Trước bài phát biểu quan trọng về chính sách tiền tệ tối nay, chủ tịch Fed rơi vào tình thế 'tiến thoái lưỡng nan', bị 'bủa vây' bởi áp lực nặng nề từ ông Trump và thị trường

23/08/2019 10:15
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell phải đối mặt với thách thức "khó nhằn" khi phát biểu về chính sách của Fed, ở thời điểm cơ quan này đang trong tình trạng có nhiều ý kiến trái chiều nhất trong nhiều năm. Chính điều này có thể tạo ra sự biến động nếu ông không trấn an thị trường rằng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất.

9 giờ tối ngày 23/8 (giờ Việt Nam), ông Powell sẽ phát biểu tại hội nghị chuyên đề thường niên của Fed tại Jackson Hole, đối tượng tham gia gồm có những lãnh đạo của ngân hàng trung ương và các kinh tế gia. Bài phát biểu của ông được đưa ra khi Fed đang bị "bao vây" tứ phía - hứng chịu sự đả kích của ông Trump và thị trường đang trong tâm tý lo ngại.

Mark Cabana, người đứng đầu chiến lược lãi suất ngắn hạn của Bank of America Merrill Lynch, cho hay: "Ông Powell đang trong tình thế khó khăn. Uỷ ban của ông ấy đang bị chia rẽ. Ông ấy đang chịu rất nhiều áp lực từ tổng thống và điều quan trọng nhất là số liệu kinh tế của Mỹ tương đối mạnh mẽ, nhưng điều đó lại có lý do đủ mạnh để hạ lãi suất."

Sáng thứ Năm, Fed Funds Futures (FFF) đang định giá khả năng 90% cho đợt hạ lãi suất với 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng 9, và sẽ là 3 đợt nữa kể từ thời điểm đó đến cuối năm. Cabana cho hay: "Tôi nghĩ ông Powell sẽ nỗ lực và thuyết phục về hướng nhìn của uỷ ban về triển vọng. Ông ấy có thể tỏ ra ôn hoà hơn, tỏ ra lo ngại hơn nhưng tôi nghĩ ông ấy sẽ thấy cảm thấy thoải mái khi hạ lãi suất, đó là điều mà thị trường mong muốn. Tôi nghĩ rủi ro ở đây là Fed có thể khiến thị trường thất vọng."

Sự chia rẽ trong nội bộ Fed

Các kinh tế gia thì cho biết quan điểm ở Fed đang bị chia rẽ giữa những người muốn thấy minh chứng rằng nền kinh tế Mỹ đang trên đà giảm tốc và những người muốn bảo vệ nền kinh tế trước những "cơn gió ngược chiều" đến từ khắp nơi trên thế giới. Theo biên bản của cuộc họp hồi tháng 2, có 2 thành viên của Fed muốn hạ lãi suất mạnh hơn là 50 điểm cơ bản; 2 thành viên có ý kiến ngược lại, còn một số khác và những thành viên không có quyền bỏ phiếu cũng không muốn Fed đưa ra động thái này.

Michael Gapen, kinh tế gia trưởng của Mỹ tại Barclays cho hay: "Họ đang bám vào quan điểm rằng nền kinh tế cần có sự bứt phá trước khi họ nới lỏng chính sách tiền tệ. Tôi cho rằng đó là một quan điểm sai lầm." Ông nói, những người phản đối việc hạ lãi suất "dường như không mấy sẵn sàng chấp nhận luận luận rằng nếu họ không nới lỏng chính sách, thì họ đang thắt chặt."

Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cho biết ông không thấy không cần thiết phải hạ lãi suất thêm nữa. Trong khi ông không phải là một thành viên có quyền bỏ phiếu, thì bình luận này cũng khiến thị trường chuyển biến tiêu cực và lo ngại rằng Fed có thể sẽ không có động thái đủ mạnh để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Thị trường có diễn biến tiêu cực cũng là do một số liệu mới được công bố cho thấy khu vực sản xuất đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính. Markit PMI giảm xuống 49,9, thấp hơn mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất đã giảm sút.

