Những công ty làm ăn bết bát sau khi lãnh đạo vướng vòng lao lý

07/02/2023 07:26
Lãnh đạo các doanh nghiệp FLC, Louis Holdings, Trí Việt đã bị khởi tố trong năm 2022 với hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán".

Tập đoàn FLC

Theo BCTC quý 3 của Tập đoàn FLC, trong quý 3, doanh thu thuần của FLC chỉ đạt 429 tỷ đồng, bằng 30% cùng kỳ năm 2021. Doanh thu thấp hơn giá vốn khiến FLC lỗ gộp 96 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính của FLC chỉ đạt 18 tỷ đồng, giảm tới 93% so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí tài chính lại tăng lên 106 tỷ đồng, tăng 58% do công ty cơ cấu lại các khoản vay. Mặc dù chi phí bán hàng giảm mạnh đến 71% so với cùng kỳ, nhưng vì FLC tăng trích lập dự phòng cho các khoản phải thu quá hạn nên chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng đến 147%, nguyên nhân là doanh nghiệp phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản phải thu quá hạn. Cộng thêm, khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết lên đến 318 tỷ đồng, khiến FLC báo lỗ sau thuế 785 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn FLC ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.091 tỷ đồng, giảm 63% so với 9 tháng năm 2021 và lỗ sau thuế lên đến 1.891 tỷ đồng.

Những công ty làm ăn bết bát sau khi lãnh đạo vướng vòng lao lý - Ảnh 1.

Giải trình về vấn đề này, FLC cho biết doanh thu và giá vốn hàng bán kỳ này giảm tương ứng 70% - 60% so với cùng kỳ năm trước do tác động của hàng loạt yếu tố, bao gồm ảnh hưởng từ tình hình chung của thị trường kinh doanh bất động sản; sự thay đổi trong chính sách tín dụng dành cho khách hàng đầu tư; sự thay đổi các vị trí lãnh đạo chủ chốt; cũng như việc doanh nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc bộ máy và các mảng kinh doanh cốt lõi.

Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của FLC đã có nhiều biến động kể từ khi Trịnh Văn Quyết – nguyên chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt tạm giam và bị khởi tố vì hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán" trong cuối tháng 3. Việc ông Quyết bị bắt còn gây ảnh hưởng tới những doanh nghiệp khác trong cùng hệ sinh thái FLC.

Những công ty làm ăn bết bát sau khi lãnh đạo vướng vòng lao lý - Ảnh 2.

Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (mã: AMD) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất quý 4 đạt 21 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ 2021 và lỗ sau thuế 127 tỷ đồng trong quý IV/2022 trong khi cùng kỳ năm trước vẫn có lãi 1,7 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, FLC Stone đạt doanh thu thuần gần 486 tỷ đồng, bằng chưa đầy 1/3 cùng kỳ. Công ty báo lỗ sau thuế kỷ lục hơn 150 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2021 vẫn có lãi 11 tỷ. FLC Stone giải trình, tổng doanh thu quý 4 sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ sự việc của ông Quyết dẫn đến việc các đối tác và ngân hàng dừng hợp đồng mua bán và dừng thi công các công trình xây dựng. Còn nguyên nhân dẫn đến lỗ sau thuế là do công ty trích lập bổ sung dự phòng của một số khoản thu nợ phải thu theo quy định.

Tương tự, CTCP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC (mã CK: GAB) cũng ghi nhận doanh thu quý 4 giảm 92% chì vỏn vẹn gần 10 tỷ đồng, và lỗ sau thuế 1,4 tỷ. Luỹ kế năm 222, GAB lỗ 2,7 tỷ đồng, nguyên nhân cũng do 1 phần từ ảnh hưởng từ sự việc của ông Quyết dẫn đến các đối tác, tổ chức tín dụng dừng hoặc hạn chế giao dịch với GAB do lo ngại là bên liên quan, ngoài ra, do giá cả thị trường có sự biến động mạnh, cũng như giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, bên cạnh đó thị trường tiêu thụ hàng hoá các mặt hàng nông sản trong kỳ giảm.

Nhóm doanh nghiệp Louis

Sau khi cựu Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân bị bắt do thao túng thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Louis Holdings cũng có kết quả kinh doanh bết bát.

Những công ty làm ăn bết bát sau khi lãnh đạo vướng vòng lao lý - Ảnh 3.

Cụ thể, tại Công ty CP Louis Land (HoSE: BII) ghi nhận doanh thu thuần quý 4 bằng 0 và báo lỗ sau thuế 14 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, TGG ghi nhận doanh thu đạt 155 tỷ đồng, giảm 6% và lỗ sau thuế 69 tỷ đồng.

Tại Công ty CP Louis Capital (HoSE: TGG) ghi nhận doanh thu thuần quý 4 chỉ đạt 837 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt 617 tỷ đồng. TGG báo lỗ sau thuế 12 tỷ đồng trong quý 4. Lũy kế cả năm, TGG ghi nhận doanh thu đạt 577 tỷ đồng, giảm 28% và báo lỗ 37 tỷ đồng.

Cả 2 công ty đều cho biết nguyên nhân lỗ vì trong kỳ, công ty không có khoản lợi nhuận đáng kể nào từ việc đầu tư kinh doanh chứng khoán, đồng thời do trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, dẫn đến khoản lỗ tại công ty mẹ. Ngoài ra, các khoản lỗ tại công ty con cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hợp nhất.

Một doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái "họ Louis" là CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (HoSE: AGM) cũng ghi nhận mức lỗ sau thuế quý 4 và lũy kế năm 2022 lần lượt là 104 tỷ đồng và 139 tỷ đồng.

Trí Việt

Cũng liên quan trong vụ việc của ông Đỗ Thành Nhân, ông Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt đã bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc về tội thao túng thị trường chứng khoán trong tháng 4.

Sau đó, vào ngày 9/12/2022, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CK Trí Việt (TVB) đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC) về tội Thao túng thị trường chứng khoán cũng liên quan đến vụ việc đẩy giá cổ phiếu nhóm Louis.

Những công ty làm ăn bết bát sau khi lãnh đạo vướng vòng lao lý - Ảnh 4.

Theo báo cáo tài chính quý 4, TVC lỗ sau thuế 123 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 119 tỷ đồng. Luỹ kế năm 2022, doanh thu thuần của TVC đạt 154 tỷ đồng, giảm 64% so với năm ngoái và lỗ sau thuế 380 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 547 tỷ đồng. Công ty giải thích nguyên nhân doanh thu trong quý 4/2022 giảm là do giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán giảm mạnh so với cùng kỳ 2021. Doanh thu tài chính bị ảnh hưởng bởi diễn biến giá cổ phiếu không thuận lợi trong khi chi phí tài chính tăng cao vì phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán khi giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư giảm sâu.

Còn TVB báo lỗ sau thuế 16,8 tỷ đồng trong quý 4 và lũy kế năm 2022 lãi 17,3 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ. Công ty giải thích doanh thu giảm mạnh là vì thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, giá trị và khối lượng giao dịch giảm nhiều đãn tới các khoản doanh thu từ đầu tư tự doanh, doanh thu phí môi giới và margin đều giảm. Trong khi doanh thu giảm thì chi phí lại tăng.

Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
5 giờ trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
5 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
5 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
5 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
4 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.