Trái cây miền Tây ùn ứ: 'Giá nào cũng bán, không bán đổ cho cá ăn còn chết hơn'icon

Đó là tình trạng chung của nhiều chủ miệt vườn miền Tây khi trái cây đến mùa thu hoạch nhưng không có người mua do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đó là tình trạng chung của nhiều chủ miệt vườn miền Tây khi trái cây đến mùa thu hoạch nhưng không có người mua do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

 

Sau gần 2 tháng dịch COVID-19 bùng phát dữ dội ở TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, thị trường tại các khu vực này luôn trong tình trạng bất ổn. Ngoài các mặt hàng thuỷ sản, gia cầm rớt giá thảm đang được các bộ, ngành tập trung tìm phương án tháo gỡ thì trái cây cũng là mặt hàng đang rất cần sự quan tâm lúc này.

Sáng 6/8, PV VTC News liên hệ với nhiều chủ miệt vườn miền Tây, họ đều cho biết đang gặp khó khăn trong khâu xuất hàng hoá. Hàng chục tấn trái cây đủ loại đến thời kỳ thu hoạch không có người mua. Phần phải bán tháo, phần đổ bỏ cho cá ăn.

Trái cây miền Tây ùn ứ: 'Giá nào cũng bán, không bán đổ cho cá ăn còn chết hơn' - 1

Hình minh hoạ.

Anh Tuấn, chủ vườn nhãn ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, đây là lần đầu tiên anh gặp tình trạng nhãn rớt giá thảm như hiện tại. Thậm chí, dù đã "thả", mặc kệ giá rẻ như cho nhưng cũng không có người thu mua.

"Tầm này năm ngoái, giá nhãn cơm vàng ở mức 30.000 đồng/kg, thế nhưng hiện rớt còn 6.000 đồng/kg. Mà nói thế thôi, 6.000 đồng cũng chẳng ai thèm mua, bảo người ta cứ tự trả giá thấp hơn đi nhưng họ cũng lắc đầu.

Thật ra không phải do họ kén, mà là họ có nhập hàng về cũng không biết bán đi đâu. Tình hình chung nên chúng tôi đành chấp nhận", anh Tuấn cho hay.

Theo anh Tuấn, trước tình trạng trái cây giá rớt thảm, nhiều nhà vườn trong vùng cố nén nhãn thêm vài ngày để mong thị trường ổn định. Thế nhưng, càng nén thì nhãn càng già và tự rụng, phải đổ bỏ cho cá ăn.

"Nhà tui may mắn hơn, vườn 5 tấn nhưng bán tháo được 4 tấn rồi, còn 1 tấn này chín quá rồi, đã xác định đem đổ cho cá ăn. Nếu tính chung, thì mùa nhãn năm nay, 50% là dân tụi tui bán lỗ 6.000 đồng/kg, còn 50% còn lại đổ cho cá ăn", anh Tuấn thở dài.

Cũng theo anh Tuấn, chi phí chăm trồng cây nhãn không quá cao nhưng cũng không rẻ. Với tình hình này, nếu các năm sau được mùa, được giá, người dân cũng phải mất 2 năm mới lấy lại vốn.

Trái cây miền Tây ùn ứ: 'Giá nào cũng bán, không bán đổ cho cá ăn còn chết hơn' - 2

Hình minh hoạ.

Tương tự, anh Chín, chủ miệt vườn Chín Hồng (Cần Thơ) cho biết, tất cả các loại trái cây đều rớt 2/3 giá. Trong đó, chôm chôm và sầu riêng là hai mặt hàng khiến người dân lao đao nhiều nhất.

"Trước dịch, chôm chôm đang giá 27.000 đồng/kg, giờ thì bán 7.000 đồng/kg. Sầu riêng trước dịch giá 55.000 đồng/kg, giờ còn có 23.000 đồng/kg. Chưa kể chi phí chăm trồng cây sầu riêng nó tốn kém lắm. Đà này thì các vựa sầu có nước phá sản thôi, chứ tiền đâu mà trả tiền phân, tiền công", anh Chín nói.

