là nguyên nhân chính khiến hãng đuổi việc 10% lao động, Workday cũng có lý do tương tự khi sa thải 3% nhân viên.

Thế nhưng tờ BI cho rằng dù viện cớ gì thì chính những quyết định sai lầm của giám đốc cấp cao mới là nguyên nhân chính cho rắc rối hiện nay. Từ việc Mark Zuckerberg tuyển dụng ồ ạt trong mùa dịch và đổ hàng tỷ USD cho vũ trụ ảo, để rồi phải sa thải 11.000 lao động, đến việc Tobi Lutke của Shopify đặt cược vào thương mại điện tử nhưng chẳng có kết quả, rồi phải cắt giảm 1.000 nhân viên.

Điều đáng nói là cho dù có đuổi 10% hay 90% nhân viên thì vấn đề của công ty cũng chẳng thể giải quyết được. Động thái này không làm tăng năng suất, không sáng tạo nên thứ gì mà chỉ đơn giản là cắt giảm chi phí, qua đó cho thấy các giám đốc cấp cao “có làm gì đó” khi giá cổ phiếu giảm.

Với người lao động, sự bất bình của họ lên đến đỉnh điểm khi hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn vẫn có lãi lớn, dù giảm so với cùng kỳ năm trước. Microsoft lãi 16,4 tỷ USD dù lợi nhuận quý IV/2022 của hãng giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, nhưng công ty vẫn đuổi 10.000 lao động. Amazon thì lãi 2,8 tỷ USD dù thấp hơn so với mức đỉnh mùa đại dịch nhưng vẫn ở mức bình quân so với dữ liệu lịch sử, thế rồi họ vẫn sa thải 18.000 người.

Rõ ràng khi lợi nhuận giảm đôi chút thì người lao động sẽ phải gánh chứ không phải các CEO. Khi một công ty quyết định sa thải hàng loạt, vô số những hãng khác sẽ theo sau để CEO trông có vẻ “nghiêm khắc, chịu trách nhiệm” với cổ đông dù nó có tổn thương người lao động đến đâu đi chăng nữa.

Lý do loạt CEO đình đám như Mark Zuckerberg, Sundar Pichai, Satya Nadella đáng bị sa thải? - Ảnh 2.

CEO Tim Cook của Google

Với các nhân viên bị sa thải, nhất là những người đóng góp lâu năm cho công ty, quyết định đuổi việc đột ngột qua email khiến họ tổn thương nặng về tinh thần lẫn kinh tế. Tuy vậy với cả công ty và những lao động ở lại, năng suất làm việc cũng sẽ ảnh hưởng, chẳng ai muốn cố gắng cống hiến, sáng tạo cái gì nữa khi lúc nào họ cũng có thể bị đuổi.

Thậm chí ngay cả khi các CEO cam kết ngừng sa thải thì niềm tin vào doanh nghiệp, vào những cống hiến của người lao động cho tổ chức cũng biến mất khi nhận ra họ là “hàng có thể dễ dàng thay thế”.

Quay trở lại câu chuyện cắt giảm chi phí, có nhiều ví dụ về việc hạ chi phí mà không đuổi việc người lao động, ví dụ như Apple. CEO Tim Cook của nhà táo khuyết đã chấp nhận giảm 40% lương thưởng xuống chỉ còn 49 triệu USD năm 2023.

Mặc dù con số này không thực sự có gì đáng phải vỗ tay nhưng việc một CEO chấp nhận cắt giảm thu nhập của mình trước khi nghĩ đến việc sa thải lao động được tờ BI biểu dương. Tương tự, CEO Pat Gelsinger của Intel cũng chấp nhận giảm 25% thu nhập và cắt 15% lương thưởng của ban giám đốc để tránh một cuộc sa thải diện rộng cho doanh nghiệp.

Như vậy theo BI, tất cả câu chuyện kinh tế khó khăn, cắt giảm chi phí chỉ là cái cớ bào chữa cho những quyết định sai lầm và tầm nhìn ngắn hạn của các CEO. Bằng những lý do này cùng với việc sa thải, ban giám đốc có thể giữ được danh dự cho mình cũng như tránh được sự chỉ trích của cổ đông cho kết quả kinh doanh không như kỳ vọng.

Quyền lực lớn, trách nhiệm càng nhiều

Trong tác phẩm “Người Nhện” (Spiderman), tác giả Stan Lee đã từng có câu dẫn truyện nổi tiếng: “With great power, comes great responsibility” (Quyền lực lớn, trách nhiệm càng nhiều). Thế nhưng có lẽ điều này chỉ diễn ra trong truyện và với các người hùng chứ chẳng bao giờ được liên hệ với những CEO.

Tờ BI nhận định việc các CEO viện cớ né tránh trách nhiệm là điều quá bình thường tại Mỹ. Văn hóa sùng bái quá mức các giám đốc hơn những nhân viên bình thường ở Mỹ đã trở nên phổ biến đến mức các tập đoàn tìm mọi cách để cắt giảm chi phí nhưng lại hạn chế sa thải người có quyền lực to nhất là CEO.

