Từ tín hiệu của Fed, nhìn vào một thực lực của Việt Nam

20/06/2021 07:39
Các thị trường đã có phản ứng bước đầu sau tín hiệu của Fed, và Việt Nam về lâu dài cũng không phải là một ốc đảo độc lập.

Phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phản ứng rõ nét hơn sau những tín hiệu tỏa ra từ cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed ).

Chỉ số Dow Jones chốt tuần với phiên giảm mạnh 533,37 điểm (-1,58%) . Một lý giải chung, nhà đầu tư trù tính và phản ứng với khả năng Fed dần thu hẹp chính sách nới lỏng (qua giảm mua trái phiếu), lộ trình tăng lãi suất cũng dự kiến đến sớm hơn.

Ngay lập tức, như BizLIVE giới thiệu ở các bài viết cập nhật sau cuộc họp của Fed, giới phân tích quốc tế đã nhìn đến một hướng tác động lâu dài: dòng vốn có thể đảo chiều tại các thị trường mới nổi ; cùng đó, chi tiết về năng lực dự trữ ngoại hối của các quốc gia ở vùng dự báo có ảnh hưởng được đánh giá một cách chi tiết.

Phân tích của các hàng tin kinh tế hàng đầu thế giới và khu vực như Bloomberg, Nikkei… đan xen những quan điểm, các chiều tác động từ "đường hướng" mới của Fed. Tựu trung, phản ứng nhanh nhất có ở xu hướng lên giá của đồng USD; thị trường chứng khoán, như trên, lo ngại quy mô bơm tiền sẽ không còn rộng rãi như trước. Song, có góc nhìn tích cực: sự phục hồi của kinh tế Mỹ đã khả quan hơn dự báo, thậm chí "tăng trưởng nóng" đã được đề cập đến.

Từ tín hiệu của Fed, nhìn vào một thực lực của Việt Nam - Ảnh 1.

Đồng USD lên giá mạnh gần đây, đặc biệt sau thông điệp từ cuộc họp của Fed tuần qua - Nguồn: Investing

Với Việt Nam thì sao? Không là ốc đảo độc lập, độ mở của kinh tế Việt Nam càng lớn thì các tác động càng thể hiện.

Nếu ở góc nhìn tích cực trên, kinh tế Mỹ phục hồi nhanh, với dự báo năm nay có thể đạt tới 7% như Fed dự tính, nhu cầu ở thị trường này lớn và có lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Song, cầu lớn và kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát cũng đang là vấn đề trực tiếp tại Mỹ và cả thế giới.

Với lạm phát, Việt Nam lại nhìn sang cả Trung Quốc - nơi mà Việt Nam kéo dài nhập siêu lớn. Việt Nam nhập nhiều nguyên liệu, thiết bị… phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu từ thị trường này, theo đó trở nên sát sườn hơn. Và như BizLIVE phản ánh tuần qua, Trung Quốc tiếp tục có những biện pháp mạnh để kiểm soát giá cả , thậm chí cả vấn đề nguồn lực dự trữ quốc gia từng ít đề cập đến ở nước này cũng đã được "viện" tới…

Từ tín hiệu của Fed, nhìn vào một thực lực của Việt Nam - Ảnh 2.

Diễn biến tỷ giá USD/VND trên các thị trường; sau khi rơi hẳn dưới mốc 23.000 VND, giá USD giao ngay trên liên ngân hàng tăng lên sau cuộc họp của Fed - Nguồn: MSB

Trở lại với tín hiệu sau cuộc họp của Fed, như trên, đồng USD lên giá mạnh. Tỷ giá USD/VND tại Việt Nam cũng bắt nhịp ngay, dù chỉ hơn một tuần trước đó Ngân hàng Nhà nước đã hạ mạnh giá mua vào USD và tỷ giá giảm sâu.

Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD đã bật tăng đáng kể phiên đầu tiên đón tín hiệu của Fed, tăng 12 VND lên 22.962 VND; giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại cũng lập tức tăng mạnh theo.

Tuy nhiên, như dự báo của giới phân tích quốc tế, về lâu dài khi Fed tăng lãi suất và chênh lệch lãi suất bớt hấp dẫn, kinh tế Mỹ phục hồi…, vốn ngoại có xu hướng đảo chiều và nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia được nhìn đến. Trong một bài báo mới đây, truyền thông quốc tế thậm chí đã "kiểm đếm" quy mô của từng nước cụ thể .

Tại Việt Nam, dự trữ ngoại hối quốc gia đã có quãng liên tục gia tăng rất mạnh hơn 5 năm qua. Cho đến hiện tại, khi mà cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đều lần lượt nâng triển vọng của Việt Nam, sức chủ động nguồn lực dự trữ ngoại hối hẳn là một yếu tố trong mắt họ.

Từ tín hiệu của Fed, nhìn vào một thực lực của Việt Nam - Ảnh 3.

Quy mô nguồn lực dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng cao, cập nhật từng tháng theo dữ liệu của CEIC

Thực tế, dữ liệu cập nhật mới nhất cho thấy Việt Nam đã gia tăng sự chủ động nguồn lực dự trữ ngoại hối "cao nhất mọi thời đại" - từ mà hãng cung cấp dữ liệu kinh tế toàn cầu CEIC Data dùng để nói tới.

Theo CEIC, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt 97,7 tỷ USD tính đến tháng 2/2021. Quy mô này tương ứng với 4,7 tháng nhập khẩu của nền kinh tế, tương đối theo cùng thời điểm.

Tính theo quy mô cũng tại tháng 2/2021, năng lực trên tương ứng với gần 19 tuần nhập khẩu của nền kinh tế, trong khi theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sức đối ứng tương đương 12 - 14 tuần nhập khẩu thì được coi là đủ. Như vậy, nguồn lực của Việt Nam đã đạt mức đối ứng khả quan, cũng là khả quan nhất từ trước tới nay khi nhiều giai đoạn từng phải chật vật cân đối chỉ quanh 8 tuần nhập khẩu.

Nguồn lực đó gia tăng, dày dặn hơn tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước chủ động hơn trong ứng xử với các tác động, cả với khả năng vốn ngoại đảo chiều mà một số hãng tin quốc tế đang hướng đến dự báo ở các thị trường mới nổi như đề cập ở trên.

Quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia thuộc diện thông tin mật, hoặc được Chính phủ chủ động công bố tại một số thời điểm. Con số 97,7 tỷ USD của Việt Nam mà CEIC cập nhật tại tháng 2/2021 được nhấn mạnh "cao nhất mọi thời đại". Chưa dừng lại, nguồn lực này dự tính sẽ còn tăng thêm.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi phương thức mua vào ngoại tệ nửa đầu năm nay, từ mua giao ngay sang mua kỳ hạn 6 tháng. Từ tháng 7 tới, các giao dịch mua này mới lần lượt đáo hạn và ghi nhận thêm.

Dữ liệu từ một số tổ chức tham gia thị trường liên ngân hàng mà BizLIVE tham khảo cho thấy, nguồn ngoại tệ trên đáo hạn sẽ lần lượt ghi nhận thêm quy mô khá lớn, như ước tính trong tháng 7 tới có thể gần 3,6 tỷ USD, tháng 8 có thể đón hơn 1,9 tỷ USD… Theo đó, nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam trước mắt ước tính vượt trên mốc 100 tỷ USD và tiếp tục là kỷ lục mới.

Tin mới

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
10 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Thị trường nhan nhản lòng se điếu: Thực khách đang bị lừa trắng trợn?
2 giờ trước
Trên thị trường dễ dàng bắt gặp những hàng, quán mời chào khách ăn đặc sản lòng se điếu, nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới biết đó hầu hết không phải "hàng xịn".
LG ra mắt máy giặt sấy AI thế hệ mới: Có khả năng ghi nhớ thói quen của người dùng, mô phỏng cả giặt tay
3 giờ trước
Công nghệ LG AI DD 2.0 với khả năng thấu cảm được trang bị trong sản phẩm máy giặt mới nhất của LG giúp mang đến trải nghiệm giặt giũ thông minh hơn với người tiêu dùng.
Tôi từng nghĩ sẽ bỏ hết iPhone, Samsung để mua điện thoại hãng khác, nhưng lại "quay xe" ngay vì lý do này
3 giờ trước
Nhiều người sẽ cảm thấy chán iPhone hay Samsung vì thiếu sự đổi mới trong những năm gần đây, nhưng việc rời bỏ để mua điện thoại hãng khác hóa ra không hề dễ.
Starbucks muốn khách hàng vừa ăn kẹo cu đơ vừa uống matcha latte?
3 giờ trước
Starbucks đã chính thức có mặt tại Hà Tĩnh với cửa hàng đầu tiên đặt tại khách sạn Meliá Vinpearl. Cửa hàng này nằm trong chiến lược mở rộng ra các tỉnh thành mới của thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.