Thanh tra đất rừng Sóc Sơn: Đề nghị chuyển hồ sơ sang công an điều tra

22/03/2019 16:17
Thanh tra Thành phố Hà Nội vừa có thông báo kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn...

Thanh tra Thành phố Hà Nội vừa có thông báo kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Sai phạm trong việc xử thịt đất rừng Sóc Sơn do ai?

Trong kết luận, Thanh tra Hà Nội cho biết, trên địa bàn huyện Sóc Sơn có 10 xã và 1 thị trấn có rừng. Ngày 29/5/2008, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2100 phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn với toàn bộ diện tích 4.557 ha trên địa bàn 9 xã và Lâm trường Sóc Sơn.

Tuy nhiên, sau khi có quy hoạch điều chỉnh rừng năm 2008, các cơ quan quản lý đã buông lỏng quản lý dẫn đến các trường hợp vi phạm đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng tiếp tục diễn ra trên địa bàn xã có rừng.

Cụ thể, năm 2012, UBND huyện Sóc Sơn phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã chồng lên quy hoạch đất rừng của 8 xã diện tích 340,12 ha, dẫn đến UBND các xã đã căn cứ vào quy hoạch nông thôn mới đã thực hiện nhiều dự án xây dựng, làm ảnh hưởng đến diện tích đất rừng.

Năm 2013, UBND huyện Sóc Sơn giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn triển khai đo đạc cắm mốc ranh giới rừng theo Quyết định 2100, nhưng đã cắm mốc không đúng quy hoạch, một số vị trí đất quân sự và đất trừng được tách khỏi quy hoạch rừng như xã Hiền Ninh, Tiên Dược, Phù Ninh...

Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại nêu trên thuộc UBND các xã, phòng quản lý đô thị huyện, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện và UBND huyện Sóc Sơn giai đoạn từ 2012 đến nay.

UBND các xã buông lỏng quản lý, không lưu giữ hồ sơ quản lý đất đai đầy đủ, không xác định tình trạng sử dụng đất, mua bán, chuyển nhượng đất rừng của các hộ là thiếu trách nhiệm.

UBND huyện Sóc Sơn ký cho các hộ mượn đất theo hình thức sổ lâm bạn, nhưng không theo dõi, thống kê được số sổ lâm bạ đã cấp.

Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội không lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giao khoán, tình trạng sử dụng gần 186 ha đất trên địa bàn 7 xã (Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú); buông lỏng quản lý, không kịp thời kiểm tra, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý vi phạm về đất đai, không có biện pháp ngăn chặn để các hộ mua bán, chuyển nhượng đất cho các hộ ngoài địa phương, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình nhà ở, vườn trong đất rừng phòng hộ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thiếu kiểm tra, hướng dẫn; không kiểm tra, giám sát đối với ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng, để đơn vị buông lỏng quản lý. Đến năm 2017 - 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới có văn bản chỉ đạo việc quản lý, sử dụng đất rừng, đồng thời phối hợp với UBND các xã lập biên bản các công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Để xảy ra các sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND các xã Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược, Phù Linh, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ và Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng, Giám đốc Ban quản lý dự án rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn từ năm 2008 đến nay.

Chuyển sang công an điều tra các trường hợp chuyển nhượng đất

Vi phạm trong sử dụng đất, trật tự xây dựng tại 7 xã gồm Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ cũng được đề cập chi tiết. 

Theo đó, UBND 7 xã trên buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong diện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ môi trường như mua bán, chuyển nhượng, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép trên đất thuộc quy hoạch rừng.

Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh Sóc Sơn cũng đã làm thủ tục chuyển nhượng, cấp đổi giấy chứng nhận cho 22 trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ sau năm 2008 là vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Có 12 trường hợp tại 4 xã Hiền Ninh, Phù Linh, Quang Tiến và Tiên Dược mua bán, chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, nhưng vẫn được UBND các xã này xác nhận vào hợp đồng mua bán.

