Ngoài SHB, ông Đỗ Quang Hiển còn sở hữu hàng loạt công ty trên sàn chứng khoán

06/03/2020 14:06
Bầu Hiển đang điều hành nhiều định chế tài chính hàng nghìn tỷ đồng như ngân hàng SHB, bảo hiểm BSH hay chứng khoán SHS.Bầu Hiển là cổ đông chi phối tại Tập đoàn T&T và qua đó sở hữu hàng loạt công ty trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp, bất động sản, y tế, năng lượng…

Kết thúc phiên giao dịch 5/3, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chốt ở 12.900 đồng/cp với thanh khoản ở mức kỷ lục gần 66 triệu cổ phiếu. Đây là phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp và cũng là mức đỉnh 10 năm của của ngân hàng do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch HĐQT. Tính trong 2 tuần, cổ phiếu SHB tăng 87%.

Ông Hiển thường được gọi là”bầu Hiển” do sở hữu câu lạc bộ Hà Nội. Trong kinh doanh, ông cũng nổi tiếng nhờ sở hữu và điều hành những định chế tài chính lớn như ngân hàng SHB, chứng khoán SHS, bảo hiểm BSH đến các đơn vị nông lâm nghiệp như Vinafor, Vegetexco cùng nhiều lĩnh vực cảng biển, bất động sản, giáo dục, y tế…

Nòng cốt T&T và các định chế tài chính lớn

Doanh nghiệp nòng cốt dưới sự điều hành của bầu Hiển chính là Tập đoàn T&T, một công ty hoạt động ở 7 lĩnh vực gồm tài chính và đầu tư; bất động sản; hạ tầng giao thông, cảng biển, logistics; công thương; khoáng sản, năng lượng; y tế - giáo dục - thể thao.

Tập đoàn được thành lập năm 1993 nhằm phân phối độc quyền các sản phẩm điện tử từ Nhật Bản. Sau đó, tập đoàn này mở rộng sang động cơ xe máy vào những năm 2000. T&T tiếp tục đầu tư vào ngân hàng SHB vào năm 2005 và sau đó là hàng loạt lĩnh vực khác. Năm 2007, T&T chuyển sang mô hình công ty cổ phần.

Tính đến cuối 2018, tập đoàn đa ngành này có vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng với 5 cổ đông sáng lập. Trong đó, bầu Hiển nắm chi phối gần 98,5% vốn đồng thời là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Thông qua T&T, bầu Hiển cũng nắm quyền chủ tịch tại hàng loạt doanh nghiệp khác. Trong đó đáng kể nhất là các định chế tài chính lớn như SHB, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội ( HNX:SHS ) và Tổng công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH Insurance).

SHB là một trong những ngân hàng tư nhân lớn ở Việt Nam với tổng tài sản hơn 365.000 tỷ đồng, tương đương với nhóm VPBank, MBBank, ACB hay Techcombank. Quy mô lợi nhuân trước thuế năm 2019 là 3.077 tỷ đồng, tăng 47% xấp xỉ với lợi nhuận của Sacombank hay OCB.

Ngoài SHB, ông Đỗ Quang Hiển còn sở hữu hàng loạt công ty trên sàn chứng khoán - Ảnh 1.
Ngoài SHB, ông Đỗ Quang Hiển còn sở hữu hàng loạt công ty trên sàn chứng khoán - Ảnh 2.

Hiện bầu Hiển sở hữu hơn 33 triệu cổ phiếu SHB. Con trai Đỗ Vinh Quang nắm giữ 35,9 triệu cổ phiếu. Hai chị gái Đỗ Thị Thu Hà và Đỗ Thị Minh Nguyệt lần lượt có 24,7 và 8,5 triệu cổ phiếu. Tập đoàn T&T có gần 120 triệu cổ phiếu. Tổng sở hữu nhóm này khoảng 18,5% cổ phần ngân hàng trước đợt tăng vốn theo tỷ lệ 4:1.

Ngoài SHB, bầu Hiển làm Chủ tịch HĐQT tại 2 định chế tài chính gồm Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (vốn 2.072 tỷ đồng), Tổng công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (vốn 1.000 tỷ đồng), Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn – Hà Nội (SHF).

Cổ phiếu SHS cũng vừa có giai đoạn tăng giá từ khoảng 6.500 đồng/cp lên 8.500 đồng/cp (tương ứng 31%). Cơ cấu cổ đông SHS gồm Tập đoàn T&T nắm giữ 5,67% vốn và bầu Hiển có tỷ lệ 0,29%. Tháng 6/2019, cổ đông ty chứng khoán này còn có quỹ PYN Elite Fund (2,43%) và nhóm Yurie Vietnam (3,33%).

Cổ đông chiến lược tại nhiều công ty nông nghiệp, y tế

Giai đoạn 2009-2016, T&T của bầu Hiển cũng rất tích cực tham gia hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại nhiều lĩnh vực như bất động sản, nông lâm nghiệp, tiêu dùng, hạ tầng, cảng biển, y tế, thể thao… cũng như đầu tư ra nước ngoài.

Trong đợt cổ phần hóa Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, HNX: VIF ), Tập đoàn T&T chính là cổ đông chiến lược với 40% cổ phần. Hiện T&T có 2/5 ghế trong HĐQT.

