Những nữ tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á: Đại diện Việt Nam xếp thứ 2

07/03/2020 12:06
Theo bảng xếp hạng thời gian thực (real-time) của tạp chí Forbes, khu vực Đông Nam Á hiện chỉ có 4 nữ tỷ phú USD.Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet là nữ tỷ phú giàu thứ 2 khu vực, xếp sau Shu Ping – vợ ông chủ chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao.

Shu Ping

Tài sản: 3,2 tỷ USD

Quốc gia: Singapore

Những nữ tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á: Đại diện Việt Nam xếp thứ 2 - Ảnh 1.

Bà Shu Ping và chồng, Zhang Yong. Ảnh: Getty Images

Shu Ping là giám đốc và đồng sáng lập của Haidilao - một trong những chuỗi nhà hàng lẩu thành công nhất tại Trung Quốc với hàng trăm nhà hàng và nhiều cơ sở khác tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Singapore. Nữ doanh nhân này cũng là vợ của Zhang Yong – nhà sáng lập và Chủ tịch của Haidilao. Ông là tỷ phú giàu nhất của đảo quốc sư tử với tài sản 13,2 tỷ USD.

Tỷ phú Zhang là người gốc Trung Quốc. Ông tốt nghiệp một trường nghề ở Thành Đô, từng có 6 năm làm việc ở nhà máy máy kéo và vài lần thất bại trong kinh doanh. Sau đó, ông bắt đầu kinh doanh nhà hàng với bạn gái (bây giờ là vợ) và vài người bạn, với tổng số vốn góp được ban đầu chưa đến 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.400 USD). Chuỗi nhà hàng Haidilao của vợ chồng ông Zhang chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 9/2018.

Nguyễn Thị Phương Thảo

Tài sản: 2,5 tỷ USD

Quốc gia: Việt Nam

Những nữ tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á: Đại diện Việt Nam xếp thứ 2 - Ảnh 2.

Bà Thảo là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam. Ảnh: Vietjet

Sinh năm 1970, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của hãng hàng không Vietjet là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam được Forbes công nhận. Năm 2019, bà cũng được tạp chí này đưa vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Bà Thảo bắt đầu kinh doanh vào khoảng năm 1988, khi còn là sinh viên đại học năm thứ hai ngành tài chính và kinh tế ở Moscow. Lúc đầu, khi số vốn còn ít ỏi, bà nhận các mặt hàng quần áo, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng từ nhà cung cấp ở Nhật, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc, rồi bán ở Nga trong những năm trước khi Liên Xô tan rã. Trong vòng 3 năm kinh doanh đầu tiên, bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD. Sau đó, bà chuyển sang buôn thép, máy móc, phân bón và các mặt hàng khác.

Teresita Sy-Coson

Tài sản: 2,4 tỷ USD

Quốc gia: Philippines

Những nữ tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á: Đại diện Việt Nam xếp thứ 2 - Ảnh 3.

Teresita Sy-Coson là người thừa kế của gia đình giàu nhất Philippines. Ảnh: Bloomberg

Teresita Sy-Coson là con gái cả của Henry Sy – nhà sáng lập SM Investments – một trong các tập đoàn đa ngành lớn nhất Philippines. Trước khi qua đời vào đầu năm 2019 ở tuổi 94, Henry Sy giữ danh hiệu người giàu nhất Philippines 11 năm liên tiếp.

Hiện Teresita Sy-Coson là đồng chủ tịch của SM Investment. Ngoài bán lẻ, tập đoàn này còn hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính và sở hữu ngân hàng lớn nhất nước - BDO Unibank.

Elizabeth Sy

Tài sản: 2,1 tỷ USD

Quốc gia: Philippines

Những nữ tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á: Đại diện Việt Nam xếp thứ 2 - Ảnh 4.

Elizabeth Sy là con gái thứ 2 của cố tỷ phú Henry Sy. Ảnh: esquiremag

Elizabeth Sy là con gái thứ 2 của cố tỷ phú Henry Sy. Bà tham gia tích cực vào các ngành giải trí, du lịch và khách sạn của tập đoàn. Nữ doanh nhân này đảm nhiệm vị trí chủ tịch SM Hotels & Conventions. Bà bắt đầu sự nghiệp từ công việc trợ lý tại khách sạn đầu tiên của cha mình - Manila Royal Hotel.

Tin mới

iPhone 16 Pro Max có nâng cấp mới mà người dùng Việt cực kỳ quan tâm
5 giờ trước
Thời lượng pin trên iPhone 16 Pro Max có thể sẽ được nâng cấp mạnh. Đây vốn là một yếu tố được người dùng Việt quan tâm ở bất kỳ thế hệ iPhone mới nào.
Chuyên gia khuyến nghị: Người dùng iPhone nên làm điều này để máy chạy mượt hơn!
4 giờ trước
Đây là một trong những nguyên khiến iPhone hao phí công suất, hoạt động không mượt mà.
Những ai muốn chơi xe sang cũ coi chừng sụp hố: Tiền sửa quá cả tiền xe, được 1 nhưng phải bỏ ra 2
3 giờ trước
Những chiếc xe sang cũ tưởng là món hời, nhưng cũng có thể là "hố tiền khổng lồ".
Toyota Hilux điện sản xuất từ năm sau: Mới có bản cabin đơn, dự kiến sẽ sớm đến Việt Nam
3 giờ trước
Toyota xác nhận phiên bản thuần điện của Hilux sẽ bắt đầu được lắp ráp từ cuối 2025 tại Thái Lan rồi xuất khẩu sang các nước khác.
Thị trường vàng vẫn chờ Nghị định 24 sửa đổi
2 giờ trước
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần khẩn trương sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP nhằm tăng nguồn cung thị trường vàng đồng thời kiến nghị xóa bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.