[Thống kê Shark Tank mùa 3] Tổng vốn rót 22 triệu USD: Shark Việt ‘cân’ gần phân nửa, Shark Bình từ “shark tri kỷ” đã hoá "shark ké", có một cá mập không chi ra đồng nào

06/11/2019 08:39
Theo thống kê của chúng tôi, Shark Bình KHÔNG đầu tư đổi cổ phần cho deal nào solo cả. 3 deal xuống tiền đổi cổ phần đều là "deal ké" gồm Edu2Review (ké Shark Dzung 100.000 USD), Printgo (ké Shark Liên 1 tỷ) và eDoctor (ké Shark Dzung 100.000 USD). Thay vì tên gọi "Shark tri kỷ" như mặc định ban đầu, Shark Bình thường được các Shark gọi đùa là "Shark ké".

Shark Tank Việt Nam tập 15 ghi nhận 3 thương vụ gọi vốn cuối cùng của chương trình truyền hình thực tế Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam mùa 3.

Mùa 3 đã ghi nhận số vốn rót kỷ lục, 518 tỷ đồng, tương đương 22 triệu USD gấp 2,5 lần tổng vốn rót trong mùa 2 và gấp hơn 4 lần tổng vốn rót mùa 1.

Vị Shark cam kết rót tiền mạnh nhất là Shark Việt. Không hổ danh với danh xưng "Mr. Wonderful", Shark Việt vẫn giữ phong độ là nhà đầu tư cam kết rót tiền nhiều nhất từ mùa 2 đến nay. Trong mùa 3, Shark Việt cam kết đầu tư 212 tỷ đồng, tương đương 9 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn rót của mùa 3.

[Thống kê Shark Tank mùa 3] Tổng vốn rót 22 triệu USD: Shark Việt ‘cân’ gần phân nửa, Shark Bình từ “shark tri kỷ” đã hoá shark ké, có một cá mập không chi ra đồng nào - Ảnh 1.

Thống kê của CafeBiz. Các khoản rót bằng USD được quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank ngày 5/11 ở mức 1 USD = 23.110 VNĐ.

Thương vụ lớn nhất cũng thuộc về Shark Việt với tuyên bố "không thành công thì tôi với ông cùng ra Trâu Quỳ" - thương vụ gọi vốn của nhà khoa học "gàn" Lại Bá Ất, với 6 triệu USD. Một thương vụ khác có giá trị gọi vốn tương đương là Luxstay - thương vụ "hack não" nhất Shark Tank cả 3 mùa với sự chung tay rót vốn của cả 3 cá mập - Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thủy.

Một sự trùng hợp là vị Shark rót tiền nhiều thứ 2 trong mùa 3 cũng chính là vị cá mập rót tiền nhiều thứ nhì mùa 2 - Shark Hưng, với gần 107 tỷ đồng.

[Thống kê Shark Tank mùa 3] Tổng vốn rót 22 triệu USD: Shark Việt ‘cân’ gần phân nửa, Shark Bình từ “shark tri kỷ” đã hoá shark ké, có một cá mập không chi ra đồng nào - Ảnh 2.

Ba Shark sử dụng đa dạng công cụ tài chính trong đầu tư là Shark Dzung, Shark Thủy và Shark Bình . Bên cạnh việc đầu tư lấy cổ phần đơn thuần, công cụ được các Shark ưa dùng là Convertible Loan (Khoản vay chuyển đổi). Riêng Shark Bình sử dụng công cụ tài chính là khoản vay thông thường, không chuyển đổi.

Việc rót vốn đầu tư đổi cổ phần chỉ 5,6 tỷ, trong khi cho vay 27,7 tỷ đồng khiến Shark Bình được độc giả gán cho cái tên "Bank Tank".

Ngoài ra, theo thống kê của chúng tôi, Shark Bình KHÔNG đầu tư đổi cổ phần deal nào solo cả. 3 deal xuống tiền đổi cổ phần đều là "đi ké" gồm Edu2Review (ké Shark Dzung 100.000 USD), Printgo (ké Shark Liên 1 tỷ) và eDoctor (ké Shark Dzung 100.000 USD). Thay vì tên gọi "Shark tri kỷ" như mặc định ban đầu, Shark Bình thường được các Shark gọi đùa là "Shark ké".

[Thống kê Shark Tank mùa 3] Tổng vốn rót 22 triệu USD: Shark Việt ‘cân’ gần phân nửa, Shark Bình từ “shark tri kỷ” đã hoá shark ké, có một cá mập không chi ra đồng nào - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, có một vị cá mập không cam kết rót đồng vốn nào. Shark Linh tham dự mùa 3 với tư cách khách mời, đại diện cho Vingroup Ventures. Sau 3 tập ngồi ghế nóng, Shark Linh đưa ra 1 offer duy nhất cho Dalat Foodie nhưng bị startup này từ chối để nhận offer của Shark Việt.

Bình An

Theo Trí Thức Trẻ

Tin mới

'Thiên đường' của dầu Nga chính thức lộ diện: Tái xuất hơn 5 triệu tấn nhiên liệu hợp pháp sang châu Âu, trở thành khách hàng lớn nhất của Moscow
11 giờ trước
Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, quốc gia này đã 'phù phép' thành công nhiên liệu Nga vào châu Âu.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là chiếc iPhone xuất sắc nhất từng được làm ra
10 giờ trước
Có thể iPhone 15 Pro Max là chiếc điện thoại đắng cấp cao nhất, nhưng chiếc iPhone ra mắt cách đây 10 năm này mới thực sự vĩ đại.
Hơn 60 tấn tôm hùm bị chết ở Phú Yên, người nuôi cay đắng bán giá 50.000 đồng/kg
9 giờ trước
Chỉ trong 3 ngày, hơn 60 tấn tôm hùm xanh tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bị chết, người nuôi phải thu gom đem bán với giá bèo bọt, có loại chỉ 30.000-50.000 đồng/kg.
Hyundai Accent 2024 lộ diện không che chắn trên đường phố Việt Nam: Dự kiến ra mắt tháng này, dễ lấy lại ngôi vương của Vios
9 giờ trước
Một chiếc Hyundai Accent thế hệ mới bắt gặp khi đang chạy thử tại Việt Nam không có điểm khác so với thị trường Ấn Độ.
Sau dịch vụ taxi điện mini đầu tiên, lại có thêm khách sộp "chốt đơn" 20 chiếc Wuling Mini EV để phục vụ kinh doanh
8 giờ trước
Lô 20 chiếc xe điện Wuling Mini EV đã chính thức được bàn giao cho một thương hiệu sâm.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.