Mỹ và châu Âu đau đầu vì lạm phát cao ngất ngưởng: Trung Quốc vẫn "bình chân như vại" với chỉ số thấp kì lạ, tất cả nhờ vào những điều này

06/12/2022 10:06
Mức độ lạm phát của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển lớn có thể chủ yếu là do sự khác biệt giữa chu kỳ kinh tế của nước này và một số yếu tố khác.

Lạm phát toàn cầu

Gần đây, lạm phát ở Mỹ và Liên minh Châu Âu đã tăng lên đáng kể, với CPI của Mỹ vượt quá 7,5% trong 6 tháng liên tiếp và CPI của khu vực đồng euro đạt mức cao mới là 10,7%. Hơn một năm qua, do tác động của thanh khoản toàn cầu quá thấp, ách tắc chuỗi cung ứng và bất ổn tại Ukraine, mức lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao, đạt mức cao nhất trong gần 40 năm qua và trở thành đợt lạm phát nghiêm trọng nhất từ những năm 1970.

Đồng thời, khi các nước đảo ngược các biện pháp cứu trợ COVID-19 toàn cầu, cũng như việc thực thi các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa nhằm đối phó với lạm phát, tất cả đã khiến tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục chậm lại.

So với những năm 1970, đợt lạm phát toàn cầu hiện nay có liên quan đến một số lượng lớn các quốc gia, với các nước phát triển lớn - đại diện bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - đã trải qua các mức độ lạm phát khác nhau.

Trong số đó, Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Ý và Nga đang trải qua đợt lạm phát đình trệ đáng kể nhất. Hơn nữa, mức lạm phát đang khá cao. Lạm phát hiện nay ở các nước OECD tiếp tục cao hơn 8%, cao ngang với đợt "Khủng hoảng dầu mỏ" hồi những năm 1970.

Ngoài ra, thanh khoản toàn cầu đang gặp vấn đề lớn. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, lãi suất toàn cầu tại các nước phát triển đã xuống mức thấp nhất kể từ Thế chiến II.

Mỹ và châu Âu đau đầu vì lạm phát cao ngất ngưởng: Trung Quốc vẫn bình chân như vại với chỉ số thấp kì lạ, tất cả nhờ vào những điều này - Ảnh 1.

Tác giả trên China Daily đã tổng hợp các yếu tố chính góp phần gây ra đợt lạm phát toàn cầu, trong đó bao gồm:

Đầu tiên, giá cả hàng hóa tăng. So sánh giai đoạn trước khi bùng phát COVID-19 với cuối tháng 8 năm nay - giá dầu thô tăng tới 31%, khí đốt tự nhiên 296%, lúa mì lên tới 48% và đồng 33%. Giá năng lượng, thực phẩm và các hàng hóa khác tăng đáng kể.

Dưới áp lực từ các nỗ lực giảm carbon, các nước EU đã tăng cường sử dụng khí đốt tự nhiên và các nguồn năng lượng khác để thay thế và cuối cùng là loại bỏ dần năng lượng đốt than, dẫn đến khí đốt tự nhiên, dầu thô và các mặt hàng khác tăng mạnh.

Thứ hai là các chính sách mở rộng toàn cầu. Để đối phó với tác động của COVID-19, khoảng 40 ngân hàng trung ương trên thế giới đã cắt giảm lãi suất hơn 50 lần kể từ tháng 3/2020, trong đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Canada đã hạ lãi suất chính sách của họ xuống gần bằng 0, và các nền kinh tế mới nổi cũng thực hiện cắt giảm lãi suất.

Các ngân hàng trung ương Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp để mở rộng quy mô hoạt động của chính sách tiền tệ, khởi động lại hoặc đẩy mạnh các chương trình mua tài sản và tạo ra các công cụ hỗ trợ thanh khoản.

