Năm 2020: Thu 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ sâm Ngọc Linh

13/01/2018 22:49
Đề án phát triển sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 hoàn thiện quy trình công nghệ và đầu tư sản xuất sản phẩm chất lượng cao từ sâm Việt Nam đạt tổng quy mô giá trị tương đương với 2.000 tỷ đồng/năm.

Phát triển cây sâm xóa đói giảm nghèo

Ngày 12.1, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN) chính thức ban hành Quyết định 3750 phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh), thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

nam 2020: thu 2.000 ty dong moi nam tu sam ngoc linh hinh anh 1

Một doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh.  Ảnh: I.T

Cả nước chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Theo kế hoạch, mục tiêu phát triển bền vững sản phẩm hàng hóa từ sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác tiềm lực về khoa học công nghệ trong nghiên cứu sản xuất giống, dược liệu sâm Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc gia và sản phẩm chế biến từ sâm Việt Nam có chất lượng cao ở quy mô công nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Mục tiêu của đề án nêu rõ: Xây dựng được hệ thống doanh nghiệp phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến thương mại các sản phẩm hàng hóa sâm Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, khẳng định và nâng dần giá trị của sâm Việt Nam trên trường quốc tế, gia tăng giá trị tổng sản phẩm từ sâm Việt Nam đạt trung bình 30%/năm.

Đề án cũng góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân tộc thiểu số, miền núi tại địa bàn trồng sâm Việt Nam tại 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Hình thành và phát triển được vùng nguyên liệu và các sản phẩm từ sâm Việt Nam với quy mô tương đương 50 tấn dược liệu sâm Việt Nam/năm, hướng tới 500 tấn dược liệu sâm Việt Nam/năm vào năm 2030.

Bộ KHCN còn nhấn mạnh về nhiệm vụ chủ yếu của đề án: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ để chọn lọc giống chất lượng cao và sản xuất giống ở quy mô công nghiệp; nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác tập trung sâm Việt Nam đồng bộ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Ngoài ra, đề án hoàn thiện quy trình công nghệ và đầu tư sản xuất giống sâm Việt Nam chất lượng cao đạt tổng quy mô 5 triệu cây giống/năm. Hoàn thiện quy trình công nghệ và đầu tư sản xuất tập trung dược liệu sâm Việt Nam đạt tổng sản lượng 50 tấn/năm, trong đó quy mô mỗi dự án sản xuất đạt sản lượng không dưới 5 tấn/năm. Hoàn thiện quy trình công nghệ và đầu tư sản xuất sản phẩm chất lượng cao từ sâm Việt Nam đạt tổng quy mô giá trị 2.000 tỷ đồng/năm.

Đề án sẽ hỗ trợ tối thiểu 10 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thương mại sản phẩm từ sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến thương mại các sản phẩm hàng hóa sâm Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; thực thi đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm.

Đưa sâm Ngọc Linh ra thế giới

Theo đề án, sản phẩm dự kiến phải có quy trình công nghệ và thiết bị phù hợp nhằm: Sản xuất giống sâm Việt Nam chất lượng cao, đạt quy mô tối thiểu 1 triệu cây giống/năm; sản xuất tập trung dược liệu sâm Việt Nam đồng bộ từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch đến sơ chế biến, bảo quản với quy mô tối thiểu đạt sản lượng 5 tấn dược liệu sâm Việt Nam/năm; sản xuất sản phẩm từ sâm Việt Nam, trong đó có tối thiểu 10 sản phẩm có doanh thu không dưới 100 tỷ đồng/sản phẩm/năm.

Để khẳng định thương hiệu của sâm Ngọc Linh, Bộ KHCN còn nêu rõ, cần công bố được ít nhất 50 bài báo liên quan đến sâm Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó có tối thiểu 20 bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế. Đào tạo được ít nhất 5 tiến sĩ, 10 thạc sĩ có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về sâm Việt Nam và 50 cán bộ kỹ thuật trình độ cao, 200 người dân địa phương làm chủ công nghệ sản xuất giống, dược liệu và các sản phẩm từ sâm Việt Nam…

Ông Hồ Quang Bửu vui mừng khi đề án phát triển sâm Ngọc Linh được thông qua. Theo ông Bửu, đến năm 2020, tổng doanh thu 2.000 tỷ/năm từ sâm Ngọc Linh là khả thi, vì hiện tại mỗi năm sản phẩm sâm Ngọc Linh trên địa bàn Quảng Nam đã đạt tổng doanh thu khoảng 500 tỷ đồng.

Tin mới

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
3 giờ trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
4 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
Giá vải thiều xuất khẩu sẽ tăng
4 giờ trước
Cơ quan chức năng huyện Thanh Hà (Hải Dương) vừa thông tin, năm nay vải thiều mất mùa nhưng giá vải xuất khẩu dự báo sẽ tăng cao.
Gốc me tây giá 24 tỷ đồng, chủ nhân dành gần 2 năm tạo hình cửu long
5 giờ trước
Từ thời còn là thợ điêu khắc học việc, anh Tâm đã ấp ủ ý tưởng làm một tác phẩm để đời. 24 năm sau, có duyên với những gốc me tây, anh mới hoàn thành tâm nguyện.
1001 cách người nông dân bảo vệ những trái sầu riêng khỏi kẻ trộm, "hú hồn" nhất là cảnh rắn bò
5 giờ trước
Trong những cách mà người nông dân bảo vệ sầu riêng, cách nào cũng thấy thú vị nhưng không kém phần hài hước.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.108.600 VNĐ / tấn

165.00 JPY / kg

1.54 %

+ 2.50

Đường

SUGAR

10.454.437 VNĐ / tấn

18.63 UScents / lb

-3.47 %

- -0.67

Cacao

COCOA

181.485.981 VNĐ / tấn

7,130.00 USD / mt

-19.81 %

- -1,761.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

110.795.713 VNĐ / tấn

197.44 UScents / lb

-2.77 %

- -5.62

Đậu nành

SOYBEANS

11.370.063 VNĐ / tấn

1,215.70 UScents / bu

1.35 %

+ 16.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.249.614 VNĐ / tấn

365.30 USD / ust

-0.41 %

- -1.50

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.162.479 VNĐ / tấn

44.84 UScents / lb

-0.64 %

- -0.29

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
7 giờ trước
Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.
Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
20 giờ trước
Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.
Giá cao su tăng mạnh, dự báo năm 2024 cầu vượt cung: "Mùa vàng" của doanh nghiệp cao su đã đến?
22 giờ trước
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2024 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, những thay đổi bất lợi về thời tiết, thị trường sẽ khiến giá cao su thiên nhiên biến động khó lường.
Độc đáo chén, đĩa làm bằng mo cau, xuất khẩu khắp 5 châu
1 ngày trước
Từ những chiếc mo cau tưởng chừng như phế phẩm bỏ đi, một người đàn ông ở xứ Quảng đã "hô biến" thành chén, đĩa và xuất khẩu khắp 5 châu.