Thái độ bất ngờ về Trung Quốc ở Đức: "Anh cả" Mỹ luôn được coi là điểm tựa, nay không cứu được chính mình

22/05/2020 13:46
Cuộc khủng hoảng y tế đang ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ gần gũi lâu đời của Đức và Mỹ. Cùng lúc đó, người Đức lại có vẻ đang dành sự "ưu ái" cho Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng lên toàn thế giới. So với các nước châu Âu, Đức có vẻ đang kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Tuy nhiên khủng hoảng y tế lại ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ gần gũi lâu đời giữa quốc gia đứng đầu châu Âu này và Mỹ.

Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tư tưởng "chống Mỹ" ở Đức; gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng đối với người đồng minh lâu đời của nước này. Đức tỏ ra thận trọng về các động thái của Mỹ và nghi ngờ phản ứng không nhất quán của Tổng thống Donald Trump trong việc xử lý đại dịch.

Tính đến 20/05, theo trang thống kê Worldometers, Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 324.910 người, ở Mỹ, số người tử vong là 93.533, ở Đức là 8.193.

Thái độ bất ngờ về Trung Quốc ở Đức: Anh cả Mỹ luôn được coi là điểm tựa, nay không cứu được chính mình - Ảnh 1.

Ảnh: AP

Trong khi đó, theo kết quả của cuộc thăm dò ý kiến ở Berlin mới tiết lộ đầu tuần, thái độ của người Đức về Trung Quốc bất ngờ cải thiện trong những tháng qua, kể từ lúc dịch bệnh bắt đầu bùng nổ tại Trung Quốc.

Đức – quốc gia có vai trò quan trọng đối với cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là cường quốc công nghiệp đứng thứ 4 thế giới – đang có những hành động để mở rộng thương mại với Trung Quốc.

Trả lời Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), ông Thomas Jaeger, Nhà khoa học chính trị tại Đại học Cologne chia sẻ: "Hình ảnh của Mỹ đã xấu đi nhiều trong thời gian gần đây, không phải chỉ mỗi ở Đức mà còn ở các nước châu Âu khác. Mọi người rất bất ngờ với cách Mỹ xử lý cuộc khủng hoảng y tế này. Người ta không tin vào những gì đang diễn ra. Quốc gia luôn được coi là điểm tựa, là 'anh cả', nay thậm chí không thể cứu được chính mình."

Kết quả khảo sát bất ngờ

Một cuộc khảo sát ý kiến được thực hiện bởi Viện Koerber (Đức) và Viện Pew (Mỹ) cho thấy 73% người Đức cho rằng thái độ của họ đối với Mỹ có phần xấu đi do đại dịch. 37% trong 1.000 người Đức được khảo sát vẫn dành sự ưu ái cho Mỹ và mối quan hệ Đức-Mỹ. Con số này hồi tháng 11/2019 là 50%. Tỉ lệ ủng hộ việc ưu tiên mối quan hệ Đức-Trung Quốc theo khảo sát sáu tháng trước là 24%, nay đã tăng lên thành 36%.

"Kết quả của cuộc khảo sát này rất đáng chú ý vì nó trái ngược với những gì mà truyền thông đang thể hiện về thái độ của Đức đối với những phản ứng của Trung Quốc," Barbara Pongratz - Nhà nghiên cứu Khoa Trung Quốc học tại Viện Mercator, Berlin chia sẻ.

Bà Pongratz cũng nói thêm rằng vị thế của Trung Quốc cũng đã được cải thiện rất nhiều ở Đức có thể là do Trung Quốc đang thể hiện khá tốt vai trò đi đầu trong việc xử lý đại dịch Covid-19. Nước này đã xử lý dịch tốt hơn nhiều so với Đức và các nước châu Âu. Bà cho rằng hành động ngoại giao vận chuyển khẩu trang và các thiết bị bảo hộ y tế của Trung Quốc tới các nước khác, và những nỗ lực đi kèm để đảm bảo sự công nhận của quốc tế cho những hành động này cũng đã tác động tích cực đến vị thế của Bắc Kinh.

