Trái cây được mùa, mất giá

06/05/2022 08:34
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Tìm đầu ra cho trái cây Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện trái cây đang vào chính vụ thu hoạch, do đó nguồn cung ra thị trường đang tăng. Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có khoảng 1,2 triệu tấn trái cây cần tiêu thụ trong quý 2 này, trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Bộ. Trái cây nghịch vụ cũng chiếm tới hơn 50% sản lượng, tuy nhiên hầu hết đều đang có dấu hiệu lặp lại điệp khúc "được mùa, mất giá".

Cụ thể như thời điểm này mọi năm, giá bơ là 25.000 đồng/kg, nay chỉ còn 18.000 - 20.000 đồng/kg. Thanh long ruột đỏ tại Tiền Giang giảm còn 14.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng giảm còn 9.000 đồng/kg. Dưa hấu giảm còn 7.000 đồng/kg...

Trái cây được mùa, mất giá - Ảnh 1.

Nông dân huyện Thanh Bình, Đồng Tháp chăm sóc xoài. (Ảnh: TTXVN)

Với 0,5 ha đất, anh Sang (xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp) hái được khoảng 15 tấn xoài. Bội thu nhưng anh vẫn không vui. 1 kg xoài Cát Chu thương lái mua 5.000 đồng. Công chăm sóc, phân, thuốc coi như lỗ vốn. Xoài đặc sản giá đã như vậy, loại kém ngon như xoài Đài Loan, giá chỉ còn 2.000 đồng/kg.

"Xoài giờ rẻ quá, neo hoài. Càng neo càng chết", anh Võ Thanh Sang, xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp, chia sẻ.

Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 307.000 ha cây ăn trái. Hiện giá bán các loại khá thấp. Như xoài, giá bán từ 2.000 - 6.000 đồng/kg tùy loại. Mít, thanh long cũng thấp hơn nhiều so với các năm. Chán nản, một số nông dân trồng thanh long, xoài Đài Loan quyết định chặt bỏ vườn.

"Cực mà không có lời. Vì vậy mình phá bỏ, tìm cái cây khác trồng để có nguồn thu nhập nuôi sống gia đình", ông Mai Văn Bé Tư, xã Trung Hòa, Chợ Gạo, Tiền Giang, cho hay.

Theo các doanh nghiệp, giá trái cây nhiều loại ở Đồng bằng sông Cửu Long xuống thấp là do xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó. Để tháo gỡ, các địa phương đã kết nối với các thương nhân ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ nội địa.

Mặc khác, các địa phương cũng liên kết với các doanh nghiệp tạo vùng nguyên liệu tại chỗ, vừa xuất khẩu các sản phẩm tươi, vừa chế biến chuyên sâu.

Đây là hướng đi lâu dài. Trước mắt, nhà vườn trồng cây ăn trái đang đối diện với nhiều khó khăn khi giá cả bấp bênh. Nông dân lại tiếp tục với điệp khúc trồng, chặt.

Xuất khẩu trái cây sụt giảm 4 tháng đầu năm

Theo Hiệp hội chế biến rau quả Việt Nam, quý 2 là thời điểm 8 loại cây ăn quả chính tại Nam Bộ sẽ được thu hoạch bao gồm: thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, dứa, sầu riêng. Trong đó, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là hơn 940.000 tấn, nhưng thị trường tiếp tục suy giảm trong tuần cuối tháng 4 đến đầu tháng 5.

Ngoài việc nguồn cung tăng cao, giá giảm, còn do Trung Quốc - thị trường nhập khẩu trái cây chính của Việt Nam, vẫn tiếp tục thực hiện chính sách Zero COVID-19 khiến việc xuất khẩu vào thị trường chủ lực này gặp nhiều khó khăn.

Chiến sự Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn khiến chi phí vận chuyển tăng cao, do phải thay đổi lộ trình hoặc tuyến vận chuyển qua nhiều khâu trung chuyển hơn. Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam 4 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm hơn 15% so với cùng kỳ. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất chiếm hơn 53% thị phần, tiếp theo là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thích ứng linh hoạt khi cung vượt cầu

Trước những khó khăn trong tiêu thụ trái cây như thời gian qua, một số địa phương cũng đã có giải pháp thay thế trong khi chờ việc thông quan có thể bình thường trở lại. Như tại tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, diện tích thanh long ở tỉnh này đã giảm hơn 900 ha.

Trong khi nhiều hộ vội chặt bỏ thanh long vì rớt giá, một số hộ học cách thích ứng linh hoạt để tồn tại qua thời điểm khó khăn, tin tưởng chờ đợi thị trường khởi sắc trở lại.

Trái cây được mùa, mất giá - Ảnh 2.

Tại tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, diện tích thanh long ở tỉnh này đã giảm hơn 900 ha. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Với 9 ha thanh long, sau 5 đợt chong đèn nghịch vụ bị thất thu hơn 1 tỷ đồng, trang trại này đã rút kinh nghiệm tiết giảm một số chi phí đầu vào nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất, có sản phẩm bán ra thị trường, hạn chế thiệt hại về kinh tế.

Có 2.200 trụ thanh long, nhờ áp dụng các biện pháp 3 giảm: giảm thuê công lao động; giảm đầu tư phân bón và giảm đợt xử lý nghịch vụ nên ông Triểm (xã Thuận Quý, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã tránh được thua lỗ. Việc xoay xở linh hoạt trong thời điểm giá thanh long giảm sâu được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng.

Xã Thuận Quý không có diện tích thanh long bị phá bỏ. Hiện tại, địa phương vẫn duy trì sản xuất 580 hecta thanh long, trong đó gần 90% canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là địa phương dẫn đầu tỉnh Bình Thuận về thực hiện tốt sản xuất thanh long VietGAP để xuất khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, hiện tốc độ thông quan tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn là khoảng 140 xe một ngày. Lạng Sơn vẫn còn khoảng gần 700 xe đang chờ xuất khẩu, trong đó riêng hoa quả là 461 xe. Nếu tình hình xuất khẩu trái cây tươi không được cải thiện và còn chạy quanh lo tiêu thụ chợ nội địa, giá cả chưa ai đoán trước sẽ ra sao.

Vì vậy, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần hỗ trợ thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với đầu ra của sản phẩm, phải liên kết để nhà doanh nghiệp thiết kế vùng sản xuất hiện đại theo kỹ thuật chuyên môn, nông sản có giá trị cao mới có đầu ra ổn định.

Tin mới

BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
8 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
8 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
8 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
7 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
6 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.851.223 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải có nguồn gốc xuất xứ
5 giờ trước
Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Luật Đất đai 2024: Quy định mới về đất nông nghiệp mang lại quyền lợi cho nông dân?
9 giờ trước
Luật Đất đai 2024 đã quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại địa phương. Chuyên gia đánh giá quy định mới về đất nông nghiệp có tính đột phá, kỳ vọng nhiều thay đổi tích cực trong thời gian tới.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
21 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
1 ngày trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".