Ông Nguyễn Duy Hưng: 'Nếu cả PAN, CP và FMC cùng ngồi lại mà còn không làm được thì chỉ có thể là chúng ta quá kém'

11/01/2022 07:02
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, để phát triển thực sự bền vững phải có nguồn lực: một là thị trường, hai là khả năng tổ chức sản xuất, ba là công nghệ và nguồn nhân lực kèm theo. Khi PAN, CP và FMC ngồi lại cùng nhau, tất cả nền tảng đều đã có đủ.

Phát hành tăng vốn điều lệ thêm gần 2.360 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn PAN (The PAN Group) vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường với nội dung chính là phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. 

Theo đó, PAN dự kiến phát hành thêm tối đa 235,83 triệu cổ phiếu, bao gồm: 86,54 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (tỷ lệ 5:2); chào bán thêm 108,18 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phần (tỷ lệ 2:1); chào bán 41,11 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn 90% bình quân giá đóng cửa 10 phiên liền trước ngày HĐQT quyết định phê duyệt phương án phát hành chi tiết. 

Sau phát hành, vốn điều lệ của PAN sẽ tăng lên mức tối đa 4.522 tỷ đồng. 

Theo nghị quyết, số tiền huy động đợt trong đợt phát hành tăng vốn này của PAN sẽ được dùng để: (i) đầu tư tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả; (ii) đầu tư M&A các công ty mới có triển vọng phát triển trong 5 – 10 năm tới; (iii) đầu tư ngắn hạn và trung hạn vào các sản phẩm đầu tư an toàn, có lãi suất cố định trên thị trường, tối ưu hoá nguồn vốn; (iv) góp vốn/tăng vốn cho các công ty thành viên, phục vụ mục đích đầu tư mở rộng sản xuất; (v) hỗ trợ cho các công ty thành viên (cho vay ngắn hạn nội bộ, cho vay vốn lưu động); (vi) tái cơ cấu các khoản vay, bổ sung vốn lưu động. 

Ngoài ra, cổ đông PAN cũng đã thông qua phương án bán cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Số lượng cổ phiếu đăng ký bán tối đa 2 triệu đơn vị, giá bán dự kiến 23.000 đồng/cp. 

"Cả PAN, CP và FMC cùng ngồi lại mà không làm được thì chúng ta quá kém"

Chia sẻ tại đại hội về hợp tác chiến lược với CP Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng cho biết: "CP Việt Nam thành công về con giống và thức ăn, nhưng không thành công mảng nuôi tôm. Việc họ đầu tư cùng với PAN không chỉ đơn thuần là phân chia lợi nhuận từ Fimex, mà cái họ muốn là kết hợp với PAN mở rộng Fimex". 

"Chính vì chiến lược chung đó mà năm vừa rồi diện tích farm của Fimex tăng lên gấp đôi, đồng thời chuẩn hoá quy trình. Hiện nay chúng tôi mới làm được ở Sóc Trăng. Để làm nông nghiệp, quan trọng nhất là yếu tố con người. Đó là nền tảng để chúng tôi mở rộng quy mô. Khi chúng tôi làm được từ a đến z sản phẩm chất lượng cao, sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào những người mua nước ngoài. Thậm chí, khách hàng phải tìm đến chúng tôi. Vì nếu họ không mua của chúng tôi, sẽ không dễ để tìm được một đối tác sản xuất có thể đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật".   

Ông Hưng cho biết, CP Group đưa được tôm vào thị trường Nhật Bản từ năm 80. Nguyên tắc của họ là mua sản phẩm từ các nhà sản xuất Indo, Ấn Độ, Nam Mỹ… chế biến và bán sang Nhật. Nhưng hiện nay người Nhật không thích mua theo cách như vậy mà họ muốn sản phẩm phải theo chuỗi giá trị và có nguồn gốc. 

"CP nhìn thấy trước được điều đó, do đó họ muốn hợp tác với PAN làm chuỗi giá trị. Phía CP đang không làm tốt khâu nuôi trồng nên họ kỳ vọng vào PAN. Đó là chiến lược chung của chúng tôi khi bắt tay với nhau", ông Hưng nói.

Ông Hưng cũng nói thêm rằng, trong cái bắt tay này, PAN là bên có lợi thế hơn. Bản thân phía PAN và Fimex thiếu con giống, còn lại những khâu khác tốt hơn CP. Nhưng Chủ tịch PAN lưu ý, làm nông nghiệp không thể tiến hành một cách nhanh chóng được, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. 

Ông Hưng cũng khẳng định chắc chắn rằng, PAN sẽ không bao giờ bán Fimex. Trong quy chế cổ đông chiến lược, CP không được quyền đầu tư quá 25% cổ phần. Hai bên khi đầu tư đều hiểu mình thiếu cái gì và bù trừ cho nhau. 

