Ngành điều gặp hạn vì dịch Covid-19, nông dân không buồn đi mót quả

07/04/2020 05:30
(Dân Việt) Dịch Covid-19 làm ngành chế biến, xuất khẩu điều nhân đình đốn. Giá điều thô thu mua từ nông dân cũng “mịt mờ”... Nỗi lo chồng chất của quý I chưa giải quyết hết, ngành điều đang khuyến cáo chuẩn bị đối phó tiếp khó khăn của vụ điều quý I năm sau.

Mùa điều ảm đạm

Dừng tay bên thùng điều mới lặt xong hạt, anh Tấn Tâm ngụ TP.Long Khánh (Đồng Nai) kể, đi nhặt hạt cả buổi sáng chỉ được 7-8kg. Mấy ngày sau chắc cũng không khá hơn vì hết mùa rồi. Anh đang tranh thủ mót được tới đâu thì gom bán hết cho thương lái.

“Giá điều càng ngày càng giảm thấp, nông dân cũng chẳng buồn phơi khô để trữ lại chờ giá cao, vì vừa nhọc công mà giá không chênh lệch nhiều” - anh Tâm nói. 

nganh dieu gap han vi dich covid-19, nong dan khong buon di mot qua hinh anh 1

Nông dân TP.Long Khánh (Đồng Nai) thu nhặt điều cuối vụ.   Ảnh: T.K

Theo anh Tâm, từ 28.000 đồng/kg đầu vụ, giá điều nay chỉ còn trên dưới 15.000 đồng/kg. Với mức giá như thế, dù năng suất điều có cao thì lợi nhuận cũng chẳng đáng là bao sau khi trừ hết chi phí. Dù ngành chế biến điều phát triển mạnh, cây điều ở Đồng Nai vẫn là cây chủ lực nhưng càng ngày nông dân càng khó giữ cây điều. Anh Tâm bảo: “Hết vụ này chắc tôi chặt bỏ bớt cây điều, tìm thứ khác trồng xen canh chứ độc canh cây điều là thua!”.

Dù giá điều đang rẻ như thế nhưng các doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều không mặn mà thu mua. Chính họ cũng gặp khó khăn, thua lỗ vì xuất khẩu mặt hàng này hầu như đình đốn do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Ông Trịnh Xuân Toàn - Giám đốc Công ty TNHH Trịnh Phong Giang ở huyện Cẩm Mỹ, cho hay, từ khi thị trường Trung Quốc biến động, ngừng nhập hàng, doanh nghiệp còn tồn kho lớn, phải tạm ngừng sản xuất để chờ tín hiệu.

Theo ông Lê Văn Năm - Giám đốc công ty chế biến điều ở huyện Đức Linh (Bình Thuận), công ty của ông thiếu đơn hàng từ các đơn vị xuất khẩu điều đi Trung Quốc nên đành chọn giải pháp chế  biến thủ công thay vì sử dụng 90% máy móc để vừa giảm chi phí điện vừa giữ chân lao động.

Ông Trương Quang Đến - Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Đức Linh cho biết, với diện tích điều gần 10.000ha, mọi năm huyện xuất khẩu đi Trung Quốc 60 - 80% sản lượng hạt điều. Tình hình tiêu thụ khó khăn nên trước mắt, ngành nông nghiệp vận động các cơ sở tích trữ, xử lý hàng trong kho thật tốt, tránh làm mất phẩm cấp hạt. Đồng thời khuyến khích các cơ sở và nông dân xây dựng các chuỗi liên kết điều, hướng tới quy trình đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường mới, giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc.

Đại diện Vinacas cũng lưu ý, năm nay hạn hán kéo dài có thể khiến mùa điều 2021 không tốt. Nếu doanh nghiệp cân đối được tài chính để mua điều thô, cần phơi kỹ để dùng cho quí I năm sau, tránh bị động phụ thuộc vào nguồn thô từ Tanzania và Indonesia thường bán giá rất cao.

Thương mại khó khăn

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), Trung Quốc đã bước đầu khống chế được dịch, nhưng Covid-19 lại tiếp tục lan nhanh ở hơn 180 quốc gia, trong đó có Mỹ, châu Âu - những thị trường chính của điều nhân Việt Nam và châu Phi - nguồn cung ứng hạt điều thô cho chế biến trong nước.

Ngành điều Việt Nam và nhiều nước trên thế giới lại đang vào thời điểm sản xuất và chế biến chính hàng năm nên càng phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19. Vinacas cho biết, tâm lý lo ngại đã thể hiện rõ trong các động thái mua bán điều toàn cầu.

Một số nhà thương mại ở châu Phi đã phải chấp nhận bán cắt lỗ. Một số khác cũng đang bán khống và chờ thị trường tiếp tục giảm nữa rồi mới mua điều thô vào để kiếm lời. Giá điều thô như thế chưa thể sớm vực dậy.

Với điều nhân, nhiều khách hàng đang yêu cầu các nhà máy giao sớm nhất có thể vì lo ngại lệnh phong tỏa, cách ly giữa các vùng khiến việc chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Một số khách hàng khác thì khuyên các nhà máy không nên bán tháo vì việc chào giá giảm liên tục sẽ làm tâm lý người mua lo sợ rằng giá còn rớt nữa.

Theo kế hoạch, ngành điều Việt Nam đặt mục tiêu năm 2020 sẽ xuất khẩu 4 tỷ USD. Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Vinacas nhận định, tình cảnh hiện nay khiến việc xuất khẩu điều nhân của Việt Nam chắc chắn sẽ giảm cả về số lượng và kim ngạch. “Cá nhân tôi thấy có thể xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt được 3 tỷ USD” - ông Công nói.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
14 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
14 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
14 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
14 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
15 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.896 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

0.52 %

- 0.09

Cacao

COCOA

227.705.095 VNĐ / tấn

8,759.00 USD / mt

1.44 %

- 128.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.726.907 VNĐ / tấn

393.85 UScents / lb

3.19 %

- 12.98

Gạo

RICE

15.332 VNĐ / tấn

12.96 USD / CWT

0.13 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.922.773 VNĐ / tấn

1,038.80 UScents / bu

0.39 %

+ 4.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.440.760 VNĐ / tấn

294.55 USD / ust

1.16 %

- 3.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
19 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.