Thủ tướng: Đông Nam Bộ phải có tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới

26/11/2022 15:41
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá cần phải có “tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới”; trong đó, đột phá mới trong huy động nguồn lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tăng năng suất lao động.

Sáng 26/11, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và nước ngoài.

Thủ tướng: Đông Nam Bộ phải có tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị

Hội nghị được tổ chức theo hình thức “3 trong 1” bao gồm triển lãm, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người và giới thiệu các nông sản của Vùng; Công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Xúc tiến đầu tư cho vùng Đông Nam Bộ.

Cả 3 nội dung đều hướng đến mục tiêu phát triển vùng Đông Nam Bộ dựa trên “phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống anh hùng, kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò là đầu tàu phát triển của cả nước”. Trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 380 triệu đồng, tương đương 14.500 USD. Tỉ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã trình bày các ý kiến tham luận khách quan, trách nhiệm, tâm huyết; đề xuất và kiến nghị nhiều giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả, sát thực tiễn cho vùng Đông Nam Bộ.

Thủ tướng: Đông Nam Bộ phải có tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới - Ảnh 2.

Thủ tướng tham quan các gian trưng bày

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Vùng Đông Nam Bộ là nơi "hội tụ tiềm năng, thế mạnh”, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm, đầu tàu kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước, đồng thời có các động lực kinh tế mạnh mẽ như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Những thành quả phát triển của Vùng góp phần quan trọng vào thành quả phát triển chung của quá trình hơn 35 năm đổi mới đất nước, đặc biệt sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 khu vực Đông Nam Bộ đã có đóng góp quan trọng vào sự phục hồi phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.

Thủ tướng: Đông Nam Bộ phải có tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới - Ảnh 3.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại hội nghị

Thủ tướng đã phân tích rõ về tiềm năng thế mạnh, cơ hội nổi chội, lợi thế cạnh tranh và những tồn tại, khó khăn thách thức, trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu quán triệt và thực hiện nghiêm túc 5 quan điểm phát triển Vùng theo Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị; Xây dựng Đông Nam Bộ luôn là vùng năng động, phát triển nhanh, hài hòa, bền vững, bao trùm; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác.

Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế theo hướng hiện đại, lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm. Đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.

Thủ tướng: Đông Nam Bộ phải có tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới - Ảnh 4.

Toàn cảnh Hội nghị

Luôn lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu của sự phát triển. Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là con người, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Đẩy mạnh hợp tác công – tư; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước.

Nâng cao khả năng phản ứng chính sách, nhất là trước những biến động nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình trong nước, quốc tế. Lưu ý những vấn đề mang tính toàn dân, toàn cầu phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu.

Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Triển khai công việc có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào dứt việc đó. Tăng cường liên kết vùng. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Sau khi chỉ rõ 5 mâu thuẫn, 6 thách thức với vùng Đông Nam Bộ, Thủ tướng nhấn mạnh, để Vùng phát triển đột phá cần phải có “tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới”. Trong đó, đột phá mới trong huy động nguồn lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tăng năng suất lao động; phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phát triển nhanh, bền vững, đúng pháp luật, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, làm tốt an sinh xã hội.

Thủ tướng: Đông Nam Bộ phải có tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới - Ảnh 5.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị

Phân tích về giá trị mới, Thủ tướng chỉ rõ: “Giá trị ở đây là mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, giá trị đóng góp cho GDP cao hơn thu nhập bình quân đầu người phải cao hơn các khu vực khác, phải so sánh với khu vực và quốc tế. Phấn đấu chỉ số phát triển con người cao hơn, phải ngang tầm với một số nước, một số khu vực phát triển. Hạ tầng kết nối vùng, kết nối cả nước, kết nối quốc tế phải tốt nhất. Phải khắc phục bằng được hậu quả liên quan đến biến đổi khí hậu, liên quan đến môi trường.

"Giá trị mới của Vùng lớn nhất là góp phần quan trọng, đắc lực, hiệu quả, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng toàn diện, thực chất, hiệu quả, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng, nhân dân Việt Nam hạnh phúc ấm no” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
4 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
3 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
3 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
2 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
2 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Tin cùng chuyên mục

BYD Han EV sắp về Việt Nam dễ ‘hot’: Dáng như Taycan, chạy Hà Nội - Quảng Trị chỉ cần 1 lần sạc
17 phút trước
BYD Han EV được xem là mẫu xe flagship của hãng xe đến từ Trung Quốc và đang được lên kế hoạch đưa về Việt Nam trong thời gian tới.
MG "nhá hàng" sắp ra mắt mẫu xe điện đầu tiên ở Việt Nam: Có thể là SUV đô thị, giá bán vẫn còn là ẩn số
3 giờ trước
MG đã hé lộ thông tin về sự xuất hiện của mẫu xe điện mới tại thị trường Việt Nam.
Ngày mai 26/4, sẽ thông xe cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ
12 giờ trước
Ngày mai 26/4, cầu Trần Hoàng Na sẽ thông xe sau nhiều lần trễ hẹn. Đây là thông tin được đưa ra từ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Ban quản lý dự án ODA) TP.Cần Thơ.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Việt Nam chỉ có 18 tháng để quyết định với ngành bán dẫn
13 giờ trước
Theo chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn FPT ông Trương Gia Bình, cách đây một tuần trong buổi gặp mặt, đại sứ Mỹ, đại sứ Nhật Bản, đại sứ Singapore nói rằng, cơ hội của Việt Nam rất lớn, nhưng chỉ có 18 tháng thôi.