Rò rỉ thủy ngân ra môi trường: Công ty Nhật Bản từng phải chi 86 triệu USD khắc phục hậu quả

09/09/2019 13:25
Các công ty ở Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ phải bồi thường những khoản tiền khồng lồ do làm rò rỉ thủy ngân ra môi trường.

Mỹ

Năm 2017, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đâm đơn kiện 3 công ty Monroe Iron & Metal Co. of Jackson, ở bang Mississippi; Ocanna Inc. of Northbrook ở bang Illinois và Southern Natural Gas Co. of Houston ở bang Texas với cáo buộc vi phạm Luật bảo vệ môi trường , để rò rỉ thuỷ ngân ra môi trường.

Đơn khởi kiện của EPA đệ trình lên tòa án tháng 8/2017 nêu rõ trong thời gian từ năm 1976 đến 1982, 3 công ty này chuyển 1.537kg thuỷ ngân phế liệu trực tiếp hoặc gián tiếp đến công ty Port Refinery có trụ sở tại làng Rye Brook.

Rò rỉ thủy ngân ra môi trường: Công ty Nhật Bản từng phải chi 86 triệu USD khắc phục hậu quả - Ảnh 1.

Trường Trung học Blind Brook ở Rye Brook cũng nằm trong khu vực bị nhiễm thủy ngân. (Ảnh: Daily Voice)

Port Refinery âm thầm chế tạo thủy ngân sau đó rao bán như một sản phẩm trám răng trong hơn 20 năm, làm rò rỉ thủy ngân trên diện rộng ra khu vực. Mãi tới tận năm 1991, vụ việc mới bị lộ tẩy.

Ngay sau khi sự việc vỡ lở, cơ sở của Port Refinery ở Rye Brook lập tức bị dỡ bỏ, 6.500 tấn đất xung quanh khu vực này bị chuyển đi. Toàn bộ chi phí ước tính vào khoảng 6,4 triệu USD.

Trong lần làm sạch thứ 2 bắt đầu từ năm 2004, EPA tiếp tục loại bỏ 9.300 tấn đất bị nhiễm thủy ngân xung quanh Rye Brook với lượng thủy ngân trong đó cao gấp 130 lần so với tiêu chuẩn. EPA cũng làm sạch đường ống ngầm và lắp đặt hệ thống lọc không khí và nước mới ở khu vực. Chi phí cho lần này là hơn 7 triệu USD.

Tiếp tay cho hành động làm rò rỉ thủy ngân đặc biệt nghiêm trọng này, 3 công ty Monroe Iron & Metal Co. of Jackson, ở bang Mississippi; Ocanna Inc. of Northbrook ở bang Illinois và Southern Natural Gas Co. of Houston bị EPA kiện đòi bồi thường 6,5 triệu USD.

Không chỉ 3 công ty này, một số doanh nghiệp khác cũng phải chịu trách nhiệm vì có liên đới tới vụ việc. Tuy nhiên cho tới nay, mới chỉ có 3 công ty Columbia Gas Transmission LLC, Henry Schein, Inc. và Union Carbide Corporation cam kết chi trả 179.647 USD cho số tiền mà EPA phải bỏ ra để khắc phục hậu quả vụ rò rỉ thủy ngân cách đây hơn 40 năm.

Nhật Bản

Thảm họa thủy ngân Minamata cho tới nay vẫn là thảm kịch khủng khiếp nhất do thủy ngân gây ra trong lịch sử xứ phù tang.

Trong khoảng thời từ năm 1932-1958, Công ty Chisso của Nhật Bản xả 27 tấn thủy ngân vô cơ trong quá trình sản xuất Acetal Dehyt ra vịnh Minamata, tỉnh Kumamoto. Số thủy ngân này ngấm vào nước biển khiến cá bị nhiễm độc. Người dân tiêu thụ số cá này và dẫn tới căn bệnh Minamata.

Rò rỉ thủy ngân ra môi trường: Công ty Nhật Bản từng phải chi 86 triệu USD khắc phục hậu quả - Ảnh 2.

Hàng trăm người nhiễm bệnh mất đi khả năng nhận thức, phải sống dựa hoàn toàn vào bố mẹ, người thân. (Ảnh: Mmagnum)

Nhiều trường hợp mắc bệnh bị tê liệt tay chân và môi. Một số người thì gặp khó khăn trong việc nghe, nhìn và đi lại. Có trường hợp còn bị phá hủy não bộ. Số khác bị co quắp chân tay, mất đi khả năng nhận thức.

Tuy nhiên, mãi cho tới năm 1958, chính quyền địa phương mới cấm đánh bắt cá ở khu vực Vịnh Minamata sau khi phát hiện cá là nguy cơ nhiễm bệnh. Theo kết quả xét nghiệm, mức phơi nhiễm thủy ngân của người dân trong khu vực cao gấp 50 lần so với bình thường.

10 năm sau, chính phủ Nhật Bản xác nhận nguyên nhân bệnh Minamata do chất xả thải của công ty Chisso. Sự việc sau đó được đưa lên tòa án Nhật Bản để xem xét với mục đích bảo vệ quyền lợi của hơn 2.000 thiệt mạng và hơn 13.000 người vẫn đang bị ảnh hưởng.

Năm 2004, Chisso phải chi trả 86 triệu USD cho các nạn nhân và chịu trách nhiệm làm sạch khu vực chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, không chỉ Chisso, chính phủ Nhật Bản cũng bị Tòa án Tối cao yêu cầu phải bồi thường thiệt hại gần 700.000 USD cho các nạn nhân của thảm họa.