"Rõ ràng là mọi người đang nhìn thấy sự thành công của Trung Quốc trong việc chiến đấu với bệnh dịch," bà nói. "Điều này có lẽ cũng đã thể hiện ở việc chính phủ Đức không ra sức chỉ trích các hành động của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng này.".

Thái độ bất ngờ về Trung Quốc ở Đức: Anh cả Mỹ luôn được coi là điểm tựa, nay không cứu được chính mình - Ảnh 2.

Máy bay chở khẩu trang từ Trung Quốc tới Leipzig, Đức (ảnh: Reuters)

Trung Quốc đang được công nhận là nước xử lý dịch thành công

Chuyên gia Jaeger bày tỏ sự bất ngờ khi thấy hình ảnh của Trung Quốc đang được cải thiện nhanh chóng ở Đức, trong khi hình ảnh của Mỹ lại đang xấu đi.

"Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Đức và của Châu Âu trong một thời gian dài," ông nói.

Jaeger cũng lưu ý rằng, thật trái ngược với lối suy nghĩ thông thường. Dù Trung Quốc là đất nước đầu tiên báo cáo trường hợp mắc Covid-19, hình ảnh của nước này lại được cải thiện trong mắt người Đức.

"Không ai thực sự tin vào số liệu của Trung Quốc, nhưng dù vậy có thể thấy Trung Quốc đã có thành công trong việc xử lý dịch bệnh. Những chính sách của chính phủ là có hiệu quả và nước bạn cũng đã ra tay giúp đỡ châu Âu rất kịp thời. Họ cũng làm truyền thông rất tốt cho các sự kiện giúp đỡ ngoại giao này."

An ninh Đức phụ thuộc nhiều vào Mỹ

Jaeger cho biết Đức từ lâu đã là một đồng minh thân thiết của Mỹ, chính vì thế sự thay đổi trong ý kiến của dư luận thế này, sẽ làm gia tăng thêm sự chú ý tới cả hai bên.

Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã đạt tới một mức thấp mới.

Thomas Jaeger - Nhà khoa học chính trị tại Đại học Cologne, Đức

Đã có một sự bùng nổ đáng ngạc nhiên về tư tưởng "chống Mỹ" của các quan chức ở Đức trong những tuần gần đây. Thị trưởng Berlin và Bộ trưởng Nội vụ gần đây đã lên tiếng chỉ trích Mỹ. Trước đó, Mỹ cũng đã bị phàn nàn về việc "hớt tay trên" lô khẩu trang của Pháp.

Lực lượng Mỹ ở Đức tính đến nay là lực lượng quân đội Mỹ lớn nhất ở châu Âu. Nhưng sự hoài nghi đối với Mỹ đã tăng lên trong những năm gần đây và thậm chí nhiều nhân vật của đảng Dân chủ Xã hội Đức gần đây đã kêu gọi Mỹ di chuyển vũ khí hạt nhân ra khỏi Đức. Điều này có thể phá vỡ sự đồng thuận về chia sẻ hạt nhân của NATO đã kéo dài tới hàng thập kỉ.

"Vấn đề an ninh của Đức phụ thuộc nhiều vào Mỹ," Joshua Webb, Quản lý Diễn đàn về Chính sách Đối ngoại của Berlin, chia sẻ. Ông nói, Đức không nhận ra tầm quan trọng của Mỹ đối với an ninh của nước mình.

"Có thể thấy từ kết quả khảo sát rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang đạt một mức thấp mới. Đức đã trở nên thận trọng hơn với Tổng thống Trump. Cùng lúc ấy, Trung Quốc lại có vẻ khéo léo hơn trong việc truyền tải những thông điệp mà nước này muốn, tới các nước châu Âu."

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
7 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
7 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
7 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
8 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
12 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
14 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.