Ông Hưng nói :"Ở PAN không bao giờ nhìn nhận một nghị quyết là cơ hội nhân 2 nhân 3. Đó đều là những yếu tố xúc tác rất quan trọng cho việc phát triển ngành. Tuy nhiên để phát triển thực sự bền vững, chúng ta phải có nguồn lực. Một là thị trường, hai là khả năng tổ chức sản xuất, ba là công nghệ và nguồn nhân lực kèm theo. Khi PAN, CP và FMC ngồi lại cùng nhau, chúng tôi có tất cả những nền tảng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là hôm nay làm một nhà máy, ngày mai làm 2 – 4 – 6 nhà máy, không đơn giản như thế. Đó là câu chuyện của các nhân tố. Chúng ta làm tốt một chỗ, đào tạo nguồn nhân lực, đưa vào những nơi chưa phát triển, mở rộng quy mô theo thị trường. Nếu doanh số quá lớn ngay lập tức sẽ không có thị trường. Bản thân người mua cũng không vì ông này nói hay mà bỏ ngay nhà cung cấp bền vững lâu nay cho người ta. Việc muốn tăng thị trường là câu chuyện của năm này qua năm khác". 

"Nhưng chỉ có điều, nếu cả PAN, CP, FMC cùng ngồi lại với nhau mà không làm được, thì chỉ có thể là chúng ta quá kém". 

Con đường M&A của PAN 

Khi được hỏi về ý tưởng thực hiện M&A của PAN trong mảng nông nghiệp, ông Nguyễn Duy Hưng từ chối tiết lộ cụ thể, nhưng cho biết: 

"Chúng tôi nhìn vào đội ngũ quản lý có thể làm được việc lớn, nếu họ có khả năng, PAN sẵn sàng M&A. Một cách khác, chúng tôi có thể tìm kiếm công ty nào trong tình trạng bết bát nhưng họ có những tài sản mà thị trường có thể khai thác". 

Ông Hưng nói rằng phía PAN từ xưa đến nay thực hiện thành công 100% các thương vụ M&A mà không có đổ vỡ, tỷ lệ này trên thế giới chỉ là 20%. 

Nhìn về tương lai, Chủ tịch PAN cũng chia sẻ thẳng thắn về cách mà công ty thực hiện với các thương vụ đầu tư của mình: 

"Khi có nguồn lực tài chính mạnh hơn từ phát hành tăng vốn, chúng tôi sẽ có nhiều Vinaseed hơn, nhiều FMC hơn. Cuối cùng, cái khó nhất là hệ thống quản trị xuyên suốt. Khi chúng ta kiểm soát được nhân lực, tài chính, tỷ lệ sở hữu không cần lên tới 70 – 80% mà chỉ cần 51%. 10 tầng 51% sẽ là rất nhiều, trở thành tập đoàn rất lớn. 

Thông thường người ta có hai cách làm, một là xuất phát từ một thứ xong làm đa ngành. Điều đó cũng có mức độ rủi ro riêng, nhưng cái hay nằm ở sức mạnh người đứng đầu. 

Cách thức hai là hợp nhất từ 30% - 50% - 80%, sau đó lại quay trở về 51%. Cách làm thứ hai khó khăn hơn, mất công hơn, nhưng bền vững hơn. 

PAN chọn con đường đi thứ hai. Chúng tôi làm tốt hơn rồi làm rộng ra, sau đó tăng vốn để quay trở về tỷ lệ sở hữu 51%. FMC chính là một ví dụ về cách PAN làm". 

Tin mới

'Thiên đường' của dầu Nga chính thức lộ diện: Tái xuất hơn 5 triệu tấn nhiên liệu hợp pháp sang châu Âu, trở thành khách hàng lớn nhất của Moscow
10 giờ trước
Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, quốc gia này đã 'phù phép' thành công nhiên liệu Nga vào châu Âu.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là chiếc iPhone xuất sắc nhất từng được làm ra
9 giờ trước
Có thể iPhone 15 Pro Max là chiếc điện thoại đắng cấp cao nhất, nhưng chiếc iPhone ra mắt cách đây 10 năm này mới thực sự vĩ đại.
Hơn 60 tấn tôm hùm bị chết ở Phú Yên, người nuôi cay đắng bán giá 50.000 đồng/kg
9 giờ trước
Chỉ trong 3 ngày, hơn 60 tấn tôm hùm xanh tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bị chết, người nuôi phải thu gom đem bán với giá bèo bọt, có loại chỉ 30.000-50.000 đồng/kg.
Hyundai Accent 2024 lộ diện không che chắn trên đường phố Việt Nam: Dự kiến ra mắt tháng này, dễ lấy lại ngôi vương của Vios
9 giờ trước
Một chiếc Hyundai Accent thế hệ mới bắt gặp khi đang chạy thử tại Việt Nam không có điểm khác so với thị trường Ấn Độ.
Sau dịch vụ taxi điện mini đầu tiên, lại có thêm khách sộp "chốt đơn" 20 chiếc Wuling Mini EV để phục vụ kinh doanh
7 giờ trước
Lô 20 chiếc xe điện Wuling Mini EV đã chính thức được bàn giao cho một thương hiệu sâm.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.