Tiền như thác lũ đang xối xả đổ vào chứng khoán, bất động sản, trái phiếuicon

Dòng vốn đang bị phân tán mạnh vào những kênh thu hút vốn khác ngoài ngân hàng là chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm liên kết… gây những méo mó, mất cân bằng tài chính.

Dòng vốn đang bị phân tán mạnh vào những kênh thu hút vốn khác ngoài ngân hàng là chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm liên kết… gây những méo mó, mất cân bằng tài chính.

 

Rủi ro tài chính, tiền tệ

Trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 25/7 về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đề cập tới "sức khỏe" của doanh nghiệp, dòng tiền phân phối trong các khu vực kinh tế.

"Dịch bệnh đợt 4 đang diễn biến rất phức tạp, có thể ngăn cản nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 6% theo kịch bản. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm có thể chỉ tăng từ 2-2,5%, cách xa mục tiêu Quốc hội đặt ra. Rủi ro cho dự báo lạm phát đang rất khó lường, trong khi đó dư địa của chính sách tài khóa để thực hiện các chương trình hỗ trợ đang hạn hẹp dần" - đại biểu bày tỏ và lo lắng vì một số địa phương trọng điểm kinh tế lớn đang chìm trong dịch bệnh.

Tiền như thác lũ đang xối xả đổ vào chứng khoán, bất động sản, trái phiếu - 1

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, dư địa của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ không còn nhiều. Quá trình cơ cấu nền kinh tế chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại để triển khai theo tiến độ dự tính.

Với chính sách tài khóa, ông Đồng phân tích: Hoạt động giải ngân vốn đầu tư công đang vấp phải khó khăn lớn là dịch bùng phát, tiến độ thi công nhiều dự án (bao gồm các dự án gắn với yếu tố nước ngoài) bị đình trệ, không có khối lượng nghiệm thu để làm thủ tục thanh toán, giá cả nguyên vật liệu tăng cao đột biến so với thời điểm đấu thầu, ảnh hưởng đến huy động nguồn lực và tiến độ thi công của các nhà thầu và nghiệm thu thanh toán.

Trong khi đó, ngân quỹ Nhà nước bị ứ đọng không thể đưa vào nền kinh tế, số dư tiền gửi kho bạc tại hệ thống ngân hàng còn tồn cao, tương đương 26 tỷ USD. Kho bạc Nhà nước vẫn trong tình trạng đạt tỷ lệ hoàn thành huy động vốn cho ngân sách năm nay ở mức thấp, dù điều kiện thị trường trong nước lẫn quốc tế đang còn thuận lợi.

Về chính sách tiền tệ, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu rõ việc dòng vốn đang bị phân tán mạnh vào những kênh thu hút vốn ngoài ngân hàng là chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm liên kết, bảo hiểm, đầu tư, quỹ hưu trí của các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… gây ra những méo mó, sai lệch, mất cân bằng tài chính và đã có những cảnh báo từ các cơ quan Nhà nước phụ trách.

"Vai trò, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc hóa giải rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ là rất lớn. Áp lực nợ xấu ngân hàng đang gia tăng" - ông Đồng cho biết.

Tuy nhiên, theo vị đại biểu này, cũng có tín hiệu để phải lạc quan bởi Chính phủ vừa trình Quốc hội các biện pháp đặc biệt để chống dịch Covid-19. Cùng với đó, những kế hoạch dài hơi về tài chính công, nợ công, đầu tư công với những cân đối hướng tới mục tiêu tổng quát của cả 5 năm tại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đến GDP bình quân vẫn được xác định khoảng 6,5-7% và tăng trưởng năm nay vẫn đang phấn đấu ở mức trên 6%.

Ngân hàng cần thay đổi biện pháp hành chính

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (đoàn Gia Lai) đề cập tới "sức khỏe" của nền kinh tế với đánh giá về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nội địa.

Tiền như thác lũ đang xối xả đổ vào chứng khoán, bất động sản, trái phiếu - 2

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Ảnh: Quochoi.vn).

Vị đại biểu dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm nay nhập siêu 369 triệu USD. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất của khối doanh nghiệp FDI gặp khó khăn, vì một số khu công nghiệp đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.

"Điều này làm cho nền kinh tế của chúng ta còn quá phụ thuộc vào khu vực FDI. Khu vực kinh tế trong nước còn yếu, các ngành công nghiệp phụ trợ còn chậm phát triển" - đại biểu đoàn Gia Lai nêu quan điểm và cho rằng từ nhiều năm nay đã bàn nhiều về việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả rõ ràng.

Theo bà, cần phải có những biện pháp, những chính sách, cơ chế tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước, nhất là trong doanh nghiệp tư nhân được thuận lợi trong việc vay vốn nhằm đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng.

"Vốn tín dụng từ ngân hàng là một nguồn doanh nghiệp được tiếp cận thuận lợi, dễ dàng. Nếu không tiếp cận kịp thời sẽ có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, kiệt quệ dẫn đến phải đóng cửa, phá sản. Kinh tế có thể dẫn đến suy thoái sau một thời gian khủng hoảng tài chính sẽ mất đi rất nhiều năm để phục hồi" - bà Phương cho hay.

Đại biểu đoàn Gia Lai đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần xem xét trong thời gian tới, thay việc quản lý bằng biện pháp hành chính là cấp room tín dụng bằng việc quản lý hệ số an toàn vốn, vừa đảm bảo an toàn, vừa phù hợp với chuẩn Basel II và thông lệ quốc tế. Bởi theo bà, hiện nay khu vực kinh tế trong nước cả hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, năng suất lao động và chỉ số về nguồn nhân lực còn thấp so với các nước.

(Theo Dân Trí) 

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
4 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
4 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
4 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
4 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
4 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
1 ngày trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
2 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
2 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
3 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.