Quốc hội thông qua phân bổ hơn 2.500 tỷ đồng cho EVN đưa điện lưới ra Côn Đảo

18/01/2024 10:09
Quốc hội chính thức phân bổ hơn 2.500 tỷ đồng cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện dự án kéo điện lưới ra Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Hơn 94% đại biểu đã tán thành thông qua Nghị quyết về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo Nghị quyết của Quốc hội, 2.526 tỷ đồng được lấy từ dự phòng ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư dự án này. Nguồn lực còn lại của dự án kéo điện lưới ra Côn Đảo lấy từ vốn tự có của EVN, tương đương hơn 2.420 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 16/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc Quốc hội cho ý kiến phân bổ vốn cho EVN để kéo điện lưới ra Côn Đảo. Theo Chính phủ, tại Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 16/6/2023 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương là cơ quan quyết định đầu tư dự án, EVN là chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư của Dự án là 4.950,156 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của EVN khoảng 2.423,996 tỷ đồng, vốn NSTW là 2.526,16 tỷ đồng. Việc đầu tư cho Dự án với mục tiêu cấp điện ổn định và an toàn cho lưới điện trên đảo, đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Côn Đảo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo đảm chủ quyền biển đảo quốc gia là cần thiết.

Về cơ chế giao vốn, Báo cáo của Chính phủ nêu ra một số khó khăn, vướng mắc về quy định hiện hành. Theo đó, quy định tại Điều 44 Luật Ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tại Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/2/2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, EVN là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

"Với quy định này, EVN không phải là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp dự toán ngân sách nhà nước hằng năm", Chính phủ nêu.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 82 Luật Đầu tư công thì Bộ Công Thương sẽ là cơ quan tổ chức lập kế hoạch đầu tư công, đăng ký và giao kế hoạch đầu tư công đối với Dự án.

Căn cứ quy định nêu trên, đúng trình tự pháp luật vốn NSTW bố trí để thực hiện Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được giao cho Bộ Công Thương triển khai. Bộ Công Thương giao cho đơn vị trực thuộc, tổ chức đấu thầu theo quy định (với hình thức này, dự án sử dụng 100% vốn NSTW).

Tuy nhiên, tại Báo cáo Chính phủ nêu rõ: Nếu theo phương án giao Bộ Công Thương thì số vốn còn thiếu so với tổng mức đầu tư là 2.423,996 tỷ đồng chưa có nguồn để cân đối cho Dự án. Bên cạnh đó, EVN không phải là đơn vị trực thuộc Bộ Công thương nên Bộ Công thương không thể phân bổ, giao vốn cho EVN. Như vậy, dự án sẽ không triển khai được ngay trong giai đoạn này.

Chính phủ cho biết dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là dự án có tính chất đặc thù, vừa sử dụng vốn NSTW, vừa sử dụng vốn tự có của EVN. Vì vậy, "để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, cần xem xét, báo cáo Quốc hội để cho cơ chế giao kế hoạch vốn NSTW của Dự án cho EVN", báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Trong khi đó, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành, có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí. Việc bàn giao tài sản sau khi dự án hoàn thành được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý tài sản công và các quy định pháp luật có liên quan.

Do đó, Chính phủ đề xuất với Quốc hội có cơ chế cho phép phân bổ 2.526 tỷ đồng trong tổng số vốn 37.303,015 tỷ đồng cho EVN để thực hiện dự án nói trên. Đồng thời, giao Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 cho EVN để thực hiện dự án. Bộ Công Thương chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải trở thành nơi đáng để đầu tư, đáng để cống hiến
3 giờ trước
Sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương đã về dự Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và xúc tiến đầu tư với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".
Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
3 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Phố điện máy, điện tử đầu tiên ở TPHCM có gì?
3 giờ trước
Phố chuyên doanh điện máy, điện tử Nhật Tảo vừa được đưa vào hoạt động. Nơi đây được quy hoạch từ các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử, thiết bị âm thanh buôn bán nhiều năm nay.
Nguy cơ xe điện giá rẻ Trung Quốc sắp tràn ngập thế giới
4 giờ trước
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có thể đạt được chi phí thấp nhờ mạng lưới mua sắm pin tập trung ở Trung Quốc.
Sếp lớn BYD: ‘Tôi khâm phục VinFast, không đối đầu mà muốn cùng nhau xây dựng thị trường’
5 giờ trước
“Chúng tôi biết về việc VinFast đã bỏ ra rất nhiều sức lực tại Việt Nam. Chúng tôi rất khâm phục và tin rằng khi BYD gia nhập thị trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội”, ông Liu Xueliang – Tổng giám đốc BYD Auto khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói.

Tin cùng chuyên mục

'Món 'Táo' 2 tháng tuổi này chưa từng rẻ đến thế' - Chuyên gia gợi ý
5 giờ trước
Lẽ dĩ nhiên giá cả có thể sẽ có sai khác giữa Việt Nam và nơi cây viết Amy Skorheim của trang Engadget đang sinh sống.
Suzuki âm thầm phát triển mẫu xe máy điện giá rẻ đầu tiên, bổ sung cho bản xăng quyết đấu Honda Vision
6 giờ trước
Đây được xem là chiếc xe máy điện đầu tiên của Suzuki, phát triển từ xe tay ga Access.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
6 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
6 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.