Phụ thuộc “nồi cơm” tín dụng, lợi nhuận ngân hàng "lung lay” vì Covid-19

28/03/2020 09:00
(Dân Việt) Báo cáo tài chính năm 2019 cho thấy các ngân hàng vẫn “sống” dựa vào "nồi cơm" tín dụng là chủ yếu, khi tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ lệ đóng góp của thu nhập từ lãi có xu hướng tăng trở lại. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, các ngân hàng phải cân nhắc lại kế hoạch kinh doanh trong năm nay.

Báo cáo tài chính năm 2019 cho thấy các ngân hàng vẫn "sống" dựa vào "nồi cơm" tín dụng là chủ yếu, khi tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ lệ đóng góp của thu nhập từ lãi có xu hướng tăng trở lại. Theo đó,  chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng và đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ "chậm lại" vì dịch Covid-19.

phu thuoc “noi com” tin dung, loi nhuan ngan hang "lung lay” vi covid-19 hinh anh 1

Chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng và đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ "chậm lại" vì dịch Covid-19.

Phụ thuộc "nồi cơm" tín dụng, lợi nhuận ngân hàng "lung lay" vì Covid-19

Tổng thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng của 26 ngân hàng trong năm 2019 đạt hơn 248 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2018. Mức tăng này cao hơn mức tăng trưởng 16% của năm 2018 so với năm 2017.

Nếu xét về tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng trong 3 năm trở lại đây có thể thấy, nguồn thu này luôn duy trì trên mức 75%. Trong đó, năm 2017, tỷ trọng này là 78%, năm 2018 xuống còn 75,5% và tăng lên xấp xỉ 76% vào năm 2019.

Trong khi đó, tổng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng có tỷ lệ đóng góp vào tổng thu nhập tăng từ 22% trong năm 2017 lên 25% trong năm 2018 và giảm về 24% trong năm 2019. Xét về giá trị tuyệt đối, tổng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng đạt gần 79 nghìn tỷ đồng trong năm 2019, tăng 19% so với năm 2018. Trước đó, tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng năm 2018 tăng mạnh hơn với mức tăng lên tới 31% so với năm 2017.

Những con số này cho thấy, cấu phần lợi nhuận, tín dụng - đầu tư vẫn là mảng đem về lợi nhuận áp đảo.

Đơn cử như tại quán quân lợi nhuận năm 2019 là "ông lớn" Vietcombank, thu nhập lãi thuần từ mảng tín dụng - đầu tư chiếm tới 75,6%.

Năm 2019, thu nhập lãi thuần từ mảng tín dụng - đầu tư chiếm tới 83,9% tổng thu nhập hoạt động của VPBank. VietinBank cũng phụ thuộc lớn vào mảng này với tỷ trọng 81,9%.

Bớt phụ thuộc hơn có thể kể đến như BIDV và MB với tỷ trọng lần lượt 74,7% và 73%.

Techcombank là ngân hàng ít phụ thuộc vào mảng tín dụng - đầu tư nhất với tỷ trọng chỉ 67,7%.

Tuy nhiên, nếu tính cả thu nhập từ nợ ngoại bảng, mảng tín dụng - đầu tư vẫn đem về trên 80% thu nhập hoạt động cho các ngân hàng kể trên, ngoại trừ Techcombank.

Theo phân tích của các chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 sẽ tác động đến ngành ngân hàng ở các khía cạnh quan trọng: Cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình thấp hơn, nhất là 3 quý đầu năm 2020; tiềm ẩn nợ xấu tăng khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động. Tín dụng tăng trưởng thấp trong những tháng đầu năm 2020 là một dẫn chứng điển hình.

"Tín dụng vẫn là mảng chủ chốt, duy trì ở mức cao đã giúp nhiều nhà băng đạt được mục tiêu lợi nhuận nghìn tỷ trong năm qua. Dưới tác động của dịch bệnh khiến các ngân hàng phải cân nhắc lại kế hoạch kinh doanh trong năm nay. Năm nay ngân hàng lãi một ít cũng đã rất vui rồi", Chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù mục tiêu lợi nhuận chưa được nhiều ngân hàng công bố, nhưng nhìn vào mức độ tăng trưởng tín dụng giảm cũng có thể thấy được bức tranh không mấy sáng sủa của ngành ngân hàng trong năm nay.

Trước tình hình trên, một số ngân hàng đã có động thái điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận. NamABank vừa công bố báo cáo thường niên năm 2019. Đáng lưu ý, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 của ngân hàng giảm 13,47% so với năm 2019, ở mức 800 tỷ đồng.

Hay như trước đó, tại ĐHĐCĐ của BIDV, Chủ tịch Phan Đức Tú cho biết, BIDV vẫn giữ mục tiêu lợi nhuận riêng lẻ là 12.500 tỷ đồng. Nhưng con số này được xây dựng trên cơ sở dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nhất vào cuối tháng 3 này. Nếu tình hình kiểm soát dịch khó khăn và phức tạp hơn, BIDV sẽ linh hoạt, xây dựng kịch bản xấu hơn, có thể đề nghị ĐHCĐ giao quyền, báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để có điều chỉnh thích hợp.

Ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt cũng cho hay, tác động trước mắt của dịch bệnh khiến doanh thu, thu nhập và dòng tiền trong ngắn hạn của khách hàng bị ảnh hưởng nên giai đoạn này Ngân hàng quan tâm nhiều đến vấn đề cơ cấu lại nợ hơn là cho vay mới. Hiện có khoảng 20% tổng dư nợ cho vay khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đang hoành hành.

Với những diễn biến trên, có thể mục tiêu lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ phải điều chỉnh giảm so với dự kiến hồi đầu năm.   

"Rời" lịch ĐHĐCĐ vì Covid-19

phu thuoc “noi com” tin dung, loi nhuan ngan hang "lung lay” vi covid-19 hinh anh 2

Hiện chỉ có một ngân hàng đã tổ chức xong ĐHĐCĐ thường niên 2020 là BIDV (diễn ra ngày 7/3/2020).

Trước ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của dịch Covid-19, theo dự báo của giới phân tích, kế hoạch lợi nhận năm 2020 sẽ là "tâm điểm" không thể thiếu trong mùa đại hội đồng cổ đông năm này của các ngân hàng.

Trong dự kiến ban đầu, cao điểm mùa ĐHĐCĐ ngành ngân hàng năm nay rơi vào nửa cuối tháng 4. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của NHNN, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các tổ chức tín dụng được yêu cầu cần chủ động phối hợp với NHNN chi nhánh trên địa bàn xin ý kiến của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về việc tổ chức đại hội cổ đông/đại hội thành viên để có hình thức tổ chức phù hợp hoặc xin lùi thời điểm tổ chức, đảm bảo nghiêm ngặt việc phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện có nhiều diễn biến phức tạp theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành có thẩm quyền.

Đến nay, đã có 5 ngân hàng công bố "rời" lịch họp ĐHĐCĐ vì dịch Covid-19, gồm: Eximbank, Techcombamk, ACB, SeABank, MBBank. Hiện chỉ có một ngân hàng đã tổ chức xong ĐHĐCĐ thường niên 2020 là BIDV (diễn ra ngày 7/3/2020).

Tin mới

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu
42 phút trước
Sở hữu cơ sở hạ tầng sản xuất hoàn chỉnh, lực lượng lao động lành nghề, chính sách hỗ trợ tốt lại không bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị, quốc gia này có nhiều điều kiện để thu hút các ông lớn ngành ô tô toàn cầu.
Dân buôn xe cũ tranh luận về VinFast VF 3: Nơi bán bình thường, nơi mất cả cọc
59 phút trước
Nhiều người kinh doanh xe đã qua sử dụng cho rằng VinFast VF 3 sẽ không tác động quá lớn đến thị trường xe cũ, tuy nhiên thực tế thị trường ghi nhận nhiều khách hàng "rút cọc" mua xe xăng cũ để chuyển sang mua xe điện mới.
BQL dự án “nghìn tỷ” ở Quảng Ngãi xin lùi thời gian hoàn thành đồng loạt 5 dự án
2 giờ trước
Đến thời điểm này, đường nối từ cầu Thạch Bích - Tịnh Phong là 1 trong 5 công trình, dự án được chủ đầu tư là BQL dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, “đệ đơn” xin cấp thẩm quyền tỉnh cho lùi thời gian hoàn thành đồng loạt, tính trong vòng chưa đến 6 tuần qua.
Bao giờ đưa vào sử dụng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ đồng tại Đà Nẵng?
2 giờ trước
Dự án Khu Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng được gỡ vướng, Bí thư Đà Nẵng yêu cầu chậm nhất trong tháng 8/2024 phải hoàn thành các đề án khai thác hạ tầng, đưa vào sử dụng.
Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Bảng tính trả góp cụ thể cho khách hàng mua VinFast VF 3
3 giờ trước
Với giá bán ưu đãi từ 235 triệu đồng áp dụng cho giai đoạn cọc sớm từ 13-15/5, khách hàng chỉ cần trả góp hơn 2 triệu/tháng là có thể sở hữu mẫu mini car đô thị đang “dậy sóng” trên thị trường. VinFast VF 3 càng hút khách hơn khi hãng dự kiến sẽ bàn giao 20.000 xe ngay trong năm 2024.
Ưu đãi đặc quyền sắm xe sang chỉ dành riêng cho khách hàng Honda
3 giờ trước
Công ty Honda Việt Nam (HVN) triển khai chương trình khuyến mãi "Xe đỉnh vươn tầm - Khẳng định vị thế" (CTKM) dành riêng cho khách hàng thân thiết khi mua các mẫu xe SH125i, SH150i và SH160i. Đừng bỏ lỡ cơ hội thăng hạng xe, nâng tầm phong cách với mức trả góp lãi suất 0% hấp dẫn bạn nhé!
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tung nhiều gói bán xe VinFast VF 3, "chốt đơn" thế nào để tiết kiệm được cả chục triệu đồng?
4 giờ trước
Mẫu xe điện VinFast VF 3 đang tạo nên cơn sốt thực sự với giá thành hấp dẫn. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể tiết kiệm được hàng chục triệu đồng với loạt ưu đãi này.
Giá USD hôm nay 16/5: Trong và ngoài nước đồng loạt "lao dốc"
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 16/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 16/5 ở mức 24.240 đồng, giảm mạnh 29 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua.