Thế giới bớt lo lạm phát

29/11/2022 11:01
Các chỉ số dự báo kinh tế cho thấy lạm phát toàn cầu gần hoặc đã đạt đỉnh. Tuy nhiên, áp lực tăng trưởng cho năm sau vẫn đáng lo ngại.
Thế giới bớt lo lạm phát - Ảnh 1.

Dự đoán lạm phát theo quốc gia năm 2022 (tính đến tháng 10-2022) - Nguồn: IMF, STATISTA - Ảnh: INTERNATIONAL FINANCE - Dữ liệu: DIỆU AN - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khó khăn với nhiều thách thức đan xen. COVID-19 và các chính sách chống dịch kết hợp với tình hình giá năng lượng đã tạo ra mức lạm phát cao lịch sử.

Tốc độ tăng giá sẽ chậm lại

Tháng trước, trong kết quả dự báo hằng năm, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng lạm phát toàn cầu sẽ đạt đỉnh ở mức 9,5% trong quý thứ ba của năm nay. Tính trong cả năm 2022, lạm phát sẽ khoảng 8,8%, cao nhất trong gần ba thập niên qua. Giá thực phẩm và năng lượng tiếp tục là nguồn thúc đẩy lạm phát chủ yếu.

Câu hỏi được đặt ra vài tháng gần đây là lạm phát đã thực sự đạt "đỉnh" hay chưa, tức liệu đã tới lúc áp lực giá cả lên các nền kinh tế giảm đi.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV bên lề Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở Ai Cập hồi đầu tháng này, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nhận định đã có những dấu hiệu cho thấy lạm phát chạm đỉnh.

"Rất có khả năng chúng ta đang thấy đỉnh lạm phát. Hiện nay các ngân hàng trung ương đều rất đoàn kết trong việc chống lạm phát, xem đây là ưu tiên hàng đầu", bà Georgieva nói.

Theo Financial Times ngày 28-11, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh và tốc độ tăng giá sẽ chậm lại trong vài tháng tới. Theo đó, các chỉ số dữ liệu quan trọng nhất thường được dùng để dự báo lạm phát tổng thể như giá xuất xưởng, tỉ lệ tính phí vận chuyển, giá hàng và kỳ vọng lạm phát đều bắt đầu giảm so với các mức kỷ lục gần đây.

Công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics (trụ sở tại London, Anh) cho biết lạm phát đã đạt đỉnh trên khắp các thị trường mới nổi và giá tiêu dùng đã giảm ở Brazil, Thái Lan và Chile. Áp lực giá cũng giảm ở một số nền kinh tế phát triển.

Tại Đức, giá xuất xưởng đã giảm 4,2% trong tháng 10 so với cùng kỳ tháng trước. Đây là sự sụt giảm theo tháng lớn nhất kể từ năm 1948. Hầu hết các nền kinh tế có công bố chỉ số giá sản xuất tháng 10 trong nhóm G20 đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm chậm hơn so với tháng trước.

Bà Jennifer McKeown, nhà kinh tế trưởng phụ trách kinh tế toàn cầu của Capital Economics, cho rằng lạm phát sẽ bắt đầu giảm vào năm sau với việc nhu cầu yếu đi dẫn tới hầu hết giá các mặt hàng đều giảm. Theo bà McKeown, giá năng lượng cao trong năm nay sẽ giảm dần trong năm 2023.

12,1%

Lạm phát toàn cầu đạt mốc kỷ lục 12,1% trong tháng 10-2022, theo ước tính của Moody’s.

Nguy cơ suy thoái hiển hiện

Dự báo về đỉnh lạm phát nêu trên có thể là tin vui cho các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới khi họ đang phối hợp tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, các nước sẽ tiếp tục cẩn trọng khi lựa chọn bước tiếp theo vì động thái tăng lãi suất mang tới nguy cơ suy thoái, đặc biệt với các nền kinh tế lớn.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tuần qua dự báo các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát, bất kể kinh tế tăng trưởng chậm. Mặc dù không bi quan về khả năng suy thoái kinh tế cho năm sau, OECD đã nâng mức dự báo lạm phát lên cao hơn so với kỳ vọng của nhiều nước, đồng thời cảnh báo nền kinh tế toàn cầu sẽ đối diện "sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể".

Cụ thể, OECD ước tính kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 3,1% trong năm nay (thấp hơn đáng kể so với 5,9% của năm 2021). Năm 2023, OECD cho rằng tình hình sẽ còn tệ hơn khi tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt mức 2,2%.

"Đúng là chúng tôi không dự báo về một cuộc suy thoái toàn cầu. Nhưng sẽ có rất nhiều thách thức, và tôi nghĩ không ai sẽ thấy thực sự dễ chịu với dự báo kinh tế tăng trưởng 2,2%", Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nói.

Bên cạnh đó, dù cho rằng lạm phát sẽ giảm nhưng một số nhà kinh tế cũng cảnh báo giá năng lượng sẽ tiếp tục khiến sự sụt giảm này chậm hơn. Theo nhà phân tích thị trường và đầu tư Susannah Streeter của Hargreaves Lansdown, giá dầu sẽ tiếp tục nhạy cảm với những hạn chế về nguồn cung cũng như lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) lên dầu thô của Nga.

Trong khi đó, giá năng lượng và các mặt hàng khác có thể tăng trở lại nếu nền kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ hoặc nếu Nga thực hiện các biện pháp cắt giảm xuất khẩu bổ sung để trả đũa việc phương Tây áp giá trần năng lượng Nga.

Tin mới

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
9 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
8 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Chỉ vì muốn vượt mặt iPhone 16, các hãng điện thoại Android đang cố che đậy một "bí mật xấu xí"?
8 giờ trước
Để cạnh tranh với iPhone, các mẫu điện thoại Android sắp tới sẽ có dung lượng pin khủng lên đến 6.000 mAh. Thế nhưng pin lớn hóa ra lại không hề tốt. Đây là lý do.
Chỉ đạo 'nóng' về căng thẳng vé máy bay dịp 30/4-1/5
8 giờ trước
Nhận thấy tình trạng hết vé máy bay diễn ra ở một số chặng du lịch trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương tăng chuyến, căn cứ nguồn lực để tối ưu hoá đội tàu bay.
Doanh số bán iPhone giảm mức 'tồi tệ' tại Trung Quốc
7 giờ trước
Apple ghi nhận doanh số bán iPhone theo quý tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Lợi nhuận tăng vọt, VPBank lãi trước thuế gần 4.200 tỷ đồng trong quý I/2024
4 giờ trước
VPBank khởi động quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng
4 giờ trước
Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.
Cục An toàn thông tin cảnh bảo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến
5 giờ trước
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đưa ra cảnh báo 6 thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng Việt Nam nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giải bài toán khó - Khung pháp lý hoàn chỉnh cho tài sản ảo VA và VASP phù hợp tại thời điểm này?
5 giờ trước
Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.