Nợ xấu tăng nhanh, hiện nay ngân hàng nào có nhiều nợ nhóm 5 nhất?

01/12/2021 07:04
Nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng dẫn đầu lên tới 53.084 tỷ đồng, chiếm đến 80% tổng nợ nhóm 5 của 28 ngân hàng khảo sát.

Số liệu từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng cho thấy tổng dư nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đến thời điểm 30/9 lên tới khoảng 66.556 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cuối năm 2020.

Trong đó, Agribank chưa công bố báo cáo tài chính quý III nên tạm tính theo số liệu đến 30/6, ngân hàng này đang đứng đầu hệ thống về nợ có khả năng mất vốn với 14.330 tỷ đồng. Mặc dù vậy, con số này đã giảm hơn 12% so với cuối năm 2020, tương đương giảm hơn 2.000 tỷ đồng.

Đứng kế sau Agribank, nợ nhóm 5 của BIDV đến cuối quý III ở mức 13.881 tỷ đồng, giảm 1.809 tỷ so với cuối quý II và giảm 2.644 tỷ so với cuối năm trước.

Ngược với Agribank và BIDV, Vietcombank ghi nhận nợ có khả năng mất vốn tăng 1.941 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, đưa tổng nợ nhóm 5 vào cuối quý III lên gần 6.279 tỷ đồng. Tương tự, nhóm nợ này tại SHB cũng tăng gần 30%, ở mức 4.937 tỷ.

Ngoài những ngân hàng kể trên thì Sacombank, VietinBank, VIB, ACB, Eximbank và SeABank cũng nằm trong Top 10 ngân hàng có nhiều nợ nhóm 5 nhất tại thời điểm 30/9.

Nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng đứng đầu này lên tới 53.084 tỷ đồng, chiếm đến 80% tổng nợ nhóm 5 của 28 ngân hàng khảo sát.

Mặc dù có hàng nghìn tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn nhưng đây đều là các nhà băng đứng đầu về dư nợ cho vay. Bởi vậy, tỷ lệ nợ nhóm 5 chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 1,5% tổng dư nợ tại thời điểm quý III. Điển hình như VietinBank, tuy có tới hơn 3.500 tỷ nợ có khả năng mất vốn nhưng con số này chỉ chiếm 0,3% tổng dư nợ cho vay.

Nợ xấu tăng nhanh, hiện nay ngân hàng nào có nhiều nợ nhóm 5 nhất? - Ảnh 1.

Trong 28 ngân hàng khảo sát, Techcombank có tỷ lệ Nợ nhóm 5/Tổng dư nợ thấp nhất ở mức 0,1%. Con số này liên tục được duy trì kể từ đầu năm chủ yếu do ngân hàng tích cực sử dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu.

Ngoài Techcombank, một số nhà băng khác cũng sở hữu tỷ lệ Nợ nhóm 5/Tổng dư nợ ở mức rất thấp như TPBank (0,2%), VietinBank (0,3%), VPBank (0,3%), MB (0,3%), Bac A Bank (0,4%).

Ngược lại, PG Bank và Viet Capital Bank dù chỉ có vài trăm tỷ nợ nhóm 5 nhưng vẫn chiếm hơn 2% tổng dư nợ cho vay và là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cao nhất nhì hệ thống.

Sau 9 tháng đầu năm, có tổng cộng 16/28 ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn tăng so với cuối năm trước. Trong đó, Nam A Bank đứng đầu về tốc độ tăng khi nợ nhóm 5 của ngân hàng này vào cuối quý III ở mức 1.156 tỷ, gấp 2,5 lần hồi đầu năm.

Đứng kế sau là HDBank (+56,1%), ABBank (+52%), Vietcombank (+44,7%), SHB (+29,9%),…

Ngược lại, nợ nhóm 5 của Kienlongbank giảm mạnh nhất, từ mức 1.782 tỷ hồi cuối năm 2020 xuống còn 537 tỷ. Kết quả này có được nhờ ngân hàng hoàn tất xử lý khoản nợ có khả năng mất vốn gần 1.900 tỷ được đảm bảo bởi 176 triệu cổ phiếu STB.

Ngoài Kienlongbank, 11 ngân hàng khác cũng giảm được nhóm nợ này trong 9 tháng đầu năm như VPBank (-47%), VietinBank (-41,4%), TPBank (-29,4%), Eximbank (-26,5%), LienVietPostBank (-21,9%).

Nợ xấu tăng nhanh, hiện nay ngân hàng nào có nhiều nợ nhóm 5 nhất? - Ảnh 2.

* Số liệu Agribank ước tính đến thời điểm 30/6/2021. (Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp)

Xu hướng thu hẹp quy mô của nợ nhóm 5 trong 9 tháng đầu năm có sự hỗ trợ rất lớn từ chính sách cho phép giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép giữ nguyên nhóm nợ làm cho bức tranh nợ xấu chưa phản ánh đúng thực tế.

Thời gian qua, NHNN đã ban hành 3 Thông tư 01, 03, 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ. "Trên 600 nghìn tỷ đã được cơ cấu nợ, nhưng đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm hoặc sang năm 2022, con số này sẽ còn lên cao nữa, bởi dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Và bản chất nợ được cơ cấu là nợ xấu", Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng - ông Nguyễn Quốc Hùng - cho biết tại một hội thảo mới đây.

Ngoài sự hỗ trợ của chính sách, việc đẩy mạnh sử dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu cũng giúp nhiều ngân hàng thu hẹp quy mô nợ nhóm 5 trong 9 tháng đầu năm. Theo đó, BIDV đã sử dụng hơn 12.126 tỷ đồng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ, con số này tại BIDV là hơn 11.900 tỷ, VietinBank (5.100 tỷ), MB (2.955 tỷ),…

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng rất tích cực xử lý nợ xấu thông qua hình thức rao bán trực tiếp hoặc thanh lý tài sản đảm bảo.

Vào quý I, Kienlongbank đã bán xong 176 triệu cổ phiếu STB - tài sản đảm bảo cho khoản nợ nhóm 5 có giá trị gần 1.900 tỷ. Trong khi theo Chứng khoán Bản Việt, Sacombank có thể đã thanh lý được ba bất động sản thế chấp cho các khoản nợ có trị giá 1.000 tỷ đồng.

Bên khối quốc doanh, Agribank, BIDV và VietinBank cũng liên tục chào bán các khoản nợ có giá trị lên tới hàng trăm, nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
46 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
27 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
8 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.