Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia

16/08/2022 15:23
Bà Nguyễn Thái Hải Vân mới đây được bổ nhiệm làm Giám đốc quốc gia của Apple tại Việt Nam. Bên cạnh bà Hải Vân, nhiều nữ doanh nhân Việt cũng đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của các tập đoàn đa quốc gia.

Nguyễn Quỳnh Trâm: Tổng Giám đốc của Microsoft Việt Nam

Đầu tháng 3 năm nay, bà Nguyễn Quỳnh Trâm được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Microsoft Việt Nam. Nữ doanh nhân này có hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý các thị trường khu vực châu Á và châu Âu, từng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông và truyền thông.

Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng giám đốc của Microsoft Việt Nam.

Trước khi gia nhập Microsoft, bà Trâm giữ vị trí Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào của Google. Trước đó, bà cũng là Phó Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành của FOX Networks Group và từng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo tại Vietnamobile, VSTV – liên doanh đầu tiên giữa Đài truyền hình Việt Nam VTV và Tập đoàn truyền hình trả tiền của Pháp Canal Plus, PayPal và Orange France. Bà Trâm còn là nhà nghiên cứu và viết dự án cho Việt Nam tại Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Theo Microsoft, trên cương vị CEO, bà Trâm sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trên tất cả các ngành, góp phần giúp Việt Nam đạt được tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. “Nữ tướng” của Microsoft Việt Nam cũng sẽ tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp áp dụng công nghệ đám mây, xây dựng khả năng phục hồi sau đại dịch, trao quyền cho các doanh nghiệp số và các công ty khởi nghiệp để thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.

Nguyễn Thái Hải Vân: Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam

Theo thông tin trên LinkedIn, bà Nguyễn Thái Hải Vân - cựu CEO Grab Việt Nam hiện đảm nhiệm vị trí Giám đốc quốc gia của Apple tại thị trường Việt Nam. Bà Hải Vân bắt đầu vai trò mới từ tháng 5 năm nay.

Trước đó, vào tháng 3, một số nguồn tin tiết lộ bà Nguyễn Thái Hải Vân rời vị trí CEO Grab Việt Nam sau hơn 2 năm ngồi “ghế nóng”. Ngày 12/3, đại diện công ty xác nhận thông tin này và cho biết bà Hải Vân nghỉ việc để theo đuổi một cơ hội nghề nghiệp mới.

Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, cựu CEO Grab Việt Nam. Ảnh: Grab Việt Nam

Bà Nguyễn Thái Hải Vân là Giám đốc điều hành thứ hai của Grab Việt Nam. Bà gia nhập công ty năm 2019 và được bổ nhiệm làm CEO thay ông Jerry Lim từ đầu năm 2020.

Trước Apple và Grab, bà Hải Vân có 17 năm làm việc tại Unilever Việt Nam. Nữ doanh nhân này có có kinh nghiệm dày dạn trong việc hoạch định chiến lược thương mại và điều phối hoạt động kinh doanh tiếp thị của hàng loạt ngành hàng của Unilever Việt Nam và Unilever khu vực Đông Nam Á.

Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam, Lào, Campuchia

Bà Lương Thị Lệ Thủy gia nhập tập đoàn công nghệ Cisco từ năm 2006. Đến năm 2015, bà được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam. Năm 2021, bà Thủy được Cisco giao thêm trọng trách mới là điều hành và phát triển 2 thị trường Campuchia và Lào.

Nữ CEO này phụ trách các hoạt động phục vụ khách hàng trong nhiều ngành kinh tế để đưa những sáng tạo mới nhất của Cisco đến khu vực, hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh và góp phần đổi mới công nghệ tại các quốc gia bà lãnh đạo.

Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia - Ảnh 3.

Bà Lương Thị Lệ Thủy là Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam từ năm 2015. Ảnh: Cisco

Trước khi đầu quân cho Cisco, bà Thủy phụ trách phân khúc khách hàng đa quốc gia của Dimension Data, một đối tác của Cisco. Tại đây, bà Thủy được trao tặng giải thưởng Asia Premier League Award và Customer Satisfaction Award vào các năm 2004 và 2005.

