Tại sao việc Ấn Độ nới lỏng hạn chế xuất khẩu lại quan trọng đối với thương mại gạo toàn cầu?

01/10/2024 08:33
Ấn Độ đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế xuất khẩu áp dụng đối với xuất khẩu gạo đã áp dụng từ năm 2023 khi lượng mưa năm nay dự kiến sẽ tăng, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu, trong bối cảnh lượng tồn trữ gạo trong nước quá lớn.

Ân Độ đã bật đèn xanh cho việc xuất khẩu trở lại gạo trắng phi-basmati ( non-basmati white rice) khi lượng tồn kho tăng vọt và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới sau vài tuần tới.

Theo đó, lệnh cấm xuất khẩu gạo phi-basmati kéo dài 14 tháng đã được dỡ bỏ vào thứ Bảy (28/9) . Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi chính phủ cắt giảm thuế xuất khẩu gạo trắng xuống còn 0.

Thông báo từ Tổng cục Ngoại thương (DGFT) của Ấn Độ nêu rõ, “Chính sách xuất khẩu gạo trắng phi-basmati (gạo xát một phần hoặc xát toàn bộ, có đánh bóng hoặc đã qua xử lý) ... được sửa đổi từ “cấm” thành “tự do”, chịu mức giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) là 490 USD/tấn, có hiệu lực ngay sau khi công bố và cho đến khi có lệnh tiếp theo”.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo phi-basmati được ban hành vào tháng 7 năm ngoái để đảm bảo nguồn cung trong nước và kiểm soát giá trên thị trường.

Là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, v iệc Ấn Độ gia tăng xuất khẩu gạo sẽ làm gia tăng nguồn cung gạo trên thị trường thế giới và có thể tác động khiến các nước xuất khẩu gạo chính khác như Pakistan, Thái Lan và Việt Nam cũng điều chỉnh giảm, từ đó đẩy giá gạo toàn cầu giảm xuống.

Quyết định của New Delhi cho phép các thương nhân bán gạo trắng phi-basmati trên thị trường thế giới được đưa ra sau một loạt các động thái nhằm nới lỏng các hạn chế xuất khẩu đối với các loại gạo basmati hảo hạng, gạo thơm và gạo đồ.

Vào thứ Sáu (27/9), Ấn Độ đã giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ mức 20% xuống còn 10%.

Trước đó, đầu tháng 9/2024, Chính phủ Ấn Độ đã gỡ bỏ giá sàn đối với gạo basmati xuất khẩu để giúp hàng nghìn nông dân giảm bớt khó khăn, sau khi họ phàn nàn về việc không tiếp cận được các thị trường nước ngoài béo bở như Châu Âu, Trung Đông và Mỹ.

Khi mô hình thời tiết El Nino làm dấy lên nỗi ám ảnh về việc thiếu mưa, Ấn Độ đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo vào năm ngoái và gia hạn đến năm 2024 để kiểm soát giá gạo trong nước trước thềm cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào tháng 4-tháng 6/2024.

Kể từ sau khi lệnh cấm xuất khẩu được ban bố vào năm 2023, nguồn cung trong nước đã tăng lên, làm tăng lượng hàng tồn kho tại các kho của chính phủ.

Lượng gạo dự trữ tại Tổng công ty Lương thực Ấn Độ do nhà nước quản lý tính đến ngày 1 tháng 9 đạt 32,3 triệu tấn, cao hơn 38,6% so với năm ngoái, đủ cao để Chính phủ nước này nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo .

“Rốt cục, Ấn Độ sẽ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo . Nước này đang dự trữ khoảng 45 triệu tấn gạo . Trong 3 tuần tới, Ấn Độ bước vào vụ thu hoạch mới, vì vậy, lượng lúa gạo dư thừa sẽ rất lớn và việc tăng dự trữ thêm nữa sẽ là một vấn đề”, Samarendu, hiện là Phó Chủ tịch của The Rice Trader nói bên lề Diễn đàn lúa gạo Campuchia tổ chức tại Phnom Penh mới đây

Gần đây, nhờ lượng mưa dồi dào, nông dân nước này đã trồng lúa trên 41,35 triệu ha, tăng so với 40,45 triệu ha năm ngoái và so với trung bình 40,1 triệu ha trong năm 5 qua.

Các nhà kinh doanh hy vọng quyết định cho phép xuất khẩu gạo phi-basmati sẽ giúp tăng thu nhập từ nông nghiệp ở các vùng nông thôn và giúp Ấn Độ giành lại vị thế trên thị trường toàn cầu.

Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Ấn Độ, B.V. Krishna Rao, kỳ vọng bất chấp mức thuế xuất khẩu 10% đối với gạo đồ và giá sàn là 490 USD/tấn đối với gạo phi-basmati, gạo trắng của Ấn Độ vẫn có sức cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.

Năm 2022, Ấn Độ chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu và xuất khẩu gạo tới khoảng 150 nước. Dù hạn chế xuất khẩu , Ấn Độ vẫn đặt ra ngoại lệ để tiếp tục bán gạo theo thỏa thuận giữa các chính phủ dựa trên nhu cầu an ninh lương thực của các nước nhập khẩu.

