Sự trỗi dậy của thế hệ F2 trong các tập đoàn Trung Quốc: Kinh doanh gia đình hay gia đình kinh doanh?

25/07/2019 14:10
Không giống như một doanh nghiệp gia đình, một gia đình kinh doanh sẽ luôn sở hữu một hoặc nhiều doanh nghiệp, có thể là hoàn toàn độc lập.

Thách thức chuyển giao của kinh doanh gia đình

Trong những nỗ lực của Trung Quốc để trở thành một nền kinh tế cạnh tranh với Hoa Kỳ, một vài tập đoàn tư nhân đang đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những doanh nghiệp này chủ yếu được điều hành bởi nam giới, thường là trong lĩnh vực sản xuất và bất động sản, và gần như tất cả đều thuộc sở hữu của các gia đình.

Nhưng quá trình chuyển giao luôn luôn đầy thách thức.

Trung Quốc sắp phải đối mặt với thực tại, những người đứng đầu các tập đoàn sắp phải "về hưu" , và không hẳn là họ đã có một kế hoạch vững chắc cho những bước đi tiếp theo - hoặc thậm chí là thế hệ F2 không muốn tiếp nối hoạt động kinh doanh gia đình.

Đây là một vấn đề đối với không chỉ đối với bản thân các công ty này, mà cả quốc gia, khi Trung Quốc đang tìm cách giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các chuỗi sản xuất sang các ngành công nghệ tiên tiến.

Chất lượng và mức độ thành công của sự chuyển giao thế hệ này có thể quyết định tương lai của nền kinh tế Trung Quốc.

- Song Qinghui, Qinghui Research.

Thay vì đảm nhận vị trí của cha mẹ, một số người trong thế hệ F2 - những người hầu như 100% được giáo dục ở phương Tây - muốn chứng tỏ bản thân bằng cách sáng lập các doanh nghiệp của riêng họ.

Những người còn lại trong thế hệ thứ hai thì vẫn đang làm việc trong gia đình, nhưng sẽ đa dạng hóa công việc kinh doanh ban đầu bằng cách thành lập mới các công ty con về công nghệ.

Cùng nhau, họ đang thay thế mô hình kinh doanh gia đình (family business) truyền thống bằng những một mô hình mới, gọi là gia đình kinh doanh (business family).

Những nhân vật đứng đầu các ngành công nghiệp của Trung Quốc hầu như đều là những "bô lão", đó là điều tất yếu khi hiện tượng già hóa đang lan ra toàn Trung Quốc.

Theo một dữ liệu của Shanghai Wind Information, khoảng 1/3 các chủ tịch trong số 2.000 công ty tư nhân được niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đã già hơn 55 tuổi. Rất ít trong số họ có ý định từ chức, nhưng lại không thể tìm ra sự đột phá.

Thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để nắm bắt thế hệ tiếp theo và đưa họ trở về với hoạt động kinh doanh gia đình.

- Roger King, Trung tâm Tanoto cho nghiên cứu kinh doanh và kinh doanh gia đình châu Á, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông

Theo một nghiên cứu của PwC, trong số các doanh nghiệp gia đình Trung Quốc được khảo sát, chỉ có 21% F2 có kế hoạch kế nhiệm - thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu (28%).

"Rất ít doanh nghiệp gia đình cân nhắc việc để người ngoài tiếp quản vì họ ít tin tưởng người ngoài hơn gia đình", Song Qinghui nói. "Trung Quốc đang tiến bộ cực nhanh về mặt công nghệ. Và tôi nghĩ rằng những người trẻ tuổi đang ngày càng hướng tới các doanh nghiệp công nghệ", ông nói thêm.

Sự trỗi dậy của thế hệ F2 trong các tập đoàn Trung Quốc: Kinh doanh gia đình hay gia đình kinh doanh? - Ảnh 3.

Chuỗi cà phê khởi nghiệp Luckin Coffee dự kiến ​​sẽ vượt qua Starbucks tại Trung Quốc trong năm nay. Ảnh: SCMP / Simon Song

Mô hình "gia đình kinh doanh"

Chỉ có 42% doanh nhân Trung Quốc đã có kế hoạch rõ ràng cho việc chuyển giao quyền lãnh đạo hoặc quyền sở hữu công ty cho một thành viên gia đình thế hệ tiếp theo, so với mức trung bình toàn cầu là 57%.

Thế hệ F2 thì cảm thấy các công ty mà họ đứng ra thừa kế có giá trị gia tăng thấp và kém tinh vi hơn so với các vị trí mà họ có thể đảm nhận trong các ngành như ngân hàng, đầu tư và công nghệ, cuộc khảo sát cho biết.

Có những nhân vật F2 trong các tập đoàn lớn đang tiến lên phía trước để trở thành động lực và một vài người đã gây chấn động trong nền kinh tế mới, đôi khi là vượt xa cha mẹ của họ.

Liu Qing (còn được gọi là Jane Liu) là con gái của Liu Chuanzhi, nhà sáng lập Lenovo, một trong những nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.

Sự trỗi dậy của thế hệ F2 trong các tập đoàn Trung Quốc: Kinh doanh gia đình hay gia đình kinh doanh? - Ảnh 4.

Ảnh: AFP / Brendan Smialowski

Thay vì kế nghiệp người cha đã nghỉ hưu, Liu Qing làm việc cho Goldman Sachs vào năm 2002 sau khi lấy bằng thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Harvard. Cô đã tham gia startup Didi Chuxing vào năm 2014 với tư cách là giám đốc điều hành.

Không lâu sau, Liu Qing đã được thăng chức chủ tịch của Didi Chuxing vào năm 2015 và giúp phát triển công ty thành một công ty lớn của Trung Quốc, và là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới, với mức định giá 52 tỷ USD. Con số này cao hơn đáng kể so với Tập đoàn Lenovo và vốn cổ phần kiểm soát của cổ đông Legend Holdings, là 14 tỷ USD.

Một thách thức khác đối với các gia đình giàu có ở Trung Quốc là làm thế nào để điều hướng các doanh nghiệp của họ trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Nhiều công ty đang làm mờ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

"Sự thay đổi sâu sắc này đang lan rộng khắp Trung Quốc. Các mô hình kinh doanh đã hoạt động tốt vài năm trước có thể không còn hiệu quả, và điều này cũng không ngoại lệ đối với các doanh nghiệp gia đình", ông Jeremy Cheng, quản lý trung tâm tại Trung tâm kinh doanh và kinh doanh gia đình châu Á Tanoto cho biết. "Không giống như một doanh nghiệp gia đình, một gia đình kinh doanh sẽ luôn sở hữu một hoặc nhiều doanh nghiệp, có thể là hoàn toàn độc lập".

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
12 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
15 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.