Vinafor được thành lập năm 1995 trên cơ sở sáp nhập 10 Tổng công ty trực thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ. Đến nay, tổng công ty này quản lý 16 công ty lâm nghiệp và tham gia góp vốn tại 36 doanh nghiệp khác, trong đó có 15 công ty có hoạt động chế biến gỗ và dăm gỗ. Vinafor là đơn vị quản lý diện tích đất khổng lồ với 478.671 m2 đất phi nông nghiệp và 43.622 ha đất nông nghiệp.

Ngoài SHB, ông Đỗ Quang Hiển còn sở hữu hàng loạt công ty trên sàn chứng khoán - Ảnh 3.

Vinafor là một doanh nghiệp có quỹ đất nông nghiệp và phi nông nghiệp rất lớn.


Dù hoạt động trong mảng lâm nghiệp, lợi nhuận của Vinafor chủ yếu đến từ liên doanh với Yamaha Motor Việt Nam (sở hữu 30%). Năm 2019, công ty có doanh thu 1.782 tỷ và lợi nhuận trước thuế 594 tỷ đồng, trong đó lãi từ liên doanh liên kết chiếm 411 tỷ đồng.

Tại Vinafood II ( UPCoM: VSF ), Tập đoàn T&T cũng là cổ đông chiến lược nắm giữ 25% vốn. Vinafood II hiện là một trong những công ty kinh doanh lúa gạo hàng đầu thế giới với gần 3 triệu tấn xuất khẩu mỗi năm, đạt kim ngạch 1 tỷ USD.

Mới đây, Vinafood II đã có quyết định bổ nhiệm ông Võ Thanh Hà (cựu chủ tịch Sabeco) vào vị trí chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Hoài đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc. Các thành viên mới sẽ xây dựng lại kế hoạch 5 năm cho công ty nhằm xóa lỗ lũy kế (hiện gần 2.000 tỷ đồng) để hướng đến việc chia cổ tức. Tập đoàn T&T có 2/5 ghế trong HĐQT.

Bầu Hiển còn tham gia cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nông nghiệp lớn khác như Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Vigecam) hay Tổng công ty Rau quả nông sản (Vegetexco). Thông qua Vegetexco, T&T cũng nắm cổ phần gián tiếp tại nhà máy Bia Việt Hà ( UPCoM: VHI ).

T&T cũng nắm trực tiếp 20% vốn tại Thương mại dịch vụ Tràng Thi ( UPCoM: T12 ), đơn vị sở hữu nhiều lô đất giá trị tại số 10-14 Tràng Thi hay dự án tại 47 Cát Linh, Hà Nội.

Công ty mẹ Hapro cuối tháng 11 đã bán toàn bộ vốn 53,3% vốn. Với việc Hapro rút lui, T&T được cho là nắm quyền tại Tràng Thi. Cụ thể, Phó Giám đốc Ban Tổ chức nhân sự của Tập đoàn T&T Nguyễn Phú Quân nắm giữ 8,2%. Thành viên HĐQT Vegetexco Lê Anh Dũng nắm 18,2% vốn T12. Ông Vũ Trọng Tuấn sở hữu cá nhân 24,4% vốn T12 và còn là đại diện sở hữu 20% cổ phần cho T&T. Như vậy, tổng sở hữu của T&T và những người có liên quan là 70,8%.

Ngoài SHB, ông Đỗ Quang Hiển còn sở hữu hàng loạt công ty trên sàn chứng khoán - Ảnh 4.

Nhóm bầu Hiển được cho là đã chi phối T12.


Tập đoàn T&T cũng tham gia đợt cổ phần hóa và trở thành cổ đông chiến lược sở hữu hơn 51,4% vốn Bệnh viện Giao thông Vận tải hồi tháng 10/2015. Do quyết toán lại vốn ODA tòa nhà bệnh viện, vốn điều lệ tăng từ 168 tỷ lên hơn 391 tỷ đồng. Vì vậy, cổ đông Nhà nước sẽ nắm giữ 71,1% vốn và T&T mất quyền chi phối khi chỉ còn sở hữu 12,87% vốn.

Hiện bệnh viện có quy mô tài sản trên 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp lỗ thêm 27 tỷ đồng năm 2019 và nâng con số lỗ lũy kế lên gần 119 tỷ đồng.

Trong đợt thoái vốn Cảng Quảng Ninh, tập đoàn T&T đã chi gần 500 tỷ đồng để mua lại 98% cổ phần từ tay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Công ty cảng này có quy mô doanh thu hơn 5.000 tỷ và lãi trên 70 tỷ đồng mỗi năm.

T&T còn tham gia vào một số dự án hạ tầng xây dựng lớn như dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội (tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD) hay bắt tay với đối tác Bouygues để triển khai dự án xây dựng, cải tạo sân vận động Hàng Đẫy vốn đầu tư 283 triệu USD.

Một số công ty khác có liên quan đến bầu Hiển có thể kể như Thủy sản Bình An (Bianfishco), Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội), Phát triển đô thị và khu Công nghiệp T&T (T&T Land), công ty phân phối xe T&T Motor…

Tin mới

"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
11 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
10 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
10 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
9 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.
Các dịch vụ đi lại, lưu trú, ăn uống dịp nghỉ lễ 30-4 gây áp lực lên mặt bằng giá
8 giờ trước
Bộ Tài chính cho biết công tác điều hành giá thời gian tới sẽ đối mặt với một số áp lực, do đó cần sự chủ động, linh hoạt để ứng phó

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.