Sự vô lý ở phiên toà sơ thẩm vụ ly hôn hàng ngàn tỷ nhà Trung Nguyên

15/06/2019 18:18
Tòa sơ thẩm vụ ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên bắt một người nhận cổ phần quy đổi bằng tiền và đi khỏi công ty do chính mình góp phần sáng lập.

Tại Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có những trao đổi về bản án sơ thẩm vụ ly hôn giữa vợ chồng ông bà chủ Trung Nguyên. Trong đó ông nhấn mạnh đến sự vô lý của việc tòa sơ thẩm bắt một người nhận cổ phần quy đổi bằng tiền và đi khỏi công ty do chính mình góp phần sáng lập nên.

Sự vô lý ở phiên toà sơ thẩm vụ ly hôn hàng ngàn tỷ nhà Trung Nguyên - Ảnh 1.
 

Ông Nguyễn Trường Giang cho biết: "Thời gian qua tôi có nhận được đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, khiếu nại về việc TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bản án dân sự về hôn nhân gia đình giữa bà Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trong hồ sơ bà Thảo gửi kèm kháng nghị của Viện KSND TP.HCM và bản kháng cáo của bà Thảo đối với bản án sơ thẩm. Dưới góc độ pháp luật, việc gửi kháng nghị và kháng cáo đúng thời gian quy định, trình tự thủ tục. Theo quy định của tố tụng dân sự, thì tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM phải thụ lý và xem xét bản án sơ thẩm. Dưới góc độ dân sự, theo quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Hôn nhân Gia đình, quyền tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rất rõ. Trong trường hợp vụ ly hôn này, liên quan đến việc xác định giá trị quyền sở hữu ở Trung Nguyên. Công ty này được hình thành và phát triển trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng".

Theo ông Trường Giang, trong các bộ luật và luật vừa nêu, có một nguyên tắc rất quan trọng: Việc dân sự cốt ở hai bên. Tức là phán quyết của tòa phải dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận, thì có những nguyên tắc phân chia rất rõ ràng. Không thể cho rằng nếu như người này tiếp tục ở trong công ty thì ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty. Điều này giống như việc hai vợ chồng có một căn nhà, thì không thể bắt một người nhận tiền để đi ra khỏi ngôi nhà của chính họ, nếu như người đó không tự nguyện. Sau khi li hôn, hai vợ chồng ở cùng nhà đó có thể phát sinh mâu thuẫn nhưng luật pháp tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên. Và luật pháp về dân sự không tước quyền của bất cứ người nào liên quan đến khối tài sản đó. Người ta không thỏa thuận, thì không tòa nào có quyền đuổi họ ra khỏi ngôi nhà đó được.

Tương tự như vậy, trong việc phân  chia khối tài sản ở Trung Nguyên, tòa không thể cho rằng việc bà Thảo ở công ty sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của công ty đó. Không ai có quyền đuổi bà Thảo ra khỏi công ty của chính mình góp phần lập nên, trừ trường hợp bà Thảo tự nguyện rút và nhận lại giá trị bằng tiền.

Quyền về tài sản của công dân, các cá nhân, được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Đó là nguyên tắc tối thượng. Quyền đó chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp (chỉ 4 trường hợp) rất hy hữu vì lý do quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng... thì nhà nước có quyền trưng dụng tài sản đó để phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng. Và được quy định rất chặt chẽ và chi tiết trong Hiến pháp và luật. Nhấn mạnh rằng điều này phải quy định bằng hiến pháp và luật, chứ cũng không được phép quy định trong nghị định.

Dưới góc độ tố tụng, tòa đã thụ lý đơn kháng nghị của bà Thảo. Về nguyên tắc, Hội đồng Xét xử sẽ phải xét xử độc lập, và chỉ tuân theo pháp luật, không ai có quyền can thiệp. Dưới góc độ một Đại biểu Quốc hội, khi có cử tri gửi đơn đến thì chúng tôi chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình xử lý, và sau khi xử lý, chúng tôi có quyền giám sát quyết định của tòa án, đặc biệt là quyết định khi xét xử phúc thẩm của tòa án./.

"Điều 32 - Hiến Pháp năm 2013

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường."

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
2 giờ trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
3 giờ trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Cà phê đang “rớt giá khủng khiếp”
3 giờ trước
Cà phê đang có đợt “rớt giá khủng khiếp” khi nhiều ngày mất giá đến ba con số, tức giảm hơn 100 USD/tấn
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
3 giờ trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
iPhone 16 sẽ có một thay đổi bất thường: Apple lại ép người dùng "cháy túi"?
3 giờ trước
Với iPhone 16, có khả năng người dùng sẽ phải cập nhật lại một bộ phụ kiện mới, có giá ước tính khoảng gần 2 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.