"Tay chơi" kín đáo ở 'game' OGC...

30/08/2022 18:27
Ở 'game' OGC, sự chú ý đổ dồn về IDS Equity Holdings. Ít người biết, cuộc chơi này còn có sự hiện diện của holdings khác. Một đại gia lừng danh trong lĩnh vực ngân hàng, khai khoáng, bất động sản.

Thống kê của VietTimes cho thấy, từ ngày 4/1 - 29/8/2022, 155,9 triệu cổ phiếu OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương đã được trao tay qua phương thức thoả thuận. Đó thực sự là một con số đáng chú ý, nếu so với thống kê tương ứng cho cả năm 2021: 44 triệu đơn vị.

'Sóng ngầm' cổ phiếu OGC sôi động hơn cả vào giai đoạn trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (AGM 2022).

Cụ thể, từ ngày 25/3 – 13/4/2022, có 104 triệu cổ phiếu OGC được trao tay qua phương thức thoả thuận. Đáng chú ý, chỉ trong 3 phiên giao dịch, từ 1/4 – 5/4, có tới 66,4 triệu cổ phiếu OGC được sang tay qua phương thức này – tương ứng với 22% vốn điều lệ công ty.

Cũng trong khoảng thời gian trên, nhiều cựu lãnh đạo OGC và người thân (thuộc diện công bố thông tin) đã bán ra lượng lớn cổ phiếu theo phương thức thoả thuận. Song, lượng cổ phiếu này cũng chỉ hơn 31 triệu đơn vị. Lượng cổ phiếu còn lại có nguồn gốc từ đâu và được chuyển cho nhóm nào thì chưa rõ.

Tay chơi kín đáo ở game OGC... - Ảnh 1.

Nhắc tới 'game' đổi chủ của OGC, thị trường và truyền thông đổ dồn sự chú ý về IDS Equity Holdings.

Mối liên hệ ấy được công bố công khai và vị thế của IDS Equity Holdings cũng được thể hiện rõ nét với việc bà Lê Thị Việt Nga – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH IDS Argo Servicer, thành viên của IDS Equity Holdings – đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT OGC.

Cách IDS Equity Holdings vào OGC cũng được chia sẻ tại đại hội này với nhiều chi tiết quan trọng được hé mở - nhưng có lẽ ít được thị trường lưu tâm.

Tại AGM 2022, tân Chủ tịch HĐQT OGC thông tin rõ: IDS Equity Holdings đã hợp tác với 'một số nhà đầu tư' để thực hiện đầu tư vào OGC; "Hiện nhóm cổ đông này đang nắm chi phối tại OGC".

"Trong thời gian tới, ban điều hành có thể thực hiện tái cấu trúc theo hướng chuyển các dự án của OCH sang OGC để tiếp tục phát triển và quản lý đầu tư, mục tiêu nhằm tối ưu hoá nguồn lực, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn, nâng cao khả năng sinh lời của các dự án, tập trung nguồn lực cho các dự án còn dang dở", lãnh đạo OGC thông tin.

Tay chơi kín đáo ở game OGC... - Ảnh 2.

Theo tìm hiểu của VietTimes, bên cạnh IDS Equity Holdings, 'game' OGC còn có sự tham gia của một 'holdings' khác, giàu tham vọng và tiềm lực.

'Holdings' này gắn liền với tên tuổi của một vị đại gia tên tuổi trong lĩnh vực ngân hàng, khai khoáng, bất động sản. Ít năm trở lại đây, nhóm này còn đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Sự tham dự của nhóm này ở OGC, với tầm vóc, nguồn lực và danh tiếng sẵn có, đã đem đến nhiều kỳ vọng lạc quan. Có người thậm chí đã hình dung về sự hồi sinh của cổ phiếu OGC trong vị thế một 'bluechip'.

Với sự đồng hành của "tay to", OCG được tin là sẽ sớm hiện thực hóa các nguồn lực còn tiềm ẩn để cho ra sản phẩm cuối cùng.

OGC phiên bản mới khả năng sẽ đi theo hướng của một tập đoàn bất động sản. Bởi theo những gì được chia sẻ ở AGM 2022, việc chuyển giao các dự án bất động sản từ OCH sang OGC sẽ được thực hiện một cách tuần tự.

Sau khi hoàn tất việc chuyển giao dự án, không loại trừ khả năng OCH sẽ 'đảo vai', trở thành cổ đông lớn của OGC.

Đặc biệt, cũng không nên bỏ qua kịch bản, OGC còn có thể đón nhận thêm hàng chục dự án từ 'holdings khác' mà VietTimes đang đề cập.

Lướt danh sách dự án đồ sộ của 'holdings khác' này, nếu kịch bản trên diễn ra, OGC hẳn đang có một tương lai nhiều kỳ vọng.

Dĩ nhiên, ở thời điểm này, tất cả mới chỉ là khả năng...

Cùng với bà Lê Thị Việt Nga, AGM 2022 của OGC cũng bầu bổ sung thêm 3 thành viên khác vào Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2019 – 2024, bao gồm các bà: Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thanh Hường và Trần Thị Ngọc Bích. Tuy nhiên, quá trình công tác của các thành viên này không được đề cập chi tiết.

Trong đó, vào tháng 6/2022, bà Phạm Thị Hồng Nhung (SN 1980) được bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện của OGC tại tầng 03, toà nhà Grandeur Palace Giảng Võ, số 138B đường Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.

Tới tháng 7/2022, OGC chuyển văn phòng đại diện này về tầng 23, toà nhà TNR Tower, ở số 54A đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội./.

Tin mới

Vải thiều Thanh Hà bán gần 600.000 đồng/kg ở siêu thị Úc
7 giờ trước
Khoảng 1 tấn vải thiều Thanh Hà đầu vụ 2024 đã được một doanh nghiệp xuất khẩu sang Úc. Giá niêm yết tại siêu thị quốc gia này là 34,99 AUD/kg, tương đương gần 600.000đồng/kg.
Hồ tiêu tiếp tục neo ở vùng giá cao mới
6 giờ trước
Giá hồ tiêu lại tiếp tục tăng khá mạnh trong khoảng gần 1 tuần gần đây. Giá tiêu tăng mạnh trong thời gian gần đây là do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu từ Mỹ, Trung Quốc, EU đang tăng.
Trào lưu hoa quả thượng lưu siêu đắt đỏ xuất hiện tại Mỹ
6 giờ trước
Ngoài Nhật Bản, trào lưu hoa quả với mức giá trên trời cũng đã xuất hiện tại thị trường Mỹ trong thời gian gần đây.
Hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất cây cà phê
6 giờ trước
Sau những ngày nắng nóng gay gắt, những trận mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện giải
Toyota Land Cruiser Prado 2024 bị 'bán kèm lạc' tới 380 triệu đồng: Kính chắn gió đắt gấp 5 lần Lexus, bộ lốp giá bằng một nửa VinFast VF 3
5 giờ trước
Với gói phụ kiện đắt đỏ, giá của chiếc Toyota Land Cruiser Prado lên tới hơn 92.000 USD (tương đương 2,34 tỷ đồng).

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.