Như chuyện hài: Không xuất khẩu được gà vì… đàn vịt nhà hàng xóm

07/12/2017 18:49
Cả trang trại nuôi gà hiện đại, được Công ty Koyu Unitek Nhật Bản giới thiệu đối tác để xuất khẩu, nhưng khi phía đối tác tới xem trang trại thì… hỡi ơi, không đủ tiêu chuẩn vì mấy con vịt của nhà hàng xóm. Xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản: Không cần Hiệp định Thú yLô hàng thịt gà đầu tiên chính thức xuất khẩu sang NhậtNgành chăn nuôi heo sẽ... chết nếu chơi theo luật "ao làng"

Trong buổi lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo Luật Chăn nuôi tổ chức sáng nay ở TP.HCM, ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ chia sẻ, ngành chăn nuôi khu vực Đông Nam bộ đang có hai “vấn đề lớn” cần giải quyết. Đó là việc mật độ chăn nuôi quá dày và các trang thiết bị sử dụng trong giết mổ, thu gom sản phẩm chăn nuôi không được xử lý dịch bệnh sau khi sử dụng.

Theo  khoản 2, Điều 67 dự thảo Luật Chăn nuôi, vị trí xây dựng trang trại chăn nuôi mới phải đảm bảo khoảng cách xa chợ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, khu đông dân cư, đường giao thông chính, nguồn nước sinh hoạt.

Nhưng hiện tại, người chăn nuôi tại Đồng Nai được yêu cầu phải di dời vào khu chăn nuôi tập trung, khoảng cách giữa các trại chăn nuôi, các hộ chăn nuôi… cũng không đảm bảo an toàn dịch bệnh, không theo thông lệ quốc tế.

nhu chuyen hai: khong xuat khau duoc ga vi… dan vit nha hang xom hinh anh 1

Đã có trại gà không xuất khẩu được vì... đàn vịt nhà hàng xóm. Ảnh minh họa: Nguyên Vỹ

Ông Ngọc kể, việc các trang trại, các hộ nuôi san sát nhau như hiện nay đã gây khó khăn cho việc chăn nuôi sạch bệnh, huống gì phải đưa vào khu chăn nuôi tập trung. Như tại trại ông Ngọc, được đầu tư công nghệ cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản nhưng mới đây, khi các chuyên gia của một đối tác sang xem vùng nguyên liệu thì họ lại không chấp nhận. Nguyên nhân là nhà bên cạnh có nuôi vịt, có thể lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng tới trại gà nhà ông Ngọc.

“Sản phẩm chăn nuôi của Thái Lan xuất khẩu được khắp nơi vì họ chăn nuôi có khoảng cách, trại này có bị bệnh thì cũng không ảnh hưởng tới trại kia”, ông Ngọc nêu ví dụ.

Trong khi đó, vấn đề trang thiết bị, dụng cụ dùng để giết mổ, thu gom gia súc, gia cầm của các cơ sở giết mổ hiện nay chính là nguồn lây lan dịch bệnh. Một số sản phẩm sử dụng trong quá trình thu gom gia cầm trước khi giết mổ như lồng nhựa, thùng xe… phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ sau khi dùng.

“Một trại nuôi hiện đại xuất bán sản phẩm thì phải 7 – 10 ngày mới bắt hết gà, nếu lồng nhựa, xe… nhiễm bệnh thì sang ngày thứ 2 là gà tại trại có dấu hiệu lây bệnh, qua ngày thứ 3 là đàn gà bắt đầu bị ảnh hưởng, cần phải dùng thuốc. Mà dùng thuốc, kháng sinh lúc này chắc chắn ảnh hưởng tới sản phẩm”, ông Ngọc nêu ý kiến.

Do đó, trong quy định về giết mổ công nghiệp, cần bổ sung khu vực vệ sinh lồng gà, nhúng qua nước sôi 80 độ C… để khử trùng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho trại chăn nuôi.

nhu chuyen hai: khong xuat khau duoc ga vi… dan vit nha hang xom hinh anh 2

Dự thảo Luật Chăn nuôi với mục đích quản lý và hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Luật sư Hoàng Văn Sơn – Trưởng văn phòng Luật sư VNC thì cho rằng, dự thảo Luật Chăn nuôi quá ôm đồm, mang nặng tính quản lý ôm quyền của Bộ NNPTNT hơn là cơ sở để các cá nhân, hộ gia đình… phát triển cạnh tranh bền vững ngành chăn nuôi.

Ví dụ như quy định về nghiên cứu tạo giống, quản lý nguồn gen giống vật nuôi… đây là những vấn đề các doanh nghiệp, tổ chức sẽ tự giải quyết trong môi trường cạnh tranh, không cần nhà nước phải can thiệp.

Trong khi đó, Luật nên bổ sung các hành vi bị cấm gồm việc mua bán, cho tặng, trao đổi gia súc, gia cầm bị dịch bệnh. Theo ông Sơn, trên thực tế, đã xảy ra trường hợp các tổ chức, cá nhân bán, cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn các vật nuôi bị nhiễm bệnh hoặc các hộ chăn nuôi bán gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh do sợ bị thua lỗ… Việc này vừa gây lây lan dịch bệnh vừa gây hiệu ứng xấu trong xã hội.

Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thừa nhận rằng, vấn đề chăn nuôi tập trung hay tập trung chăn nuôi đã được đề cập nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết. Luật Chăn nuôi sẽ trình Quốc hội trong năm 2018, đây là lần đầu tiên Việt Nam có Luật Chăn nuôi nhằm quản lý tốt ngành chăn nuôi và tạo điều kiện cho ngành, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi… phát triển.

Tuy nhiên, ông Dương cũng cho rằng, không đâu “làm luật” như ở Việt Nam,vì còn nhiều vướng mắc, bất cập. Luật ban hành chưa kịp áp dụng thì đã phải sửa đổi, nông dân, doanh nghiệp chưa kịp nắm được luật thì đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn… Do đó, ông Dương kỳ vọng, các doanh nghiệp,Hiệp hội, hộ chăn nuôi… sẽ cùng góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật Chăn nuôi trước khi trình Quốc hội.

Ông Dương trích dẫn, những điểm chú ý của dự thảo Luật Chăn nuôi gồm, muốn nuôi chó phải đăng ký với UBND xã, không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào, không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống già, loại thải từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích giết mổ lấy thịt…

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.880.480 VNĐ / tấn

17.24 UScents / lb

0.47 %

+ 0.08

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

229.211.092 VNĐ / tấn

399.94 UScents / lb

1.62 %

+ 6.37

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.982.683 VNĐ / tấn

1,045.10 UScents / bu

0.47 %

+ 4.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.472.054 VNĐ / tấn

295.65 USD / ust

0.42 %

+ 1.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
8 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
9 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
13 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng