Thuốc chữa Covid-19 của Trung Quốc: Kết quả thử nghiệm thành công hơn cả tưởng tượng, mở ra cơ hội để từ bỏ zero Covid?

24/11/2021 19:08
Thuốc chữa Covid sẽ cần nhất ở đâu? Thay vì các điểm nóng của đại dịch, đó là một nơi mà virus vẫn còn trong tầm kiểm soát: Trung Quốc.

Đó là nhận định của Tong Youzhi- giám đốc điều hành tại Kintor Pharmaceutical Ltd., một công ty Trung Quốc đang nghiên cứu về thuốc chữa Covid. Sau khi ngăn chặn thành công Covid-19 bằng xét nghiệm trên diện rộng,  giám sát và kiểm soát chặt chẽ ở biên giới, Trung Quốc hiện là đối tượng duy nhất dễ bị tấn công bởi mầm bệnh mới và cần được tiếp cận với các phương pháp điều trị hiệu quả nếu không muốn dịch bệnh bùng phát nặng hơn. 

"Trung Quốc hiện vẫn là vùng đất nguyên sơ đối với virus- mới có rất ít người bị phơi nhiễm"- ông Tong cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News. "Sự cấp thiết của các loại thuốc chữa Covid hiệu quả ở Trung Quốc không kém gì so với những nơi khác nếu chúng tôi muốn lấy lại cuộc sống trước khi đại dịch bùng phát".

"Có khá nhiều mối lo ngại về việc Covid có khả năng sẽ phá hủy hệ thống chăm sóc sức khỏe chắp vá của Trung Quốc một khi biên giới mở cửa", ông Tong nói. Hầu hết người dân đều có rất ít miễn dịch tự nhiên từ đợt bùng phát trước đó, và vắc-xin của Trung Quốc cũng dần mất đi hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây truyền của virus qua các thử nghiệm lâm sàng.

Thuốc thử nghiệm proxalutamide của Kintor - hiện đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm giai đoạn cuối ở Hoa Kỳ và Brazil - có thể dễ dàng sử dụng và sản xuất với số lượng lớn.

Kintor, có trụ sở tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, đã bắt đầu nghiên cứu hợp chất này từ nhiều năm trước để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nó có thể ức chế một loại nội tiết tố nam được gọi là androgen, cái mà một số nhà nghiên cứu tin rằng có thể liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh Covid.

Một nghiên cứu ban đầu ở Brazil cho thấy nó có thể làm giảm số lần nhập viện ở những người bị Covid nhẹ và tỷ lệ tử vong ở những người bệnh nặng- kết quả mà một số chuyên gia cho là thành công hơn cả tưởng tượng. Các thử nghiệm lớn và nghiêm ngặt hơn đang được tiến hành ở Hoa Kỳ, Trung Quốc hay thậm chí nhiều nơi khác để xác minh những phát hiện và kết quả tích cực- thứ sẽ mở đường cho việc phê duyệt thuốc, Tong nói.

Cổ phiếu của Kintor đã tăng gấp 6 lần trong 12 tháng qua, đóng cửa ở mức 59,00 đô la Hồng Kông/cổ phiếu vào thứ Ba.

Hầu hết các nỗ lực phát triển thuốc Covid của Trung Quốc đều tập trung vào phương pháp kháng thể vô hiệu hóa vi rút. Sự chấp thuận khẩn cấp cho các phương pháp điều trị ở Trung Quốc dự kiến sẽ sớm được đưa ra vào tháng 12, theo các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin.

Sự ưu tiên

Phương pháp điều trị này có thể là yếu tố quan trọng khiến Trung Quốc cân nhắc khi nào nên đổi hướng chiến lược của mình, coi Covid như một loại bệnh đặc hữu. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông trong nước vào cuối tháng 9 vừa qua, George Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết thuốc hiện là ưu tiên hàng đầu để giảm thiểu tác động của căn bệnh này. Ông cũng nhấn mạnh: kết hợp với việc tiêm chủng, ta sẽ có thể đối phó với dịch bệnh và giúp đất nước chuyển sang giai đoạn chung sống với virus.

Mặc dù đã có hơn 75% dân số được tiêm chủng đầy đủ, Trung Quốc vẫn đóng cửa với phần còn lại của thế giới và quyết tâm dập tắt mọi đợt bùng phát dịch bệnh trong nước.

Chiến dịch tiêm chủng của Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc tiêm chủng vaccine bất hoạt (loại vắc-xin sử dụng hóa chất/nhiệt/bức xạ để vô hiệu hóa virus) – loại ít hiệu quả hơn so với vaccine mRNA có hiệu lực cao đang được sử dụng rộng rãi ở phương Tây. Điều đó đặt ra câu hỏi về việc liệu chỉ tiêm vắc xin có đủ hay không và được các nhà phân tích coi là lý do chính khiến Bắc Kinh vẫn tuân thủ chặt chẽ cái gọi là chiến lược Covid Zero.

Những vấn đề của ngành y tế

Sự phân bổ nguồn lực y tế không đồng đều giữa 1,4 tỷ dân của Trung Quốc cũng là lý do khiến nước này phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận với các loại thuốc hiệu quả. Trong khi các siêu đô thị như Bắc Kinh và Thượng Hải tự hào vì có các bác sĩ hàng đầu thế giới và hầu hết các cơ sở y tế được trang bị tốt nhất, những phòng khám và mạng lưới chăm sóc sức khỏe ở một số vùng kém phát triển của Trung Quốc lại thô sơ và có thể bị quá tải.     

Một đợt bùng phát gần đây ở các tỉnh phía Tây Bắc, lan rộng thành làn sóng dịch bệnh trên toàn quốc, tiềm ẩn rủi ro cho các vùng sâu vùng xa của Trung Quốc. Các bác sĩ và y tá đã bị nhiễm bệnh trong lúc làm việc, trong khi nhiều bệnh nhân cần được chuyển đến các cơ sở lớn hơn.

Theo ông Tong, các phương pháp điều trị hiệu quả, được phổ biến rộng rãi có thể xoa dịu nỗi sợ phát triển thành bệnh nặng hoặc tử vong.

"Thách thức này là rất lớn," Tong nói. "Với mật độ dân số cao, các ca nhiễm bệnh ít và tỷ lệ tiếp cận bình quân đầu người thấp, một loại thuốc như vậy lại càng quan trọng hơn để chúng tôi trở lại trạng thái bình thường".

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.