Ngôi làng 25 năm chưa có trẻ sơ sinh: Cuộc khủng hoảng dân số ở Nhật Bản đang tệ đến mức nào?

18/03/2023 20:05
Đầu năm 2023, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã phải thừa nhận đất nước này đang bên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội được nữa vì thiếu lao động.

Khi bé Kentao Yokobori được sinh ra cách đây 7 năm tại làng Kawakami-Nhật Bản, cậu là đứa trẻ sơ sinh đầu tiên của làng này trong 25 năm trước đó và được mọi người coi là “phép màu”.

Theo hãng tin CNN, vô số dân làng đã đến chúc mừng gia đình nhà Miho và Hirohito Yokobori, cha mẹ của cậu bé, suốt hơn 1 tuần liền. Rất nhiều người trong số này là người già, thậm chí có người còn chẳng thể tự đi được mà cần được hỗ trợ.

“Người già trong làng vô cùng hạnh phúc khi Kentaro ra đời, có cụ già yếu không leo được cầu thang nhưng vẫn cố đến để ẵm đứa bé bằng được”, cô Miho nhớ lại.

Niềm vui của làng Kawakami cũng dễ hiểu khi suốt 1/4 thế kỷ, nơi đây đã chẳng có lấy một đứa trẻ nào mới ra đời cho đến trước bé Kentaro. Dân số của làng này từ 6.000 người cách đây 40 năm thì nay chỉ còn 1.150 với phần lớn là người già. Tình trạng người trẻ bỏ lên thành phố, người già ở lại nhưng cũng qua đời dần khiến ngôi làng chỉ còn lại những căn nhà bị bỏ hoang.

Ngôi làng 25 năm chưa có trẻ sơ sinh: Cuộc khủng hoảng dân số ở Nhật Bản đang tệ đến mức nào? - Ảnh 1.

Gia đình nhà Yokobori

Trên thực tế, Kawakami chỉ là một trong vô số những ngôi làng nông thôn bị lãng quên bởi giới trẻ Nhật Bản khi họ di cư lên thành phố để tìm việc làm. Hơn 90% dân số Nhật Bản hiện đang sống tại thành thị như thủ đô Tokyo, thành phố Osaka hay Kyoto. Tất cả những đô thị này đều được kết nối bởi hệ thống tàu hỏa cao tốc Shinkansen.

Hậu quả là những vùng nông thôn kém phát triển với nghề nông, lâm, ngư nghiệp đối mặt khủng hoảng thiếu lao động trầm trọng do dân số địa phương già hóa nhanh.

Tính đến năm 2022, số lao động làm trong ngành nông lâm nghiệp tại Nhật Bản đã giảm từ 2,25 triệu người cách đây 10 năm, xuống còn 1,9 triệu lao động.

Thế nhưng điều đáng sợ hơn là không chỉ có làng Kawakami chịu cảnh già hoá dân số, ngay cả các thành phố lớn tại Nhật Bản cũng đang ngày càng thiếu trẻ em.

Không thể duy trì xã hội

Tình hình dân số lão hóa nhanh và ít sinh con tại Nhật Bản nghiêm trọng đến mức Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã phải thừa nhận vào đầu năm 2023 rằng quốc gia này đang bên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội được nữa vì thiếu lao động.

Năm 2022, Nhật Bản chỉ có 799.728 trẻ sơ sinh, mức thấp nhất trong lịch sử và bằng một nửa mức 1,5 triệu bé của năm 1982.

Tỷ lệ số lượng trẻ em bình quân mà mỗi phụ nữ sinh được trong suốt vòng đời sinh sản tại Nhật Bản cũng đã giảm xuống 1,3 trẻ/phụ nữ, thấp hơn mức 2,1 trẻ/phụ nữ để duy trì cân bằng xã hội. Trong khi đó, số người tử vong tại Nhật Bản đã cao hơn số trẻ em sinh ra từ cách đây hơn 10 năm.

Tồi tệ hơn, Nhật Bản vẫn giữ chính sách thắt chặt nhập cư với lao động nước ngoài. Số liệu chính thức cho thấy tính đến năm 2021, người nước ngoài chỉ chiếm 2,2% tổng lao động, thấp hơn nhiều so với 13,6% của Mỹ.

Một số chuyên gia còn lo lắng tỷ lệ này sẽ còn xuống thấp hơn nữa khi số phụ nữ Nhật Bản trong độ tuổi sinh đẻ giảm xuống thấp kỷ lục, qua đó không thể nào đảo ngược được đà suy giảm dân số hiện nay.

Với đà suy giảm dân số như hiện tại, Nhật Bản lại vẫn phải gồng gánh hệ thống an sinh xã hội, đè nặng lên tiền thuế của lao động trẻ.

Thế rồi lối sống bận rộn, thời gian làm việc dài nhưng kém hiệu quả khiến mọi người ít có thời gian chăm lo gia đình, chi phí sinh hoạt tăng khiến việc nuôi con quá đắt đỏ.

Ngôi làng 25 năm chưa có trẻ sơ sinh: Cuộc khủng hoảng dân số ở Nhật Bản đang tệ đến mức nào? - Ảnh 2.

Dân số Nhật Bản (triệu người)

Thêm nữa, những định kiến văn hóa về trọng nam khinh nữ, các chuẩn mực gia trưởng ngăn cấm người mẹ quay trở lại văn phòng làm việc hay phụ nữ xây dựng sự nghiệp càng khiến tình hình tệ hơn.