Theo thống kê của các ngân hàng trung ương, bảng cân đối kế toán của FED, ECB và BOJ đã tăng lần lượt là 77%, 46% và 23% vào năm 2020. Việc nới lỏng thanh khoản toàn cầu đã đẩy tỷ lệ đòn bẩy toàn cầu lên mức cao kỷ lục 267% (đối với các quốc gia cung cấp số liệu thống kê vào cuối năm 2021), tăng mạnh 25 điểm phần trăm so với năm 2019.

Thứ ba, kinh tế thiếu động lực tăng trưởng. Yếu tố then chốt hiện đang củng cố đà tăng trưởng toàn cầu là thông qua các chính sách kích cầu. Tuy nhiên, hiệu quả là không quá đáng kể. Có thể lấy Mỹ làm ví dụ. Cả hai gói kích cầu lớn được đưa ra dưới thời chính quyền của các tổng thống hiện tại và trước đây đều không giải quyết được nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu hiện tại hoặc các động lực tăng trưởng dài hạn ở Mỹ.

Mỹ và châu Âu đau đầu vì lạm phát cao ngất ngưởng: Trung Quốc vẫn bình chân như vại với chỉ số thấp kì lạ, tất cả nhờ vào những điều này - Ảnh 2.

Ảnh: Giá 1 cốc cafe theo các năm từ 1970 đến 2022. Nguồn: Investopedia.

Cuối cùng là vấn đề bất ổn địa chính trị. Đợt lạm phát toàn cầu hiện nay đã bị ảnh hưởng bởi bất ổn địa chính trị, chẳng hạn như xung đột tại Ukraine đã ảnh hưởng sâu sắc đến thương mại, đầu tư, công nghệ và trao đổi nhân tài toàn cầu. Đặc biệt, sự gia tăng giá cả hàng hóa do cuộc xung đột đã làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát toàn cầu.

Lạm phát tại Trung Quốc

Không giống như các nước phát triển lớn trải qua các mức lạm phát khác nhau, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng mức độ lạm phát lại tương đối vừa phải. Tính đến cuối tháng 10, mức tăng tích lũy hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 của Trung Quốc chỉ là 1,9% — thấp hơn đáng kể so với mức 8,3% ở Mỹ và 7,6% ở khu vực đồng euro.

Mức độ lạm phát của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển lớn, có thể chủ yếu là do 3 khía cạnh sau. Trước hết, sự khác biệt giữa chu kỳ kinh tế của Trung Quốc với châu Âu và Mỹ, và sự suy giảm nhu cầu nội địa của Trung Quốc, điều này đã hạn chế mức tăng giá chung.

Thứ hai, đợt lạm phát toàn cầu cao hiện nay chủ yếu do giá cả hàng hóa tăng mạnh, đang tác động đến nền kinh tế Trung Quốc dưới hình thức lạm phát nhập khẩu, bằng chứng là chỉ số giá sản xuất tăng đáng kể.

Cuối cùng, "rổ hàng" CPI của Trung Quốc và rổ CPI của các nền kinh tế phát triển lớn có sự khác biệt đáng kể. Trong rổ CPI của Trung Quốc, các lĩnh vực như nhà ở và thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn, nhưng việc tăng giá không gây áp lực đối với các lĩnh vực này.

Đồng thời, nhờ các chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng của Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đang dần ổn định. Quan trọng nhất, với việc Trung Quốc cập nhật các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19, một động lực mạnh mẽ hơn sẽ xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc và sẽ nhận được phản ứng mạnh mẽ tương ứng từ thị trường vốn của nước này.

Mỹ và châu Âu đau đầu vì lạm phát cao ngất ngưởng: Trung Quốc vẫn bình chân như vại với chỉ số thấp kì lạ, tất cả nhờ vào những điều này - Ảnh 3.

Ngược lại, lạm phát quá mức sẽ buộc Mỹ, Anh và EU phải áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ nghiêm ngặt, điều này cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực như làm vỡ bong bóng tài sản toàn cầu và gây ra khủng hoảng nợ quốc tế.