Gapen nhận định: "Phần còn lại của thế giới dường như đang 'run rẩy'. Nếu chúng ta không làm gì, đồng USD có thể sẽ mạnh lên và hoạt động nhập khẩu sẽ gặp khó khăn." Ông cho biết biên bản cuộc họp của Fed đã cho thấy luồng ý kiến chia rẽ tại cơ quan này. Ông nói: "Có lẽ có khoảng 5 hoặc 6 người không muốn hạ lãi suất."

Các chiến lược gia cho biết càng có nhiều sự bất đồng tại Fed, thì thị trường càng không chắc chắn về chính sách. Và bây giờ thị trường tin chắc rằng Fed không thể đối đầu với một cuộc suy thoái. Do đó, đường cong chênh lệch lợi suất của trái phiếu 2 năm và 10 năm đã đảo ngược vài lần trong tuần qua. Các phần khác cũng đảo ngược, chỉ ra lợi suất của trái phiếu ngắn hạn đã vượt trái phiếu dài hạn.

Ông Powell rơi vào thế khó

Gapen cho hay: "Ông ấy chỉ cần đảm bảo rằng tất cả những ý kiến ủng hộ hạ lãi suất sẽ bỏ phiếu cùng ông. Thị trường đang có một quan điểm rằng phần còn lại của thế giới đang rất bất ổn. Họ cho rằng chính sách cần được nới lỏng ở Mỹ và trên toàn cầu."

Trước khi hạ lãi suất hồi tháng 7, ông Powell đã nói rằng Fed sẽ có hành động phù hợp để đối mặt với tình trạng kinh tế toàn cầu giảm tốc, lo ngại về chiến tranh thương mại và lạm phát thấp. Tuy nhiên, những bình luận của ông sau cuộc họp tháng 7 rằng Fed chỉ đang thực hiện "sự điều chỉnh giữa kỳ" đã khiến thị trường thất vọng và mong chờ Fed sẽ có động thái mạnh mẽ hơn.

Gapen với mong muốn Fed sẽ hạ lãi suất thêm 3 lần nữa cho tới cuối năm, nói: "Nếu 'sự điều chỉnh giữa kỳ' không được đưa ra trong bài phát biểu ở Jackson Hole, thì mọi người sẽ coi rằng đó là dấu hiệu của 3 lần cắt giảm."

Các kinh tế gia cũng hy vọng Fed sẽ thảo luận về vấn đề lạm phát thấp và đề xuất cho phép lạm phát được dao động trong khoảng rộng hơn mục tiêu 2%. John Briggs, người đứng đầu chiến lược tại Natwest Markets, cho biết Powell nên chỉ ra 3 điều mà Fed thảo luận đằng sau việc hạ lãi suất hồi tháng 7, đó là khu vực kinh doanh, quan điểm quản lý rủi ro cho triển vọng toàn cầu và lạm phát, nói về cách họ cảnh giác với những rủi ro cùng cách ứng phó khi cần thiết.

Ngoài ra, thị trường còn mong muốn ông Powell sẽ nỗ lực cân bằng trong việc khiến những lựa chọn có cơ hội mở ra, đồng thời nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng để hạ lãi suất nếu nền kinh tế Mỹ suy yếu và cần biện pháp ứng phó.

Trước các phóng viên ở Jackson Hole, ông Powell có thể sẽ tỏ ra bình tĩnh. Nhưng trên thực tế, Gapen cho biết, lần cuối cùng Fed có quá nhiều bất đồng nội bộ là năm 2011, khi cựu Chủ tịch Ben Bernanke đang ủng hộ chính sách lãi suất thấp trong thời gian dài và các chương trình nới lỏng định lượng trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Gapen cho biết trước đây áp lực chính trị đối với Fed là từ Quốc hội. Nhưng bây giờ, Fed và cá nhân ông Powell phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gay gắt của Tổng thống Donald Trump. Điều đó khiến bài phát biểu của ông Powell trở nên khó khăn hơn dù đã khẳng định vai trò độc lập của Fed.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
14 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
14 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
14 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
14 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
15 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.