“Người Nhật thường khá e ngại khi nói về chuyện sinh con của nữ giới, trong khi đây lại là điều cực kỳ quan trọng với đất nước tại thời điểm này”, bác sĩ Yuka Okada của bệnh viện Grace Sugiyama nói với CNN.

Trên thực tế, bác sĩ Okada là một trong những trường hợp hiếm hoi ở Nhật Bản khi sinh con xong vẫn có thể tiếp tục sự nghiệp. Rất nhiều bà mẹ có trình độ học vấn cao tại Nhật phải làm các công việc bán thời gian ở siêu thị để nuôi con vì văn hóa kỳ thị ở các công ty.

Số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy năm 2021, 39% lao động nữ tại Nhật Bản là làm bán thời gian, cao hơn nhiều so với chỉ 15% ở nam giới.

Lụi tàn

Theo CNN, sự ra đời của bé Kentaro tại Kawakami không phải do dân làng đợi quá lâu và những cố gắng thúc đẩy sinh sản của họ có hiệu quả. Thực tế là gia đình Yokobori vốn sinh sống ở thành phố nhưng chuyển về ngôi làng này theo phong trào bỏ phố về quê.

Đã chán với cảnh cuộc sống bận rộng, không khí ô nhiễm, chi phí sinh hoạt cao và nhiều áp lực, ngày càng nhiều bạn trẻ Nhật muốn về quê sinh sống.

Một cuộc khảo sát tại Tokyo cho thấy 34% số người được hỏi hứng thú với việc bỏ phố về quê, cao hơn mức 25,1% của năm 2019. Nếu chỉ tính riêng trong độ tuổi ngoài 20 thì tỷ lệ này lên đến 44,9%.

Gia đình nhà Yokobori đến làng Kawakami và hoàn toàn sống tự túc. Họ nuôi gà, trồng rau, chặt gỗ và sống trong căn nhà nhỏ. Chồng của Hirohito thì theo đuổi đam mê làm gỗ còn vợ Miho thì trở thành bà nội trợ toàn thời gian.

Thế nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nhà Yokobori có giữ được lối sống này hay không, khi bé Kentaro dần lớn và cần sự giáo dục tốt hơn vẫn là một câu hỏi.

Ngôi làng 25 năm chưa có trẻ sơ sinh: Cuộc khủng hoảng dân số ở Nhật Bản đang tệ đến mức nào? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi gia đình Yokobori chuyển về làng Kawakami cách đây 10 năm, cả 2 vợ chồng đều không nghĩ nhiều về cấu trúc dân số của ngôi làng. Thế nhưng thời gian qua đi, chứng kiến những người hàng xóm dần qua đời còn cộng đồng xuống dốc, họ cũng dần mất đi niềm tin thuở ban đầu.

“Bây giờ ngôi làng còn chẳng có đủ người để duy trì các hoạt động xã hội, lễ họp hay những sự kiện cộng đồng nữa... Tôi càng quen biết nhiều người thì khi họ mất tôi càng thấy buồn. Cuộc sống vẫn sẽ phải tiếp diễn cho dù thế nào đi chăng nữa”, chị Miho than thở.

*Nguồn: CNN

Tin mới

Phóng viên Mỹ đi triển lãm Bắc Kinh về nói lời cay đắng: Các hãng xe phương Tây thua rồi!
2 giờ trước
Một phóng viên của chuyên trang xe điện Mỹ InsideEVs đã có một trải nghiệm khó quên tại triển lãm Bắc Kinh 2024.
Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
2 giờ trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
Cuộc chiến phân khúc ô tô nhỏ bình dân: Mẫu xe rẻ nhất nhà Toyota "bứt tốc" mạnh mẽ vẫn hụt hơi trước i10
2 giờ trước
Hyundai Grand i10 bất ngờ sa sút phong độ khiến mẫu xe cỡ nhỏ nhà Toyota lần đầu trở thành mẫu xe bán chạy nhất phân khúc.
Giá vàng hôm nay 17/5: Vàng thế giới được dự báo có thể đạt 2.600 USD/ounce
2 giờ trước
Giá vàng hôm nay (17/5) giảm nhẹ trên thế giới và ổn định trong nước sau phiên đấu thầu thành công hôm qua của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, giá vàng thế giới được dự báo sẽ sớm đạt mốc 2.600 USD/ounce nếu vượt qua mốc 2.400 USD/ounce.
Đầu mùa mưa giá heo tăng vọt nhưng người nuôi chưa mạnh dạn tái đàn
3 giờ trước
Hiện nay, giá heo tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tăng ở mức cao. Tuy nhiên do một thời gian dài nắng nóng đàn heo chậm lớn và còn nhiễm một số loại bệnh mùa khô làm người chăn nuôi lo ngại dẫn đến việc tái đàn chậm.

Tin cùng chuyên mục

iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
3 giờ trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng: Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng, xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng
4 giờ trước
Không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; Đến ngày 15/6 tới, rút giấy phép đơn vị không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng,... là những chỉ đạo của Thủ tướng trong phiên họp chiều tối 16/5.
Tổng giám đốc SJC nói SJC không có lợi từ biến động giá vàng
16 giờ trước
Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) khẳng định, SJC và Ngân hàng Nhà nước không có lợi từ biến động giá vàng trong thời gian qua.
Giá vàng trúng thầu cao kỷ lục gần 89 triệu đồng/lượng, giá vàng hôm nay hướng mốc 100 triệu đồng
21 giờ trước
Cập nhật kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 16/5 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng, cao hơn tới 1,4 triệu đồng/lượng so với giá mua vào được niêm yết tại SJC.