Nhiều ngân hàng chuẩn bị hoàn thành Basel III

22/08/2022 16:51
Hiện chưa có bất cứ quy định nào bắt buộc phải áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn Basel III cho các ngân hàng Việt. Tuy nhiên, nhiều nhà băng cũng đã tiên phong trong việc triển khai Basel III.

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) là tổ chức được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.

Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn là Hiệp ước vốn Basel hay còn gọi là Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế.  Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế và đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Đây cũng là bản Hiệp ước Basel được nhắc đến nhiều nhất tại Việt Nam.

Cuộc cải cách hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục, nhất là sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Đến năm 2010, khuôn khổ Basel III được hình thành nhằm khắc phục những hạn chế của Basel trước đó và cung cấp thêm nền tảng bền vững, ngăn ngừa những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.

Một trong những thay đổi chủ yếu của Basel III là nâng tỷ trọng và chất lượng vốn. Khuôn khổ Basel III yêu cầu các ngân hàng nắm giữ lượng vốn cao hơn và với chất lượng cao hơn nhằm bù đắp những thiệt hại không kỳ vọng.

Nếu mục tiêu chủ yếu của Basel I, II là nâng cao chất lượng, sự ổn định hệ thống của ngân hàng và đẩy mạnh áp dụng thông lệ quốc tế, Basel III hướng tới khắc phục những hạn chế về quy định vốn, nâng cao, siết chặt quản trị rủi ro. Nhờ đó, các nhà băng có thể cải thiện khả năng ứng phó, tự giải thoát trước khủng hoảng tài chính.

Tại Việt Nam, đã có trên 20 ngân hàng thương mại triển khai Basel II theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 41/2016-TT-NHNN. Trong đó, VIB và Vietcombank là 2 ngân hàng đầu tiên "tốt nghiệp", được NHNN tổ chức lễ công nhận vào cuối năm 2018, chính thức áp dụng từ 1/1/2019.

Đối với Basel III, hiện chưa có bất kỳ quy định nào bắt buộc phải áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn này cho các ngân hàng Việt. Tuy nhiên, một số nhà băng cũng đã tiên phong trong việc triển khai Basel III.

Ngân hàng OCB mới đây cho biết, nhà băng này đang tập trung triển khai những tiêu chuẩn quốc tế cao hơn như Basel III và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Trước đó, OCB là một trong những ngân hàng triển khai trước hạn việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II về an toàn vốn. Ngay sau VIB và Vietcombank, tháng 12/2018, OCB cũng công bố về việc đáp ứng Thông tư 41 của NHNN.

Hồi tháng 5 vừa qua, SeABank cũng đã tổ chức công bố kết quả triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng.

Trước đó, một số ngân hàng cũng đã tiên phong triển khai ngay sau khi hoàn thành Basel II. Chẳng hạn, tại TPBank, ngân hàng này cuối năm 2021 đã tuyên bố hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III.

Ngày 24/2/2022, NamABank cũng công bố triển khai và áp dụng các yêu cầu quản trị rủi ro theo Basel III. Động thái này được tiến hành sau khi năm 2021, nhà băng này được công nhận tuân thủ cả 3 trụ cột theo chuẩn mực Basel II.

VIB và MSB thì đã hoàn thiện áp dụng Basel III trong quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Trong khi đó HDBank cũng đã áp dụng hai chỉ số đảm bảo thanh khoản là hệ số quỹ bình ổn ròng (NSFR) và tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) của Basel III.

Việc tuân thủ các chuẩn mực Basel cũng có ý nghĩa quan trọng với các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên xét duyệt tín dụng cho những ngân hàng có mức độ dồi dào về vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao, năng lực quản trị rủi ro tốt (thể hiện qua việc thực hiện Basel II, Basel III, IFRS 9,…). Không những vậy, điều này còn giúp ngân hàng cải thiện xếp hạng tín nhiệm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Đại lý báo Isuzu mu-X 2025 ra mắt Việt Nam tháng sau, cạnh tranh Everest bằng thiết kế mới long lanh, động cơ có thể gây tranh cãi
3 giờ trước
Isuzu mu-X mới sắp ra mắt Việt Nam sẽ là bản nâng cấp facelift với thay đổi chính ở ngoại hình. Bản cũ đang được nhiều đại lý xả hàng tồn với giá giảm hàng trăm triệu đồng.
Ma trận quảng cáo: Khi người nổi tiếng “đánh cắp” niềm tin của người tiêu dùng
3 giờ trước
Quảng cáo sai sự thật, lợi dụng uy tín của những người được cho là nổi tiếng để dẫn dắt hành vi tiêu dùng đang trở thành một vấn đề nhức nhối.
Tủ lạnh gần 100 triệu bị nói "không đáng tiền": 4 người dùng không đủ, công nghệ ngăn đông gây thất vọng
4 giờ trước
Dù phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ để mua, nhưng người dùng này có vẻ đã chọn sản phẩm không phù hợp với nhu cầu.
Việt Nam sở hữu cây thiêng ngàn tuổi: Được vua Lê sắc phong, tuổi thọ đứng thứ hai thế giới
4 giờ trước
Đây là loại cây kinh tế lâm nghiệp đang được khuyến kích trồng lấy gỗ bảo vệ rừng và hiện được trồng công trình tại khu đô thị nhiều.
Thanh long Bình Thuận rớt giá sâu đầu vụ, nhà vườn lao đao
5 giờ trước
Nhiều chủ vườn thanh long Bình Thuận cảm thấy "sốc" khi giá bán giảm nhanh, gần như chạm đáy

Tin cùng chuyên mục

Honda sẽ sản xuất xe máy điện giá rẻ
9 giờ trước
Honda có kế hoạch đẩy mạnh quá trình điện khí hóa các dòng xe máy, đồng thời điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể cùng mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga siêu hiếm của Honda về đại lý Việt: Thiết kế 'không đụng hàng, trang bị vượt Vision - ăn xăng không tới 2L/100km
1 ngày trước
Chỉ có duy nhất 4 chiếc được bán tại Việt Nam.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
1 ngày trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện
2 ngày trước
Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.