Thủ tướng: Phải lo lắng vấn đề mà nhân dân lo lắng

25/04/2019 07:43
Trong Hội nghị liên tịch thường niên giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh cán bộ phải lo trước cái lo của dân.

Phát biểu tại Hội nghị giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác diễn ra vào chiều nay, 24/4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh từng cán bộ của các cấp chính quyền và Mặt trận Tổ quốc phải lo lắng vấn đề mà nhân dân lo lắng để phục vụ nhân dân tốt hơn.

Năm 2018, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội; phối hợp thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và chương trình công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.

Thủ tướng: Phải lo lắng vấn đề mà nhân dân lo lắng - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh VGP/Quang Hiếu)

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thành tựu lớn của đất nước thời gian qua và khẳng định sự đóng góp quan trọng của Mặt trận Tổ quốc vào thành quả đó.Năm 2019, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung thực hiện các trọng tâm: tiếp tục phối hợp củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội; phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước góp phần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; phối hợp phát huy dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cạo của công dân; phối hợp xây dựng chính sách, pháp luật.

Thời gian qua, công tác phối hợp công tác giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ngày càng thực chất, hiệu quả, góp phần tập hợp các tầng lớp nhân dân, xây dựng và củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phối hợp đẩy mạnh tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động như phong trào giảm nghèo bền vững, khởi nghiệp sáng tạo, sách vàng sáng tạo, các chương trình về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Năm ngoái, Mặt trận Tổ quốc đã giúp đỡ xây mới, sửa chữa gần 18.000 căn nhà đại đoàn kết. Đây là những việc hết sức thiết thực với người dân.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong công tác phối hợp. Trong đó, phối hợp tuyên truyền, nhất là việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết bức xúc của nhân dân ở một số nơi còn bị động nên để xảy ra điểm nóng ở một số nơi. Vận động trong phòng trào thi đua yêu nước chưa quyết liệt, chưa tạo sự chuyển biến rõ nét ở địa phương, địa bàn dân cư, cho nên các vấn đề về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, trật tự xã hội, an toàn giao thông còn xảy ra ở nhiều nơi. Việc phối hợp giải quyết kiến nghị của cử tri, khiếu nại, tố cáo của công dân tuy có tiến bộ nhưng nhiều nội dung còn chậm.

Thủ tướng: Phải lo lắng vấn đề mà nhân dân lo lắng - Ảnh 2.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu. (Ảnh VGP/Quang Hiếu)

Nêu lên những vấn đề đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên của cả các cấp chính quyền và Mặt trận Tổ quốc; gần dân, sát dân, lắng nghe nhân dân, lo lắng về những lo lắng của nhân dân để phục vụ nhân dân.

Trong năm nay, năm kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm mà Chính phủ đề ra phương châm hành động “12 chữ” trong đó có “bứt phá”, Thủ tướng cho rằng, các cơ quan, đoàn thể, ban ngành đều phải bứt phá. “Phải làm đến nơi, đến chốn mọi việc mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu một tinh thần đổi mới, sáng tạo, kiến tạo chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế-xã hội tốt hơn, chủ động hơn. Do đó, công tác phối hợp giữa hai cơ quan cũng cần hiệu quả hơn nữa để mang lại lợi ích cho nhân dân; đồng thời cần tăng cường áp dụng công nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công việc, trong việc nắm tình hình nhân dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc phối hợp củng cố đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội là việc rất quan trọng để cùng đóng góp vào sự phát triển đất nước. Cùng với đó là cần lưu ý vấn đề tuyên truyền vận động đoàn kết đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài; vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Phải lắng nghe, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, đồng thời phát huy mạnh mẽ dân chủ, nhất là ở cơ sở.

Thủ tướng nhấn mạnh dân chủ mạnh mẽ nhưng phải giữ vững kỷ cương, phép nước. Phải tổ chức đối thoại để giải quyết các điểm nóng tốt hơn. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tinh thần là phải hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, Thủ tướng nói. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đánh giá cao các phong trào, cuộc vận động mà Mặt trận Tổ quốc đã làm thành công như Sách vàng sáng tạo Việt Nam, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Cả nước chung tay vì người nghèo, các cuộc vận động về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, mại dâm…, Thủ tướng cho rằng, đây là những việc thiết thực và cần thực hiện quyết liệt hơn thời gian tới.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần trọng dân, gần dân, phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát quyền lực Nhà nước. Có kế hoạch triển khai tốt 8 chương trình giám sát giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở./.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
4 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
4 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
5 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
5 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
6 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
22 giờ trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.
Cả lô xe Nga, chiếc đắt nhất chỉ từ 390 triệu: "Nếu bền với ăn xăng ít thì chạy đầy đường"
23 giờ trước
Cách đây không lâu, những chiếc xe Lada đã chính thức cập cảng tại Việt Nam sau 28 năm vắng bóng.
CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
23 giờ trước
Vào ngày 23/5, CMC Telecom sẽ tham dự Vietnam Security Summit 2025, sự kiện an ninh mạng thường niên hàng đầu Việt Nam, quy tụ hơn 1.000 chuyên gia và 50 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu trong nước và quốc tế.
Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
1 ngày trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.