Nguyễn Phụng Trân – Tổng Giám đốc Constantia Việt Nam

Constantia Việt Nam là một thành viên của Constantia Flexibles, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Áo, chuyên cung cấp các giải pháp bao bì đa dạng cho các công ty dược phẩm và hàng tiêu dùng. Trước khi trở thành CEO năm 2019, bà Nguyễn Phụng Trân từng có ba năm đảm nhiệm vị trí CFO (giám đốc tài chính) của công ty.

Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Phụng Trân – Tổng Giám đốc Constantia Việt Nam. Ảnh: Constantia Việt Nam

Bà Trân tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh của trường Quản trị Eller thuộc Đại học Arizona (Mỹ) năm 2005 theo học bổng Fulbright. Bà có bằng cử nhân Quản lý Công nghiệp tại đại học Bách khoa TP HCM.

Trước khi gia nhập Constantia Việt Nam, bà Trân là Phó Giám đốc tài chính của Đại học RMIT tại TP HCM. Bà cũng có hơn 13 năm làm việc tại P&G, trong đó có ba năm tại P&G Indochina tại Bình Dương với vị trí giám đốc tài chính nhà máy, sau thời gian làm việc tại P&G Asia Singapore.

Đặng Tuyết Dung - Giám đốc quốc gia Visa Việt Nam và Lào

Năm 2018, bà Đặng Tuyết Dung được bổ nhiệm làm Giám đốc quốc gia Visa Việt Nam và Lào. Bà Dung chịu trách nhiệm giám sát tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Visa tại hai quốc gia có nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh ở khu vực Đông Nam Á.

Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia - Ảnh 5.

Đặng Tuyết Dung - Giám đốc quốc gia Visa Việt Nam và Lào. Ảnh: Visa

Trước đó, bà Dung nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Maritime Bank, kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng bán lẻ tại Maritime Bank từ tháng 12/2014. Nữ doanh nhân này cũng có hơn 5 năm làm việc tại Techcombank và hơn 15 năm làm việc tại Citibank Việt Nam trong nhiều vai trò khác nhau.

Bà Dung có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng ở Đại học Kinh tế quốc dân và tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

Phạm Thị Thu Diệp - Tổng Giám đốc kiêm giám đốc khối Công nghệ, IBM Việt Nam

Đầu năm 2021, IBM công bố bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Diệp vào vị trí Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam. Bà Thu Diệp cũng là “nữ tướng” đầu tiên của IBM kể từ khi công ty này hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia - Ảnh 6.

Bà Phạm Thị Thu Diệp - Tổng Giám đốc kiêm giám đốc khối Công nghệ, IBM Việt Nam. Ảnh: IBM Việt Nam

Là một nhà quản lý cấp cao với hơn 23 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, bà Thu Diệp bắt đầu sự nghiệp của mình tại công ty dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp toàn cầu TRG International. Bà cũng đã nắm giữ một số vị trí tại Exact, đơn vị cung cấp dịch vụ ERP và phần mềm đám mây cho khách hàng chuyên ngành kế toán.

Bà Thu Diệp gia nhập IBM vào đầu năm 2011 và đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau trong các mảng kinh doanh Dịch vụ và Phần mềm đám mây lai. Trước khi được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc, bà Thu Diệp là Giám đốc quốc gia, nhóm điện toán đám mây và phần mềm biết nhận thức của IBM Việt Nam.

Nguyễn Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam

Bà Nguyễn Bích Vân gắn bó với Unilever từ những ngày đầu tập đoàn này có mặt tại Việt Nam. Trước khi trở thành Chủ tịch Unilever Việt Nam, bà Vân đã trải qua nhiều vị trí tại công ty này, từ nhân viên đến phụ trách mảng tiếp thị ngành hàng chăm sóc cá nhân, quản lý.

Những nữ doanh nhân Việt làm sếp các công ty đa quốc gia - Ảnh 7.

Nguyễn Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam. Ảnh: Unilever Việt Nam

Năm 2015, bà phụ trách phát triển khách hàng cho toàn khu vực Đông Nam Á, Australia, New Zealand. Năm 2017, sau 21 năm gắn bó, bà trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của Unilever Việt Nam.

Tin mới

BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
9 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
9 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
9 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
8 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
7 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.