Một dòng sông mà có đến 3 Bộ quản lý và câu chuyện về cải cách thể chế ở Việt Nam

09/01/2018 13:46
“Việt Nam thiếu những động lực quan trọng và đủ mạnh để đưa nền kinh tế vượt qua được vùng trũng, tăng trưởng một cách bền vững. Trong đó rào cản về thể chế được xác định là một trong số các nguyên nhân hàng đầu”, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết.

Đó là phát biểu được nêu ra tại Hội thảo “Thể chế với phát triển kinh tế ở Việt Nam” diễn ra sáng nay (09/01) do Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức.

Theo GS.TS Trần Thọ Đạt, cơ chế kinh tế hiện nay đã dần “tới hạn”. Sau hơn 30 năm chuyển đổi cơ chế, nền kinh tế vẫn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào liên tục gia tăng các nguồn lực đầu vào, đặc biệt là thâm dụng vốn đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và chậm được cải tiến. Điều này dẫn đến chất lượng tăng trưởng thấp, năng suất lao động tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh đà tăng trưởng kinh tế đã bớt lệ thuộc vào tài nguyên, tăng trưởng hướng đến chiều sâu thay vì chiều rộng thì cải cách thể chế là vô cùng cần thiết.

“Chúng tôi cho rằng việc cải cách thể chế, đặc biệt là tôn trọng quyền sở hữu, cạnh tranh bình đẳng và tính minh bạch là điều kiện rất quan trọng để các nguồn lực được phân bố hiệu quả hơn. Đây sẽ tiếp tục là động lực quan trọng góp phần vào thành công của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế”, GS.TS Trần Thọ Đạt nhận định.

Tại hội, GS.TS Lê Du Phong, nguyên Quyền Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, cũng chỉ ra nhiều rào cản về thể chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Những rào cản này xuất phát từ hệ thống luật, bộ máy hành chính và các chế tài.

Mặc dù hệ thống luật pháp đang dần được sửa đổi và cải thiện nhưng chất lượng còn thấp, nhiều luật chồng chéo, mâu thuẫn nhau hay nhiều luật chưa phù hợp với thực tế. Ví dụ, Luật Đầu tư quy định chủ đầu tư không phải nộp quyết định “Đánh giá tác động môi trường”, trong khi Luật Bảo vệ môi trường lại yêu cầu nộp. Một ví dụ khác là Luật phá sản, từ năm 2004 – 2013 có 140.000 doanh nghiệp cần phá sản nhưng với những vướng mắc về luật pháp nên chỉ có 336 doanh nghiệp được phá sản.

Bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh và kém hiệu quả. Cả nước có tới 23.000 đầu mối cơ quan có quyền ban hành các văn bản quy phạm Pháp luật. Số lượng công chức, viên chức hiện nay vào khoảng 2,8 triệu người. Trong khi đó, nước Mỹ có diện tích gấp 30 lần, dân số gấp 3,5 lần nước ta nhưng chỉ có 2,1 triệu người trong bộ máy Nhà nước. Bộ máy cồng kềnh dẫn đến hiệu quả và hiệu lực kém như tình trạng “trên bảo dưới không nghe, vâng – dạ nhưng không làm”. Đội ngũ công chức còn “nhũng nhiều”. Khảo sát của VCCI cho thấy 60% doanh nghiệp Top giữa phải móc hầu bao cho các khoản chi không chính thức.

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách của các cơ quản quản lý đưa ra còn nhiều bất cập. Một vấn đề mà có quá nhiều Bộ quản lý dẫn đến không bên nào nhận trách nhiệm. GS.TS Lê Du Phong lấy ví dụ về việc quản lý một dòng sông, Bộ Giao thông – Vận tải quản lý nạo vét sông, Bộ Tài nguyên Môi trường phụ trách tài nguyên trên sông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách quản lý nước sông. Chính vì vậy vấn đề “cát tặc” hoành hành mà không Bộ nào có trách nhiệm. "Một dòng sông mà có đến 3 Bộ quản lý, bên này đổ lỗi cho bên kia", ông Phong nhận xét.

Các thủ tục hành chính dù đang được đơn giản hóa nhưng vẫn còn hết sức phức tạp, phiền hà. Điều này làm nản lòng cả các chủ thể chuẩn bị đầu tư và các chủ thể đang hoạt động trong nền kinh tế. Ví dụ, hiện nay có đến 100.000 loại hàng hóa xuất khẩu phải quan kiểm tra, gần 6.000 thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu.

Ngoài ra, các chủ thể tham gia vào nền kinh tế chưa được đối xử công bằng. Các chính sách vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. GS.TS Lê Du Phong cho rằng các doanh nghiệp càng lớn thì càng có lợi thế, nói cách khác là “càng lớn thì bôi trơn càng nhiều”.

Với những thực trạng và nguyên nhân được chỉ ra, Hội thảo đã đề xuất một số giải pháp cải cách thể chế. Các giải pháp bao gồm hoàn thiện thể chế hướng tới giảm chi phí giao dịch; thúc đẩy cổ phần hóa DNNN; tăng cường thể chế kiểm soát dòng tiền để hạn chế tham nhũng, trốn thuế và thể chế hóa các quan hệ trong quy định hành vi, giao dịch.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
24 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
5 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.936.834 VNĐ / tấn

1,040.30 UScents / bu

0.53 %

+ 5.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.439.100 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.