Trái cây Việt trong mắt DN nước ngoài: Vì sao nhập nhiều hơn xuất?

02/11/2017 15:19
Điều nghịch lý là, Việt Nam đang nhập khẩu trái cây nhiều hơn là xuất khẩu, thị trường nội địa và nhiều thị trường gần khác cũng đang bị bỏ quên. Về Long An gặp anh Vạn Thành xuất khẩu thanh long, cứu cả HTXNew Zealand hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu thanh longNgày mai 20.9, xuất khẩu lô thanh long tươi đầu tiên sang Úc

Ông Siebe van Wijk, chuyên gia nông nghiệp của Công ty Freshstudio, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn nhiều lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nhận định như vậy về xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Qua thống kê của cơ quan chức năng, ông Wijk cho biết, có đến 68% trái cây xuất khẩu của Việt Nam đến từ thanh long, và 83% trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu số lượng lớn sang các thị trường cao cấp như châu Âu.

Việt Nam đang nhập khẩu trái cây nhiều hơn xuất khẩu, ngay cả nhập khẩu từ các nước láng giềng. Điều tối quan trọng là phải tìm cách thâm nhập thị trường các nước láng giềng, ví dụ về tiếp cận thị trường Thái Lan.

trai cay viet trong mat dn nuoc ngoai: vi sao nhap nhieu hon xuat? hinh anh 1

 ​​​​​​Việt Nam đang nhập khẩu trái cây nhiều hơn cả xuất khẩu?

Việt Nam chỉ được phép xuất khẩu sang Thái Lan các loại trái cây gồm thanh long, nhãn và vải. Trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu hơn 20 loại trái cây khác nhau sang Việt Nam. Dữ liệu từ Hải quan Việt Nam cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu trái cây từ Thái Lan vào Việt Nam đạt 680 triệu USD, chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam.

Vậy, làm sao để thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh luẩn quẩn này? Ông Wijk cho rằng, Việt Nam cần hướng đến những thị trường quan tâm nhiều đến chất lượng. Các thị trường xuất khẩu với người tiêu dùng có thu nhập cao như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… 

Đây là những thị trường có các yêu cầu khắt khe về chất lượng. Các công ty có thể đáp ứng các yêu cầu này có thể bán sản phẩm cao giá hơn. Trong đó, các điều kiện tiên quyết: GlobalGAP, HACCP, hoặc BRC và các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Cũng cần hiểu rõ các tiêu chuẩn châu Âu về mức dư lượng tối đa (MRL), trong đó, một số chuỗi bán lẻ các tiêu chuẩn riêng chỉ bằng 50% tiêu chuẩn MRL chung của EU, tức có yêu cầu khắt khe hơn.

Các yêu cầu tại các thị trường khác trong tương lai các yêu cầu tương tự sẽ được áp dụng cho các sản phẩm suất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường khác như Trung Đông.

“Việt Nam cũng nên quan tâm đến vấn đề đóng gói tố trái cây chất lượng tốt với thời hạn sử dụng lâu hơn, tối thiểu phải bảo quản được hai tuần sau khi tới châu Âu. Nhiều sản phẩm trái cây rất ngon nhưng khi nhập khẩu vào Mỹ, châu Âu… đã hư hỏng, giảm chất lượng”, ông Wijk đề xuất.

trai cay viet trong mat dn nuoc ngoai: vi sao nhap nhieu hon xuat? hinh anh 2

Bao trái xoài chuẩn bị để xuất khẩu ở An Giang

Ông Vasant L.Patil – đại diện CropLife Asia, cũng cho rằng, hiện nay, thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây nói riêng ngày càng nhiều khi thực thi thương mại xuất khẩu. Trong đó, các tiêu chuẩn MRL thường xuyên thay đổi, luật lệ của các nước nhập khẩu cũng thay đổi theo. Đó là chưa kể, các nước nhập khẩu bắt đầu thực hiện giám sát đến tận vùng sản xuất.

Ông Vasant cho rằng, không riêng gì sản phẩm trái cây, nông sản nói chung nếu vi phạm các quy định về vượt mức MRL, sản phẩm xuất khẩu sẽ bị xuất khẩu, người trồng trọt, nhà xuất khẩu có teher bị phạt, bị truy tố… Do đó, Chính phủ và nông dân cần đẩy mạnh hệ thống canh tác luân canh kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp.

Vậy làm sao để thay đổi?

Ông Siebe van Wijk cho rằng, nông dân nên tham gia ký kết các hợp đồng sản xuất, tuân thủ các quy trình sản xuất tốt và chỉ sử dụng các hóa chất cho phép. Về phía doanh nghiệp, cần đầu tư vào các nhà máy đóng gói chuyên nghiệp, thành lập các hệ thống ký kết hợp tác sản xuất, đầu tư vào các tiêu chuẩn xã hội, thiết lập các dịch vụ khuyến nông chuyên nghiệp, thiết lập danh sách các vật tư nông dân được phép sử dụng và huấn luyện cho nông dân…

“Cơ quan nhà nước cũng cần yêu cầu kiểm tra hàng năm các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của tất cả các công ty tại Việt Nam, vận động hành lang các nước về những MRL trên nhiều loại trái cây nhiệt đới, tạo danh sách các thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với người tiêu dùng…”, ông Wijk đề xuất.