Ấn Độ 

Cũng giống như các trường hợp ở Ấn Độ và Mỹ, các công nhân của công ty Kodaikanal, Ấn Độ phải mất hàng chục năm kiếm tìm công lý trước khi được đền bù tổn hại mà họ gánh chịu do thủy ngân gây ra.

Kodaikanal được Tập đoàn Hindustan Unilever khánh thành vào năm 1987. Tới năm 2001, các công nhân làm việc tại đây bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân. Họ gặp các vấn đề về thận và mắc một số bệnh khác.

Rò rỉ thủy ngân ra môi trường: Công ty Nhật Bản từng phải chi 86 triệu USD khắc phục hậu quả - Ảnh 3.

Mức thủy ngân trong không khí, nước, đất ở xung quanh Kodaikanal nhiều hơn 1.000 lần so với tiêu chuẩn bình thường. (Ảnh: SICP)

Các nhóm lợi ích cộng đồng khi đó cáo buộc Kodaikanal xử lý thủy ngân mà không tuân thủ giao thức quy định. Tới đầu năm 2001, một số lượng lớn nhiệt kế bị vỡ được phát hiện nằm khắp các khu rừng ở Kodaikanal. Thuỷ ngân cũng được tìm thấy trong đất ở khu bảo tồn động vật hoang dã Kodaikanal và khu bảo tồn đa dạng sinh học Pambar cách không xa nhà máy này.

Trước sức ép của dư luận và các cuộc biểu tình của công nhân, Unilever buộc phải thừa nhận thải mảnh vỡ nhiệt kế chưa qua xử lý, nhưng từ chối chịu bất cứ trách nhiệm nào vì cho rằng lượng thủy ngân quá ít để có thể gây hại đến môi trường.

Theo một cuộc điều tra của Bộ Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ, mức thủy ngân trong không khí, nước, đất ở xung quanh Kodaikanal nhiều hơn 1.000 lần so với tiêu chuẩn bình thường. Hơn 1 thập kỷ sau khi nhà máy này đóng cửa, hơn 1.000 cựu công nhân Kodaikanal được xác nhận bị nhiễm độc thủy ngân nặng. Một hiệp hội đại diện cho 591 công nhân và gia đình của họ thậm chí còn khẳng định 45 công nhân và 18 trẻ em chết do tác động của hóa chất độc hại, tuy nhiên Unilever phủ nhận thông tin này.

Trong năm 2001, Kodaikanal phải đóng cửa sau khi chính quyền bang Tamil Nadu khẳng định công ty đang thải hàng tấn chất thải độc hại ra môi trường.

Kể từ đó, các nhà hoạt động môi trường liên tiếp kêu gọi Unilever phải làm sạch các chất thải độc hại tại các khu bảo tồn động vật hoang dã và đền bù cho các công nhân bị nhiễm bệnh.

Dưới sức ép này, năm 2016, Unilever đồng ý đền bù cho các công nhân từng làm việc tại Kodaikanal. Tuy nhiên số tiền cụ thể không được tiết lộ.

Mặc dù vậy, các nhà hoạt động môi trường cho biết chiến dịch vẫn chưa kết thúc và mục tiêu tới đây của họ là buộc Unilever phải dọn sạch khu vực độc hại mà Kodaikanal tạo ra.

Rò rỉ thủy ngân ra môi trường: Công ty Nhật Bản từng phải chi 86 triệu USD khắc phục hậu quả - Ảnh 4.

Tin mới

Sales xe cũ: ‘VinFast VF 3 sẽ tác động mạnh vào thị trường xe đã qua sử dụng giá rẻ ở tỉnh’
9 giờ trước
Một người kinh doanh xe cũ ở TP Vinh (Nghệ An) cho rằng VinFast VF 3 sẽ tác động mạnh lên thị trường xe cũ. Bởi số người sở hữu xe ở đây rất lớn, hầu hết cần mua xe thứ 2 nên sẽ cân nhắc mua VinFast VF 3 thay vì xe cũ giá rẻ.
Đấu thầu vàng miếng SJC ngày 21/5: Giá vàng trúng thầu gần chạm ngưỡng 90 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Cập nhật kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC ngày 21/5: Đã có 9 thành viên trúng thầu 7.900 lượng vàng với giá 89,42 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng hôm nay trên thị trường 1,08 triệu đồng/lượng.
Món gì cũng đắt đỏ, người nghèo chật vật xoay xở để bữa cơm có thịt
2 giờ trước
Thu nhập ít ỏi trong khi giá thực phẩm, rau xanh, gia vị, gạo muối...ngày càng cao, bà Liên phải tính toán chi li để có bữa cơm kèm thịt cá cho 2 mẹ con.
Từ dao Nhật đến rượu sake: đây là cách startup nước này mở ra ‘chân trời mới’ cho các mặt hàng thủ công truyền thống – Có là gợi ý cho startup Việt?
3 giờ trước
Tận dụng thế mạnh về thương mại điện tử để tiêu thụ các mặt hàng thủ công truyền thống là cách đang được áp dụng tại Nhật Bản.
Hà Nội thiếu hàng chục ngàn căn hộ
3 giờ trước
Theo các chuyên gia, từ nay đến 2025, Hà Nội dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 50.000 căn hộ, đây là lý do khiến các dự án chung cư mới trở nên sốt xình xịch ngay khi có thông tin ra mắt.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.