Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo?

14/04/2019 08:57
Hoạt động tại Việt Nam, do đội ngũ người Việt sáng lập ra nhưng lại đăng ký kinh doanh tại Singapore, là thực tế của nhiều startup hiện nay.

CEO Nguyễn Minh Quý của Novaon từng kể một vài chi tiết trong hành trình mở công ty tại Singapore của mình như sau: "Khi chúng tôi mua một máy tính để thành lập Novaon Singapore, họ cho tiền mua máy tính, trang thiết bị khác, mình chỉ mất 40%, họ trả lại cho mình 60%. Đó là trách nhiệm của Nhà nước phải làm để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp".

Thậm chí, thủ tục thành lập tại đây còn rất đơn giản khi một doanh nghiệp nước ngoài như Novaon chỉ mất 2 ngày và vốn điều kiện tối thiểu 1 USD là đã có giấy phép hoạt động.

"Khuyến khích phải thế. 1 USD, 2 ngày. Đó là khuyến khích. Bạn nghe thấy điều ấy bạn đã biết là nên lập doanh nghiệp ở đâu rồi", CEO Novaon nói.

Trên thực tế, với nhiều chính sách ưu đãi như thủ tục mở công ty đơn giản, miễn giảm thuế trong các năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài mở công ty ở sở tại, hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện, cơ hội gọi vốn và vươn ra thế giới dễ dàng hơn,...Singapore đang trở thành điểm dừng chân của các startup ngoại.

Tại Việt Nam, nhiều startup, bằng cách này hay cách khác đang thành lập công ty ở Singapore nhưng đội ngũ chủ chốt vẫn ở Việt Nam. Các công ty tại Singapore chỉ được dùng làm đại diện pháp nhân, với văn phòng rất nhỏ và nhân sự rất ít để tiết kiệm chi phí tối đa, mọi công việc khác thực tế đều do nhân sự tại Việt Nam đảm trách.

Tất nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về số lượng các startup Việt Nam đăng ký thành lập ở đảo quốc sư tử, dù xu hướng này đã xuất hiện từ những năm 2015, 2016. Bên cạnh Singapore, các startup Việt Nam còn tìm đến một số quốc gia khác trong khu vực như Philippines, Thái Lan... để lập công ty nhưng đây vẫn là vấn đề đáng suy ngẫm.

Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo? - Ảnh 1.

CEO Trần Việt Hùng của GotIt!


Trong một cuộc trao đổi bên lề với chúng tôi, CEO Trần Việt Hùng của GotIt! lý giải các startup thường không có nhiều thời gian để theo đúng quy trình. Trong nhiều trường hợp, khi cơ hội đến, họ phải lựa chọn thành lập công ty, kêu gọi đầu tư nhanh chóng nếu không sẽ để mất cơ hội. Ở những quốc gia chưa hoàn thiện về nền tảng pháp luật và có hệ thống tài chính hỗ trợ tốt, việc startup dời đến một quốc gia khác có thủ tục dễ dàng, được hỗ trợ tốt hơn là điều dễ hiểu.

"Xu hướng startup Việt phải ra chỗ khác đầu tư, thành lập doanh nghiệp không hẳn là tốt, vì sau này nếu công ty ấy thành công, thành quá có thể Singapore được hưởng nhiều hơn Việt Nam. Làm sao để startup ở lại, đồng thời thu hút được startup từ chỗ khác đến khởi nghiệp, tạo thêm giá trị tại đây sẽ tốt hơn".

Trong khi đó, Shark Trần Anh Vương, nhà đầu tư, "cá mập" trong mùa 1 chương trình Shark Tank Việt Nam lại có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề này. Dưới quan điểm của Shark Vương, thế giới giờ là thế giới phẳng, khởi nghiệp ở đâu cũng không quá quan trọng.

"Có người thích khởi nghiệp ở Singapore vì những điều kiện kinh doanh tốt hơn, thuận lợi hơn cho ngành nghề của họ. Có người nghĩ thuận lợi ở đâu cũng không bằng khởi nghiệp ở đất nước mình, công hiến cho xã hội mình. Điều này tùy thuộc vào từng cá nhân thôi".

"Tôi cho là không có định nghĩa khởi nghiệp ở đâu tốt hơn. Khởi nghiệp ở Việt Nam còn vô vàn điều kiện tốt, bằng chứng là nhiều người nước ngoài còn sang đây thành lập công ty, làm những thứ trước nay chúng ta chưa từng nghĩ đến. Chúng tỏ Việt Nam cũng tốt đấy chứ", Shark Vương khẳng định.


Tin mới

Cuộc dịch chuyển âm thầm của ngành logistic trong giai đoạn TMĐT chuyển đổi
9 giờ trước
Trong khi người dùng đang "nghỉ tay" mua sắm sau loạt chiến dịch siêu sale đầu năm thì các doanh nghiệp logistic đang bước vào một cuộc điều chỉnh âm thầm: từ giao hàng đúng giờ đến gia tăng giá trị cảm xúc cho khách hàng. Không còn là câu chuyện về tốc độ, ngành giao nhận đang chuyển mình theo hướng lấy trải nghiệm người dùng làm trung tâm – đặc biệt khi phục vụ nhóm khách hàng chủ lực là người bán online.
Người Việt chuộng ô tô nhập khẩu, hàng loạt xe giảm giá kỷ lục trong tháng 5
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 5/2025 chứng kiến hàng loạt chương trình giảm giá sâu từ các hãng xe và đại lý, trải rộng trên nhiều phân khúc.
Đơn hàng container từ Trung Quốc đến một quốc gia tăng 300%
7 giờ trước
Cú "bắt tay" tạm dừng áp thuế quan giữa 2 quốc gia là nguyên nhân chính cho sự gia tăng này.
BMW X7 giảm giá mạnh tại đại lý, cạnh tranh GLS bằng giá chỉ từ hơn 5 tỷ đồng, riêng tiền khuyến mãi đủ mua một chiếc Ranger
7 giờ trước
Nhiều đại lý giảm giá 550-800 triệu đồng đối với BMW X7.
Piaggio tung bộ đôi Vespa Primavera và Sprint 2025 tại Việt Nam, lấy cảm hứng từ Vespa cổ
7 giờ trước
Vespa Primavera tiêu chuẩn có giá bán từ 80 triệu đồng trong khi bản Sprint là từ 82,4 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.