Đừng đánh mất thị trường nội địa!

Dù xuất khẩu trái cây ngày càng lớn, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam không nên bỏ qua thị trường nội địa. Vì trong nước cũng ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và mong muốn sản phẩm có chất lượng. Đó là lý do chính vì sao trái cây nhập khẩu tăng trưởng mạnh đến vậy! Cần thiết phải phát triển các chủ giá trị bằng việc kiểm soát chất lượng, xây dựng thương hiệu và truyền thông đến người tiêu dùng trong nước song song với việc xuất khẩu.

Tin mới

Tin vui cho fan Việt Nam: iPad Pro mới ra mắt, mẫu iPad này bỗng "thơm lây", giá giảm sốc chỉ còn 8 triệu
5 giờ trước
iPad Gen 10 đã được Apple chính thức giảm giá xuống chỉ còn khoảng 8 triệu đồng, ngang với mức giá của chiếc iPad rẻ nhất ở thị trường Việt Nam.
Samsung trình diễn loạt TV cao cấp thế hệ mới tại Việt Nam: AI là điểm nhấn, giá thấp nhất 38 triệu đồng
5 giờ trước
3 dòng TV cao cấp gồm Neo QLED 8K, Neo QLED 4K và TV OLED 2024 sẽ được mở bán tại thị trường Việt Nam từ ngày 1/6.
Nóng: VinFast công bố thông số chi tiết của VF 3 - nhiều thú vị về bộ tính năng an toàn
5 giờ trước
VinFast đã chính thức công bố thông tin chi tiết của VF 3, bao gồm các hạng mục từ thông số kỹ thuật đến trang bị an toàn.
Huawei Cloud tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục xây dựng nền tảng hệ sinh thái
4 giờ trước
Tăng trưởng mạnh mẽ trong 4 năm qua tại khu vực châu Á là thành tích đáng nể để Huawei Cloud tiếp tục xây dựng nền tảng hệ sinh thái mạnh mẽ cho các đối tác để thúc đẩy tăng trưởng và khai thác các cơ hội mới trong số hóa ngành.
Điều hòa Panasonic tạo nên cơn sốt nhờ giảm một nửa chi phí tiền điện
4 giờ trước
Tiết kiệm điện là yếu tố quan trọng nhất được người mua điều hòa đặt ra, và điều hòa Panasonic với công nghệ tiết kiệm điện sử dụng Inverter kết hợp với trí tuệ nhân tạo đang rất được ưa chuộng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.714.688 VNĐ / tấn

163.20 JPY / kg

-0.12 %

- -0.20

Đường

SUGAR

10.967.077 VNĐ / tấn

19.56 UScents / lb

-0.20 %

- -0.04

Cacao

COCOA

221.084.077 VNĐ / tấn

8,693.00 USD / mt

0.68 %

+ 59.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.808.656 VNĐ / tấn

202.98 UScents / lb

1.36 %

+ 2.73

Đậu nành

SOYBEANS

11.152.101 VNĐ / tấn

1,193.40 UScents / bu

-1.46 %

- -17.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.462.457 VNĐ / tấn

373.20 USD / ust

-1.40 %

- -5.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

23.935.814 VNĐ / tấn

42.69 UScents / lb

-2.51 %

- -1.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu ra sức săn lùng một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng 4.000%, nước ta thu về hơn nửa tỷ USD từ đầu năm
3 giờ trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng này.
Xót xa nhiều vườn sầu riêng tiền tỉ rụng sạch trái
56 phút trước
Nắng nóng kéo dài và mưa đột ngột khiến nhiều vườn sầu riêng tiền tỉ ở Đắk Lắk bị sốc nhiệt, rụng sạch trái, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Viên Vibi: Từ “bà trùm nông sản” đến “chiến thần” livestream TikTok thu tiền tỉ
15 phút trước
Phiên livestream thứ 2 của Viên Vibi kết hợp cùng MCV Shoppertainment đã xuất sắc mang về gần 6 tỉ đồng. Đặc biệt, chỉ trong 1 giờ đầu tiên, Viên Vibi đã cán mốc 1 tỉ đồng.
Măng cụt xanh lại sốt xình xịch, giá nửa triệu đồng/kg
21 giờ trước
Sau cơn sốt "gỏi gà măng cụt", măng cụt xanh rớt giá thảm hại nhưng hiện giờ loại quả này lại được rao bán trên chợ mạng với giá 400.000 - 500.000 đồng/kg đã gọt vỏ.