Theo dự báo của S&P Global Commodity Insights, sản lượng gạo của Ấn Độ sẽ đạt mức cao kỷ lục 135,5 – 138 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025 (từ tháng 7-2024 đến tháng 6-2025) khi hiện tượng thời tiết La Nina quay trở lại, kéo theo lượng mưa tăng lên.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo sản lượng gạo Ấn Độ năm 2024/25 sẽ tăng lên 146 triệu tấn, so với 144,63 triệu tấn của niên vụ trước.

Một số sự kiện giải thích tầm quan trọng của Ấn Độ đối với thương mại gạo toàn cầu:

- Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới vào năm 2022, đạt kỷ lục 22,2 triệu tấn trong tổng số 55,4 triệu tấn xuất khẩu trên toàn cầu.

- Lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ lớn hơn tổng lượng gạo xuất khẩu của bốn nước xuất khẩu lớn tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan vàMỹ.

- Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 140 quốc gia.

- Những nước mua nhiều gạo phi-basmati của Ấn Độ nhất bao gồm: Benin, Bangladesh, Angola, Cameroon, Djibouti, Guinea, Bờ Biển Ngà, Kenya và Nepal.

- Iran, Iraq và Saudi Arabia chủ yếu mua gạo basmati cao cấp từ Ấn Độ.

- Các hạn chế xuất khẩu áp dụng từ năm 2023 đã làm giảm 20% lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ xuống còn 17,8 triệu tấn trong năm 2023 và giảm tiếp 1/4 lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước.

- Ấn Độ giảm xuất khẩu đã buộc các khách mua ở châu Á và châu Phi phải chuyển sang Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar. Nhu cầu tăng đột biến trong bối cảnh dư cung hạn chế đã đẩy giá xuất khẩu tại các quốc gia này lên mức cao nhất trong hơn 15 năm.


Tham khảo: Reuters

Tin mới

Khách hàng tố đại lý Toyota "lừa" giảm phí trước bạ
2 giờ trước
Khách hàng bị buộc phải đóng lệ phí trước bạ, nâng tổng giá xe lên 560 triệu đồng, cao hơn 40 triệu đồng so với thông báo ban đầu.
Chuẩn bị xuất lô dừa tươi chính ngạch sang thị trường Trung quốc
4 giờ trước
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp-PTNT tỉnh Bến Tre cho biết, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức lễ xuất lô dừa tươi (dừa xiêm) chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi mở ra triển vọng xuất khẩu đem lại giá trị cao cho loại trái cây này.
Nuôi loài vật nhút nhát nhưng đố ai dám chạm, anh nông dân kiếm mỗi năm 400 triệu
4 giờ trước
Mô hình nuôi nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao cho anh nông dân Nguyễn Văn Nhàn ở huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, anh thu về khoảng 400 triệu đồng.
Không cần phải mua Galaxy S24, Samsung vừa ra mắt mẫu điện thoại mới "giống y đúc" mà rẻ hơn đến 3 triệu
4 giờ trước
Galaxy S24 FE là lựa chọn kinh tế hơn nhiều khi có màn hình lớn nhưng vẫn có tầm vóc ngang với Galaxy S24 hàng đầu.
Chủ tiệm khoe đơn hàng bánh tráng tận 21 triệu nhưng dân mạng lại cho là "phông bạt" vì nhiều điểm bất thường
5 giờ trước
Tuy nhiên, chủ tiệm cũng đã giải thích các lý do của những điểm bất thường này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.921.188 VNĐ / tấn

200.70 JPY / kg

0.25 %

+ 0.50

Đường

SUGAR

12.564.227 VNĐ / tấn

23.01 UScents / lb

-0.99 %

- -0.23

Cacao

COCOA

174.562.437 VNĐ / tấn

7,048.00 USD / mt

0.26 %

+ 18.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

139.216.660 VNĐ / tấn

254.96 UScents / lb

0.04 %

+ 0.10

Đậu nành

SOYBEANS

9.372.660 VNĐ / tấn

1,029.90 UScents / bu

-0.76 %

- -7.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.931.741 VNĐ / tấn

327.15 USD / ust

-1.01 %

- -3.35

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

23.621.402 VNĐ / tấn

43.26 UScents / lb

-1.61 %

- -0.71

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

10 năm trồng ở Việt Nam, năng suất ngô biến đổi gen chỉ tăng nửa tạ/ha
6 giờ trước
Nhìn lại 10 năm giống ngô biến đổi gen được công nhận tại Việt Nam, đại diện Bộ NN-PTNT cho rằng cần “bàn” lại để cải thiện năng suất ngô qua từng năm.
Chở phù sa ngược lên vùng “đất khó”, lão nông U70 kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm
6 giờ trước
Nhờ sự sáng tạo, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên vùng “đất khó” đã giúp gia đình lão nông Trần Văn Khuông thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Xuất khẩu cà phê Robusta hưởng lợi nhờ thị trường thế giới biến động
9 giờ trước
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới khi đạt tới 4,37 tỷ USD, con số này đã vượt tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2023.
Bán thứ rẻ bèo là "nhân sâm người nghèo", ông nông dân nhẹ nhàng kiếm 95 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Ông Nguyễn Đức Mệnh đã thành công trong phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu sang nước ngoài, được tôn vinh là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.