Trên địa bàn 7 xã này có 219 trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình nhà ở sau năm 2008, nhưng không bị cơ quan chức năng nào xử lý, nhắc nhở.

Để xảy ra các sai phạm trên thuộc trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã phụ trách quản lý đất đai, trật tự xây dựng và cán bộ địa chính của 7 xã; Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội, Phòng Tài Nguyên - Môi trường; Đội Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn. 

Bên cạnh đó, có trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai và trật tự xây dựng (từ 2008 đến nay); trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng (giai đoạn 2014 - 2016) và Sở Tài nguyên và Môi trường (giai đoạn 2008 đến nay).

Trước những sai phạm trên, Thanh tra thành phố đề nghị UBND Thành phố kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân qua các thời kỳ từ 2006-2018 do buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng. Tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm trật tự xây dựng năm 2017-2018 trên địa bàn 7 xã, trả lại nguyên trạng ban đầu. 

Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Công an thành phố với những vi phạm trong chứng thực, xác nhận mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến việc xây dựng công trình vi phạm trong quy hoạch rừng 2008 để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Tin mới

Ô tô Trung Quốc vươn lên không tưởng: Chỉ 1 cái tên trong top 10 toàn cầu nhưng cứ 3 xe bán ra lại có 1 xe TQ
4 giờ trước
Trung Quốc đã bán được 21,05 triệu chiếc ô tô trong quý 1/2024, thị phần trên toàn cầu chiếm bao nhiêu % ?
Mưa dông đầu mùa khiến sầu riêng tại Gia Lai rụng trái la liệt
4 giờ trước
Những cơn mưa dông đầu mùa tưởng chừng mang đến niềm vui giải hạn cho cây trồng nhưng lại trở thành nỗi buồn cho nhiều nông dân trồng sầu riêng ở Gia Lai, khi hàng loạt quả rụng la liệt, gây thiệt hại nặng nề.
Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn sẽ bị "xoá sổ" trong năm nay
4 giờ trước
Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh cho biết, việc sáp nhập Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn là một trong các nội dung thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Chỉ hỏng nhẹ cửa trị giá hơn 20 triệu đồng, chủ xe điện được đền tiền cả xe vì bảo hiểm không tìm được linh kiện thay thế
4 giờ trước
Một chủ xe Fisker Ocean mới đây đã có trải nghiệm độc nhất vô nhị chỉ vì một tai nạn siêu nhỏ nhặt.
'Ma trận' giảm giá của xe điện Trung Quốc tại Việt Nam
4 giờ trước
Hầu như các mẫu xe điện của Trung Quốc về Việt Nam đều được giảm giá, thậm chí đến hàng trăm triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Bị nghi ngờ về khả năng cạnh tranh ở phân khúc cao cấp, sếp TCL lấy minh chứng về xe máy Trung Quốc từng một thời "ám ảnh" người Việt
5 giờ trước
Được biết đến là một thương hiệu với các dòng sản phẩm bình dân, TCL đang cho thấy nỗ lực cạnh tranh trong phân khúc cao cấp trong những năm gần đây.
Nissan Almera 2024 bắt đầu nhận đặt cọc, dự kiến tháng 9 ra mắt Việt Nam, thêm option để đấu Vios và City
6 giờ trước
Hiện tại, Nissan Việt Nam chưa lên tiếng về việc sẽ mang Almera 2024 về nước.
Thuốc lá điện tử: Hai bộ Công Thương và Y tế tranh luận về việc “quản” hay “cấm”
7 giờ trước
Ngay sau thông tin cuộc họp tại phiên giải trình về giải pháp quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ngày 4/5 của Uỷ ban xã hội của Quốc hội gây ra phản ứng trong dư luận, giới khoa học, lãnh đạo Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc này.
Đại Từ (Thái Nguyên) dự kiến khởi công 31 dự án trong năm 2024, tổng mức đầu tư trên 830 tỷ đồng
20 giờ trước
Năm 2024, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) dự kiến khởi công 31 dự án từ nguồn vốn đầu tư công, với tổng mức đầu tư trên 830 tỷ đồng.