Top 500 DN lợi nhuận cao nhất: Vượt qua “phép thử” đại dịch

Trong thời kỳ dịch bệnh, chuyển đổi số được coi là “phao cứu sinh” cho DN, biến thách thức trở thành cơ hội. Khi đầu tư vào chuyển đổi số đã thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động…

Trong thời kỳ dịch bệnh, chuyển đổi số được coi là “phao cứu sinh” cho DN, biến thách thức trở thành cơ hội. Khi đầu tư vào chuyển đổi số đã thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động…

 

Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), phối hợp cùng Báo điện tử VietNamNet, đã tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) và Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm- Đồ uống - Bán lẻ năm 2021.

Sự bùng phát đợt dịch Covid lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, đã làm thay đổi mọi dự báo, là “phép thử” đối với các DN. Trong bối cảnh mới, đối với các DN, đạt được lợi nhuận là chưa đủ, mà phải là lợi nhuận bền vững, dựa trên năng lực nội tại và sự linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh.

Theo số liệu tại Lễ công bố, trong 339 DN niêm yết thuộc Bảng xếp hạng PROFIT500 năm 2021, có 53,1% vẫn giữ vững được đà tăng trưởng lợi nhuận trong suốt giai đoạn 2019 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Trong số đó đứng đầu là Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Sữa Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, Ngân hàng TMCP Quân đội, Công ty CP Đầu tư Thế giới di động.

Top 500 DN lợi nhuận cao nhất: Vượt qua “phép thử” đại dịch
Nhiều DN vẫn tạo ra lợi nhuận bền vững, từng bước vượt qua đại dịch.

Nhờ áp dụng công nghệ mới, tăng cường hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và khả năng làm việc từ xa, sắp xếp lại các chuỗi cung ứng toàn diện và hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước… Các DN này vẫn tạo ra lợi nhuận bền vững, từng bước vượt qua đại dịch và giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xuất hiện trong Bảng xếp hạng PROFIT500 năm nay, có nhiều ngân hàng lớn, điều này cho thấy lợi nhuận ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian đại dịch. Nhiều ngân hàng có lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021tăng gấp 3 - 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với nhóm phi tài chính, theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của 281 DN niêm yết, trong bảng PROFIT500 cho thấy, lợi nhuận tăng bình quân 144,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thời kỳ dịch bệnh, chuyển đổi số được coi là “phao cứu sinh” cho DN trước hàng loạt khó khăn, biến thách thức trở thành cơ hội. Với việc tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội, đã khiến cho cả cung và cầu đều bị tác động. Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, đẩy mạnh đầu tư vào chuyển đổi số là chiến lược hàng đầu của các DN để đối phó trước những tác động của đại dịch Covid. Khi đầu tư vào chuyển đổi số đã thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động…

Các DN cũng cho biết kế hoạch ưu tiên để tăng lợi nhuận trong những tháng cuối năm 2021 bao gồm: tập trung thực hiện chiến lược cốt lõi là tăng năng suất và chất lượng lao động, song song với ứng dụng chuyển đổi số và thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động để điều hành sát sao và kịp thời hơn.

Dẫn đầu Công ty uy tín ngành Thực phẩm- Đồ uống - Bán lẻ năm 2021 gồm: Công ty CP Sữa Việt Nam, Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, Công ty TNHH Nestlé Viet Nam, Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan, Công ty CP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản,Công ty CP Thực phẩm Đức Việt…

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, Thực phẩm – Đồ uống cũng chịu những tác động không nhỏ. Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2021 cho thấy bức tranh kinh tế ngành Thực phẩm - Đồ uống (F&B) đã “nhuốm màu” Covid. Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,98. Tuy nhiên, tác động kéo dài của đại dịch đã  làm cho hơn 91% DN gặp khó khăn. Những khó khăn lớn nhất mà ngành F&B gặp phải đó là logistics và phân phối, khi nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, kéo theo đó là đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng... dẫn đến quy mô lao động, năng suất giảm, tính thanh khoản kém... 

Tuy nhiên, nhờ việc xây dựng uy tín thương hiệu, thứ “tài sản vô hình”, gắn kết với sức mạnh nội tại, đã giúp các DN từng bước vượt qua đại dịch và khôi phục vững chắc hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lễ công bố năm nay tiếp tục vinh danh những đại diện DN, không chỉ thể hiện sự vượt trội về năng lực nội tại, sự nhanh nhạy chuyển đổi, mà còn thể hiện tiềm năng tăng trưởng, mức độ phát triển bền vững, chất lượng quản trị và vị thế trên thị trường.

Trần Thủy

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
13 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
13 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
14 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
14 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
14 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
1 ngày trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
2 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
2 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
3 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.