Số liệu của BI cho thấy mức lương bình quân của các CEO tại Mỹ đã tăng tới 1.460% trong khoảng 1978-2021. Tỷ lệ giữa thu nhập bình quân của nhân viên thường với CEO cũng tăng từ 20/1 năm 1965 lên 399/1 năm 2021.

Khi bất kỳ một giám đốc cấp cao nào mắc sai lầm, họ thường tránh được hậu quả với nhiều cách thức, trừ phi thiệt hại gây ra là quá lớn và gây ảnh hưởng rộng. Hội đồng quản trị thì không bám sát được công việc trong khi cổ đông thì chỉ nhìn vào giá cổ phiếu và lợi ích thực tế của bản thân.

Trái lại, bất kỳ nhân viên nào đưa ra quyết định dẫn đến lợi nhuận của hãng giảm với tỷ lệ 2 con số thì họ sẽ bị chấm dứt hợp đồng ngay lập tức.

Lý do loạt CEO đình đám như Mark Zuckerberg, Sundar Pichai, Satya Nadella đáng bị sa thải? - Ảnh 3.

Thế nhưng khi các lãnh đạo mắc sai lầm thì nhân viên, những người thực tế đã làm tốt vai trò của mình cũng như nhiệm vụ được giao, lại là người phải gánh hậu quả. Thậm chí ngay cả khi điều hành chẳng ra sao thì nhiều CEO vẫn nhận được khoản thưởng cao bất hợp lý.

Lấy ví dụ hãng cho thuê xe Hertz bị buộc phải sa thải 10.000 lao động vào năm 2020 khi đại dịch diễn ra để rồi đối mặt nguy cơ phá sản. Ban lãnh đạo của hãng này đã nhận được khoản thưởng 16 triệu USD ngay trước quyết định sa thải 10.000 nhân viên, bao gồm CEO Paul Stone nhận được 700.000 USD, CFO Jamere Jackson nhận được 600.000 USD...

Rõ ràng, những người nhận được mức lương cao nhất, có quyền lực nhất công ty sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều nhất khi khó khăn xảy ra, trừ phi doanh nghiệp đó không quan tâm đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Theo BI, đã đến lúc các CEO tập trung để quản lý công ty, cải thiện sản phẩm thay vì chiều lòng nhà đầu tư và cố gắng để nhận khen ngợi từ dư luận.

*Nguồn: BI

Tin mới

Phóng viên Mỹ đi triển lãm Bắc Kinh về nói lời cay đắng: Các hãng xe phương Tây thua rồi!
3 giờ trước
Một phóng viên của chuyên trang xe điện Mỹ InsideEVs đã có một trải nghiệm khó quên tại triển lãm Bắc Kinh 2024.
Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
3 giờ trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
Cuộc chiến phân khúc ô tô nhỏ bình dân: Mẫu xe rẻ nhất nhà Toyota "bứt tốc" mạnh mẽ vẫn hụt hơi trước i10
3 giờ trước
Hyundai Grand i10 bất ngờ sa sút phong độ khiến mẫu xe cỡ nhỏ nhà Toyota lần đầu trở thành mẫu xe bán chạy nhất phân khúc.
Giá vàng hôm nay 17/5: Vàng thế giới được dự báo có thể đạt 2.600 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay (17/5) giảm nhẹ trên thế giới và ổn định trong nước sau phiên đấu thầu thành công hôm qua của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, giá vàng thế giới được dự báo sẽ sớm đạt mốc 2.600 USD/ounce nếu vượt qua mốc 2.400 USD/ounce.
Đầu mùa mưa giá heo tăng vọt nhưng người nuôi chưa mạnh dạn tái đàn
4 giờ trước
Hiện nay, giá heo tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tăng ở mức cao. Tuy nhiên do một thời gian dài nắng nóng đàn heo chậm lớn và còn nhiễm một số loại bệnh mùa khô làm người chăn nuôi lo ngại dẫn đến việc tái đàn chậm.

Tin cùng chuyên mục

iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
4 giờ trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng: Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng, xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng
5 giờ trước
Không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; Đến ngày 15/6 tới, rút giấy phép đơn vị không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng,... là những chỉ đạo của Thủ tướng trong phiên họp chiều tối 16/5.
Tổng giám đốc SJC nói SJC không có lợi từ biến động giá vàng
17 giờ trước
Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) khẳng định, SJC và Ngân hàng Nhà nước không có lợi từ biến động giá vàng trong thời gian qua.
Giá vàng trúng thầu cao kỷ lục gần 89 triệu đồng/lượng, giá vàng hôm nay hướng mốc 100 triệu đồng
22 giờ trước
Cập nhật kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 16/5 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng, cao hơn tới 1,4 triệu đồng/lượng so với giá mua vào được niêm yết tại SJC.