Bị ảnh hưởng bởi thanh khoản thắt chặt hơn, lãi suất toàn cầu tăng và tăng trưởng kinh tế thấp, các quốc gia mắc nợ cao có khả năng gặp khủng hoảng kinh tế. Trong số đó, các thị trường mới nổi với nền kinh tế trong nước mong manh, tỷ giá hối đoái giảm mạnh, nợ ngắn hạn cao và bất ổn chính trị có khả năng xảy ra khủng hoảng nợ cao hơn.

Gần đây, Tổ chức Thương mại Thế giới ước tính thương mại toàn cầu sẽ giảm tốc hơn nữa vào năm 2023, với mức tăng chỉ 1% và cảnh báo rằng "một số quốc gia chủ chốt có nguy cơ rơi vào suy thoái". Tóm lại, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một cuộc khủng hoảng lạm phát đình trệ và nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi chậm chạp.

Theo tác giả của China Daily, vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu sẽ rất quan trọng. Tại cuộc gặp thượng đỉnh G20 vào tháng 11, Trung Quốc và Mỹ cùng nêu rõ hai nước cần tăng cường hợp tác, phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi và phát triển. Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy tác động đau đớn của lạm phát đình trệ là rất đáng kể. Nó đòi hỏi nỗ lực chung của tất cả các quốc gia để thoát khỏi suy thoái kinh tế do lạm phát đình trệ gây ra.

Tin mới

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?
9 giờ trước
Biến động chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới đã trở thành tâm điểm thảo luận của các thị trường trong nhiều ngày nay. Dù vậy, đâu là nguyên nhân thực sự và giá sẽ tăng đến đâu vẫn là một ẩn số lớn.
Cận lễ 30/4 – 1/5, Cục Hàng không yêu cầu kiểm soát hoạt động ghi âm, ghi hình tại các sân bay
3 giờ trước
Cục Hàng không đánh giá thời gian qua, công tác quản lý, kiểm soát của các đơn vị đối với hoạt động ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế tại các sân bay của các tổ chức, cá nhân chưa thật sự được chú trọng.
Vì đâu các ngân hàng đồng loạt nâng dự báo giá dầu - Brent có thể sớm vượt 100 USD/thùng?
3 giờ trước
Các chuyên gia dự báo giá dầu có thể sớm vượt mốc 100 USD/thùng nếu căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục leo thang.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Số tiền bồi thường có thể gấp tới 2.727 lần phí bảo hiểm
4 giờ trước
Với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, số tiền bồi thường tối đa cho một người là 150 triệu đồng, gấp 2.727 lần so với số phí bảo hiểm với dòng xe máy dưới 50cc, gấp 437 lần và 198 lần với dòng xe không kinh doanh vận tải 4 chỗ và dòng xe khách dưới 6 chỗ.
Vietjet tăng chuyến tới Điện Biên dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
4 giờ trước
Để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách đến với Điện Biên trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Vietjet tăng tần suất bay giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với Điện Biên lên 28 chuyến bay/ tuần.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 18/4: Thế giới giảm, trong nước tiếp tục "đu đỉnh"
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 18/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 18/4 ở mức 24.231 VND/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.920-25.442 đồng.
ĐHĐCĐ LPBank: Tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng, đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát
21 giờ trước
Chiều nay 17/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận năm, tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.
Tín dụng hồi phục, ngân hàng rộn ràng báo lãi
22 giờ trước
Kết thúc Quý I, một số ngân hàng rục rịch công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2024. Theo số liệu được LPBank công bố, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt 2.886 tỷ đồng, tăng tới 84,36% so với cùng kỳ.
Tuân thủ quy định về đấu thầu, Bộ GTVT nghiêm cấm dàn xếp, thông thầu
1 ngày trước
Bộ GTVT cho biết, các chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan, không phát sinh kiến nghị, khiếu nại phức tạp về đấu thầu.