Petrolimex, PV Oil được tranh mua, vì sao Petimex lại ế?

10/09/2018 11:30
Yếu tố thị trường cộng thêm hiệu quả kinh doanh thấp khiến Petimex kém hấp dẫn hơn.

Đầu mối xăng dầu lớn thứ 5 vẫn kém sức hút

Năm 2017 thị trường chứng khoán Việt Nam đón ông lớn kinh doanh xăng dầu số 1 Việt Nam Petrolimex chào sàn, sang năm 2018, Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil) cũng gây bão trên thị trường đầu năm khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng được nhà đầu tư tranh mua số lượng lớn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) cũng thu hút nhà đầu tư.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã IPO hơn 27,4 triệu cổ phiếu vào cuối năm 2011. Mặc dù diễn ra trong bối cảnh sụt giảm của thị trường chứng khoán lúc đó, phiên đấu giá vẫn thu hút 307 nhà đầu tư đặt mua cổ phần vượt 11% lượng chào bán, điều đó cho thấy sức hút của đơn vị đầu ngành này.

Trong khi đó, phiên đấu giá của PV Oil đã thu hút 3.195 nhà đầu tư tham gia với khối lượng đăng ký mua cổ phần gần 483,2 triệu cp, gấp 2,3 lần lượng chào bán.

Phiên IPO của Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim) cũng có sự tham gia của 258 nhà đầu tư đấu giá khối lượng 57,4 triệu cổ phần, gấp 5 lần lượng chào bán.

Không giống các đơn vị trên, phiên đấu giá của đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn thứ 5 cả nước với thị phần tiêu thụ trên 5% lại diễn ra không thuận lợi. Thực hiện IPO hơn 48 triệu cp (35,4% vốn điều lệ), Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) chỉ thu hút 61 nhà đầu tư đặt mua 797.900 cổ phần, đạt tỷ lê 1,7%. Đâu là yếu tố khiến phiên IPO của Petimex kém hấp dẫn?

Thị trường đuối sức

Nguyên nhân khách quan có thể đến từ thị trường vốn không thuận lợi. Phiên đấu giá của PV Oil hay Thalexim gần đây được hỗ trợ rất nhiều từ sự đi lên của thị trường chứng khoán hồi đầu năm.

Tuy nhiên, thời điểm IPO của Petimex diễn ra lúc thanh khoản thị trường xuống thấp, dòng vốn ngoại rút khỏi thị trường và VN-Index chưa có nhiều biến chuyển lớn. Do đó, động lực đầu tư là chưa lớn, thể hiện ở các phiên IPO cùng thời điểm như Vinalines hay Dầu Khí Đồng Dương Kiên Giang cũng kém sức hút.

Một yếu tố khách quan khác là việc các nhà đầu tư có lẽ ‘bội thực’ với lượng IPO dồn dập từ cuối năm ngoái đến nay. Từ đợt IPO khủng ‘26.000 tỷ’ trước Tết dương lịch của BSR, PV Oil, PV Power, VRG, Genco3 đến liều thuốc thử tiếp theo từ đợt IPO Vinafood II, Hapro, Protrade đã khiến lượng tiền chôn chân vào các thương vụ trên là khá lớn. Và sự ‘hụt hơi’ của dòng tiền đã được thể hiện trong các phiên IPO bị ‘ế’ sau đó.

Không chỉ IPO ế, việc chào bán cho NĐT chiến lược của Petimex cũng thất bại khi tỷ lệ bán chỉ 15% không đủ quyền biểu quyết.

Tuy nhiên, nếu đẩy nguyên nhân cho yếu tố thị trường là chưa đầy đủ, phiên đấu giá của doanh nghiệp đầu ngành Petrolimex năm 2011 cũng diễn ra trong bối cảnh thị trường sụt giảm nhưng vẫn thành công. Do đó, yếu tố nội tại của Petimex cũng cần được xem xét.

Hiệu quả kinh doanh và chất lượng nguồn vốn chưa tốt

Petimex là doanh nghiệp Nhà nước thành lập vào cuối năm 1992. Ngành nghề kinh doanh chính là xuất nhập khẩu – kinh doanh xăng dầu. Công ty là đầu mối xăng dầu đứng vị trí thứ 5 cả nước khi có hơn 1.500 cửa hàng trực thuộc trải dài từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Sản lượng nhập khẩu xăng dầu bình quân 1,089 triệu m3/năm với thị phần 5-6%. Sản lượng tiêu thụ bình quân 1,086 triệu m3/năm, chiếm 4-5% thị phần trong nước.

Hoạt động kinh doanh của Petimex qua các năm có sự tăng trưởng về lợi nhuận. Trong năm 2017, doanh thu ghi nhận 11.498 tỷ đồng và mang về 72,4 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Petrolimex, PV Oil được tranh mua, vì sao Petimex lại ế? - Ảnh 1.

Trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của Petimex đạt 6.935 tỷ, tăng trưởng 28%. Lợi nhuận trước thuế thu về 75 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ và thực hiện 75% kế hoạch năm.

Đó là điểm sáng trong tăng trưởng kinh doanh, nhưng Petimex vẫn còn đó nhiều yếu tố bất định. Doanh thu sụt giảm mạnh từ 2012 do thị trường tái xuất giảm mạnh và chỉ bắt đầu hồi phục từ năm 2017.

Hiệu quả kinh doanh của Petimex cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Mặc doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Petimex chỉ lãi chưa đến 100 tỷ đồng. Cụ thể, tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của Petimex năm 2017 chỉ có 0,6%, thấp hơn nhiều so với Petrolimex là 2,5% hay ROS năm 2016 của PV Oil là 1,4%.

Petimex cũng gặp khó với nguồn vốn khi vốn điều lệ tăng khi cổ phần hóa chủ yếu là tài sản cố định, trong khi doanh nghiệp cần vốn lưu động lớn cho nhập khẩu xăng dầu. Hiện vốn chủ sở hữu của Petimex chỉ đạt 871 tỷ do vẫn còn lỗ lũy kế hơn 500 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Petimex cuối tháng 6 đạt 6.845 tỷ đồng. Do nguồn vốn thấp nên nợ phải trả lên đến 5.974 tỷ đồng; trong đó vay nợ ngắn hạn 3.711 tỷ chiếm 54% tổng tài sản. Có thể thấy chất lượng tài sản và chất lượng nguồn vốn của Petimex cũng là yếu tố đáng nghi ngại.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
5 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
6 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
6 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
6 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.