Đối với chôm chôm là loại trái cây phải thu hoạch đúng thời gian, các chủ vườn buộc bán lỗ. Bởi nếu kéo dài thời gian, đến lúc quả úng và rụng thì còn tốn công sức thu dọn. Hiện chôm chôm đã cuối mùa, cũng vừa lúc bà con thu hoạch hết. Một mùa lỗ đậm.

Ông Nguyễn Văn Phát - Giám đốc Hợp tác xã nhãn Tích Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, giá nhãn chỉ còn 8.000 đồng/kg. Các nhà vườn lỗ nặng do chi phí tăng mạnh, dù giá thấp như vậy nhưng đến nay các xã viên vẫn còn trên 40 tấn chưa tiêu thụ được. 

Theo ông Phát, hiện hợp tác xã đã phản ảnh đến lãnh đạo địa phương, nhờ hỗ trợ tìm đầu ra, gỡ khó trong khâu lưu thông tuy nhiên tình hình không khả thi.

Các tỉnh ĐBSCL là một trong những vựa nông sản lớn nhất cả nước, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Vì thế, việc 19 địa phương kéo dài thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 khiến cho khâu tiêu thụ các loại nông sản, trái cây miền Nam có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch gặp nhiều khó khăn, cần nhanh chóng tháo gỡ.

Trước tình hình này, nhiều địa phương đã có văn bản kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của bà con nông dân, kiến nghị các cấp cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn.

(Theo VTC News)

Tin mới

Loài giun biển từng nghĩ đến đã sợ nay lột xác thành 'mì chính của nhà giàu', giá lên đến 10 triệu đồng/kg
6 giờ trước
Trước đây, sá sùng xuất hiện dày đặc ở Quan Lạn, Vân Đồn (Quảng Ninh), nhiều đến nỗi ăn phát ngán. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, từ khi câu chuyện về mì chính thiên nhiên được lan truyền, lượng người mua tăng vọt, giá cả cũng tăng hàng chục lần.
Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
6 giờ trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
'Báo động đỏ' sầu riêng Việt Nam
6 giờ trước
Trong “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk nêu ra hàng loạt bất cập của ngành hàng tỷ USD. Hàng trăm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi thực sự là vấn đề cần “báo động đỏ”.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
6 giờ trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
'Biến' mới tại phân khúc sedan rẻ nhất thị trường: Đồng loạt giảm sâu kỷ lục cứu doanh số, giá thấp nhất chỉ 342 triệu đồng
7 giờ trước
Giá xe sedan hạng B ghi nhận mức giảm mạnh chưa từng thấy.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.531.060 VNĐ / tấn

171.50 JPY / kg

0.58 %

- 1.00

Đường

SUGAR

10.032.886 VNĐ / tấn

17.54 UScents / lb

1.15 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

282.131.367 VNĐ / tấn

10,874.00 USD / mt

0.91 %

- 100.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

211.056.694 VNĐ / tấn

368.98 UScents / lb

0.01 %

+ 0.02

Gạo

RICE

14.993 VNĐ / tấn

12.70 USD / CWT

0.08 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

10.084.364 VNĐ / tấn

1,057.80 UScents / bu

0.46 %

+ 4.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.361.216 VNĐ / tấn

292.35 USD / ust

0.09 %

- 0.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa
8 giờ trước
Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Nghị định thư xuất sầu riêng sang Trung Quốc sắp hết hạn, Hiệp hội gửi "tâm thư" tới Bộ trưởng
9 giờ trước
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, kiểm tra, đánh giá việc đàm phán, tái ký kết Nghị định thư.
Cảnh sát bất ngờ đến trang trại team Quang Linh châu Phi, chuyện gì đã xảy ra?
11 giờ trước
Trang trại của team Quang Linh châu Phi bất ngờ được cảnh sát ghé thăm.
Đua với Việt Nam, nông dân Thái Lan kiến nghị Thủ tướng mời Lisa (BLACKPINK) quảng bá trái cây khắp thế giới
11 giờ trước
Nông dân trồng trái cây Thái Lan kêu gọi chính phủ 'chiêu mộ' ngôi sao K-pop Lisa thành đại sứ quảng bá.