Trung Quốc yêu cầu các công ty thép tìm nguồn quặng khác, đe doạ ngành hàng xuất khẩu trị giá 103 tỷ USD của Australia

19/05/2021 19:50
Mục tiêu của Trung Quốc là đa dạng hoá thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá sâu vào Australia.

Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh phát triển các mỏ quặng sắt trong và ngoài nước để các công ty của họ ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu của Australia.

Trung Quốc đã nhập khẩu số lượng kỷ lục quặng sắt - loại khoáng sản quan trọng để sản xuất thép, khi nền kinh tế nước này phát triển trở lại sau đại dịch virus corona. Khoảng 60% nguồn cung quặng sắt của nước này đến từ Australia.

Với việc căng thẳng gia tăng giữa Canberra và Bắc Kinh, đồng thời giá quặng sắt tăng cao, chính phủ Trung Quốc muốn đa dạng hoá thị trường nhập khẩu.

Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động thăm dò mỏ trong nước và phát triển các dự án hiện có. Vào tối ngày 18/5, phát ngôn viên Jin Xiandong của NDRC cho biết Trung Quốc đang khuyến khích các công ty "tích cực và thận trọng" phát triển các mỏ quặng sắt ở nước ngoài, đồng thời mở rộng kênh nhập khẩu.

Trung Quốc yêu cầu các công ty thép tìm nguồn quặng khác, đe doạ ngành hàng xuất khẩu trị giá 103 tỷ USD của Australia - Ảnh 1.

Quặng sắt từ Australia được bốc dỡ ở cảng Rizhao, một trong những cảng nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Trung Quốc.

Kể từ khi Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi thế giới điều tra về nguồn gốc của virus corona vào tháng 4/2020, Trung Quốc đã cấm một số mặt hàng xuất khẩu của Australia bao gồm than, hải sản, thịt bò và lúa mạch. Tuy nhiên, họ không thể loại bỏ quặng sắt của Australia vì thiếu các lựa chọn thay thế.

Các mỏ khai thác quặng sắt ở quốc gia xuất khẩu số 2 là Brazil đã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid và thiên tai trong khi Ấn Độ hiện chỉ là nhà cung cấp phụ. Trung Quốc đang thăm dò các dự án ở châu Phi như Algeria, Congo và Guinea nhưng ít nhất phải mất vài năm để vận hành.

Nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng mạnh đã đẩy giá quặng sắt lên mức 200 USD/tấn, mang lại nguồn thu lớn cho các công ty khai thác ở Australia. Chính phủ liên bang cũng được hưởng lợi từ việc tăng thu thuế. Khoản thu này đã giúp giảm thâm hụt ngân sách liên bang từ mức dự báo là 213 tỷ USD xuống còn 167 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2019-2020, Australia đã xuất khẩu 103 tỷ USD quặng sắt, chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia này. Quặng sắt chiếm một nửa doanh thu từ xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc.

Tuần trước, các nhà hoạch định của Trung Quốc cho biết họ đang làm việc với cơ quan quản lý thị trường để đánh giá lại thị trường thép và quặng sắt khi giá đã tăng 30-40% trong năm 2021.

Các cơ quan quản lý ở Thượng Hải và thủ phủ thép Đường Sơn đã cảnh báo các nhà máy địa phương về tình trạng thổi giá, thông đồng và các hành vi bất thường hồi tuần trước. Họ cho biết sẽ đóng cửa các cơ sở kinh doanh nếu làm gián đoạn nghiêm trọng thị trường.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới, nhập khẩu gần 70% lượng quặng sắt toàn cầu. Năm 2020, nước này đã nhập khẩu 1,17 tỷ tấn quặng sắt.

Tính từ đầu năm 2021, giá quặng sắt đã tăng lần lượt 31,55% và 38% cho loại quặng hàm lượng 63,5% và quặng hàm lượng 62%. Đầu tháng 5, cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Fitch Solutions dự đoán giá quặng sắt sẽ ổn định trở lại từ nửa cuối năm nay. Các chuyên gia, nhà phân tích thị trường hàng hoá đồng tình với quan điểm này. Họ cho rằng giá quặng sắt sẽ hạ nhiệt trong tương lai gần nhưng về cơ bản, giá vẫn sẽ ở mức cao.

Tham khảo nguồn: Daily Mail

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
26 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
4 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
5 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
6 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.961.668 VNĐ / tấn

1,042.90 UScents / bu

0.25 %

+ 2.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.449.129 VNĐ / tấn

294.85 USD / ust

0.15 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
3 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.