Trung Quốc rục rịch khởi động lại nền kinh tế, đối mặt một loạt câu hỏi hóc búa

09/03/2020 12:30
Trong bối cảnh các biện pháp chống virus, đặc biệt là hạn chế đi lại được triển khai rất nghiêm túc, tỷ lệ khôi phục chỉ là 80% hoặc thấp hơn.

Thời điểm này hàng năm, toàn bộ các nhân vật trong bộ máy chính trị Trung Quốc đều sẽ tập trung tại đại lễ đường nhân dân để bàn bạc và sau đó là biểu quyết thông qua các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế cũng như những chính sách để biến mục tiêu thành hiện thực.

Tuy nhiên, thay vào đó thủ đô Bắc Kinh đang im lìm. Những sự kiện tụ tập đông người đều bị hủy trong bối cảnh Trung Quốc và cả thế giới đang phải đương đầu với virus corona chủng mới – thứ gây ra dịch bệnh khiến hàng nghìn người thiệt mạng và khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới "đóng băng", giờ còn lây lan ra khắp các châu lục.

Dẫu vậy các cuộc họp không thể diễn ra không phải là nguyên nhân duy nhất khiến Trung Quốc chưa thể công bố kế hoạch khởi động lại nền kinh tế. Virus có lẽ sẽ đẩy kinh tế Trung Quốc vào 1 quý tồi tệ, với chỉ số đo lường hoạt động sản xuất sụt giảm mạnh chưa từng thấy.

Trong lúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình giờ đây cũng phải quyết định chi tiêu bao nhiêu và chi vào đâu, không quên nghĩ đến những rủi ro vẫn tồn tại lâu nay như gánh nặng nợ và những dự án cơ sở hạ tầng ngày càng đem lại ít hiệu quả. Tất cả sẽ phụ thuộc vào câu hỏi liệu Trung Quốc có muốn bảo vệ mục tiêu tăng trưởng "khoảng 6%" đã được đưa ra ban đầu hay không.

Nếu Trung Quốc vẫn kiên định và sau đó triển khai chính sách kích thích kinh tế thì sẽ cần đến gói kích thích có quy mô tương đương 4.000 tỷ nhân dân tệ (577 tỷ USD) mà nước này đã áp dụng thời khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Điều này cũng sẽ giúp hỗ trợ kinh tế thế giới vốn đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Tuy nhiên hiện Trung Quốc đang áp dụng phương pháp tiếp cận "chờ đợi và quan sát", bởi các số liệu thống kê cho thấy dịch bệnh đang dần được kiểm soát, và có thể Bắc Kinh sẽ không cần phải chi lớn nếu nền kinh tế có thể tự phục hồi.

Ở tâm dịch Hồ Bắc, số ca nhiễm mới có xu hướng giảm dần với mức trung bình 150 ca/ngày trong tuần trước, so với mức hơn 400 ca trong tuần trước nữa. Ở hầu hết các địa phương khác không ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong nhiều ngày liên tiếp, và chỉ xuất hiện một số ca rời rạc.

Những diễn biến này khiến những người tin rằng nền kinh tế có thể nhanh chóng hồi phục theo hình chữ V cảm thấy an tâm phần nào. Tuần trước cổ phiếu của Merck tăng mạnh sau khi công ty cho biết nhiều khả năng tác động của virus sẽ giảm dần trong quý II và chỉ khiến doanh thu giảm 1%.

Nhưng những báo cáo chính xác từ khu vực các tỉnh thành ven biển phía Đông, trung tâm sản xuất của Trung Quốc, cho thấy nhiều công ty chưa thể hoạt động trở lại hoặc hoạt động dưới công suất. Trong bối cảnh các biện pháp chống virus, đặc biệt là hạn chế đi lại được triển khai rất nghiêm túc, tỷ lệ khôi phục chỉ là 80% hoặc thấp hơn.

Một mối nguy khác là với số ca nhiễm mới giảm xuống như hiện nay, nền kinh tế sẽ khởi động lại và công nhân quay trở lại quá sớm. Ben Cowling, giáo sư dịch tễ tại ĐH Hong Kong, cảnh báo có thể xuất hiện làn sóng thứ hai ở Trung Quốc khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại và mọi người quay lại làm việc. Các thành phố lớn cũng dễ bị lây nhiễm từ nước ngoài thông qua hoạt động thương mại.

Ngoài ra số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc cũng có thể gây nhầm lẫn sau khi nhiều lần thay đổi cách tính, thay đổi khái niệm về ca nhiễm.

Trong bối cảnh bất ổn như hiện nay, các lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với bài toán khó là làm sao để kích thích kinh tế mà không một lần nữa nới lỏng các điều kiện cho vay. Tổng nợ của Trung Quốc đang tiến tới mốc gấp 3 lần quy mô nền kinh tế, và ổn định tài chính vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Một gói kích thích mạnh mẽ sẽ yêu cầu hạ lãi suất sâu hơn hiện nay, đồng thời bơm mạnh thanh khoản thông qua hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kết hợp các chính sách giảm thuế và tăng chi cho cơ sở hạ tầng. Những biện pháp này vốn đã được bàn đến trước cả khi dịch bệnh bùng phát vì kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc.

Triển vọng tăng chi cho cơ sở hạ tầng khá mờ mịt do Trung Quốc hiện đã có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, và các địa phương có nguồn ngân sách hạn chế.

Nói ngắn gọn hơn thì việc triển khai 1 gói kích thích quy mô lớn khó khăn hơn đáng kể so với lần gần nhất. Trong khi đó theo David Loevinger, người từng là chuyên gia về Trung Quốc tại Bộ Tài chính Mỹ và hiện là chuyên gia phân tích tại quỹ TCW ở Los Angeles, kinh tế Trung Quốc đứng trước nguy cơ phải chịu cả cú sốc bên trong và cú sốc bên ngoài vì kinh tế thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề, do đó Trung Quốc cần đến kích thích nhiều hơn bao giờ hết.

Trung Quốc rục rịch khởi động lại nền kinh tế, đối mặt một loạt câu hỏi hóc búa - Ảnh 3.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
9 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
9 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
9 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
8 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
8 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.