Ứng dụng gọi xe Việt tìm đường lách mình qua 'khe cửa hẹp'

13/04/2021 17:31
Khi Fastgo dần khép lại các hoạt động của mình ở lĩnh vực gọi xe, các tân binh không lách được qua 'khe cửa hẹp', thị trường gọi xe chỉ còn be cạnh tranh với các đối thủ ngoại giàu tiềm lực.

Ứng dụng ngoại làm chủ cuộc chơi

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường gọi xe phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Nền kinh tế số phát triển ngày càng mạnh mẽ mang đến cơ hội lớn cho các ứng dụng.

Quy mô thị trường gọi xe có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Google và Temasek cũng cho biết mức tăng trưởng của thị trường gọi xe có thể lên tới 40% đến năm 2025. Thị trường này thực sự là miếng bánh hấp dẫn, nhưng lại nằm phần lớn trong các doanh nghiệp ngoại.

Ba ứng dụng gọi xe phổ biến nhất hiện nay là Grab, be và Gojek chiếm gần như trọn vẹn thị trường Việt Nam.

Nghiên cứu của ABI Research cho thấy vị thế dẫn đầu của Grab ngày càng được củng cố. Grab đã hoàn thành trên 62 triệu chuyến xe trong nửa đầu 2020 và chiếm tới 74,6% thị phần. Các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM phủ kín màu áo xanh Grab.

Trong khi đó, dù vẫn đứng thứ 2 nhưng be đang bị Gojek bám đuổi quyết liệt và rút ngắn khoảng cách đáng kể với 12,4% thị phần và 12,3% thuộc về Gojek.

Trong hơn hai năm trở lại đây, hàng loạt ứng dụng gọi xe được ra mắt. Có khoảng gần 20 ứng dụng góp mặt trên thị trường, nhưng ứng dụng Việt vẫn khó lách qua khe cửa hẹp để có thể tiếp cận được với người tiêu dùng.

Sau khi FastGo khép dần lại hoạt động của mình ở thị trường gọi xe sau thời gian đầu hoat động rầm rộ, chỉ còn be group vẫn đang “đơn thương độc mã” đương đầu với các đối thủ ngoại giàu tiềm lực tài chính và công nghệ.

Ứng dụng Việt tìm cách liên minh

Ứng dụng gọi xe Việt tìm đường lách mình qua khe cửa hẹp - Ảnh 1.

Ứng dụng Việt đang tìm hướng liên kết trên nền tảng chung

Dịch Covid-19 và việc hạn chế đi lại trong bối cảnh dịch bệnh đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của be khi không có nhiều mảng dịch vụ như giao nhận đồ ăn để bù lại hoạt động vận tải bị ảnh hưởng. Trong khi cả Grab và Gojek lại đang mở rộng ra mảng dịch vụ khác, đặc biệt là giao nhận đồ ăn để bù lỗ cho mảng gọi xe.


Grab gần như hoàn chỉnh và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của mình nhất là các dịch vụ ăn uống mua sắm và tài chính đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Gojek đang phát triển hệ thống nhà hàng của mình, nhắm đến các đối tác vừa và nhỏ - một lực lượng rất lớn tại thị trường Việt Nam. Ứng dụng này cho biết có khoảng trên 80.000 đối tác nhà hàng, đồng thời đã tạo ra một nền tảng cho phép các đối tác tối ưu các nguồn lực và rút ngắn thời gian giao hàng. Ứng dụng này đang rục rịch ra mắt một số dịch vụ mới, hướng theo đúng con đường siêu ứng dụng để có thể mở rộng thị phần.

Năm 2020, một nghị định về thuế được ban hành và áp thuế dịch vụ đi xe như một hoạt động kinh doanh vận tải thay vì là một loại hình công nghệ. Điều này đã khiến 2 ứng dụng là Grab và Gojek phải tăng tỷ lệ chiết khấu với tài xế và phí người dùng lên đáng kể như một trong những nỗ lực để bảo vệ doanh thu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều tài xế đình công vào cuối năm 2020.

Trong khi đó, be đã đăng ký hoạt động vận tải không bị ảnh hưởng nhiều bởi quy định mới. Về cơ bản "cuộc chơi" đã gần như bình đẳng.

Để cạnh tranh được với các đối thủ được hậu thuẫn mạnh về tài chính, be không đi theo mô hình siêu ứng dụng như các đối thủ nước ngoài, mà tập trung vào việc phát triển thành nền tảng mở.

Cho đến thời điểm hiện tại, be vẫn “kiên trì” với mảng dịch vụ 4 bánh. Chiến lược này được thực hiện bằng việc mở rộng chuỗi liên kết nhiều hơn với các doanh nghiệp vận tải khác, chẳng hạn như liên kết với EMDDI, Liên minh taxi việt, Lado hay Vexere.vn.

Công ty này đang đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp taxi địa phương nhằm kết nối các xe taxi truyền thống lên nền tảng gọi xe công nghệ. Lãnh đạo be cho biết công ty này mở hệ sinh thái số và sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp khác cùng hợp tác và phát triển. Cuối năm 2020, lãnh đạo be Group cho biết ứng dụng be đã được tải về hơn 10 triệu thiết bị di động và có 100.000 tài xế trên toàn quốc.

“Đây là một hướng đi khôn ngoan”, dù vậy việc cạnh tranh của be trong tương lai vẫn còn khó khăn. Khi các công ty gọi xe mở rộng sang các ngành dịch vụ khác, có thể tối ưu hóa các khoản đầu tư của họ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, đồng thời "trói chân" người tiêu dùng trong mạng lưới của mình. Điều này khiến các ứng dụng ít dịch vụ hơn có thể khó cạnh tranh và các ứng dụng mới khó có thể chen chân khi không có tiềm lực và tạo được sự khác biệt.


Tin mới

Trung Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu chở container chạy điện lớn nhất thế giới: dài bằng 1 sân bóng, khối pin tương đương của 609 chiếc VinFast VF 9
8 giờ trước
Đây là tàu chở container thuần điện có trọng tải hơn 10.000 tấn.
Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank
3 giờ trước
Nhằm gia tăng ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, VietinBank hợp tác cùng Grab tung ra hàng loạt voucher độc quyền.
Mẫu xe Trung Quốc được người Nga ưa chuộng nhất 2023: Đã nhận cọc, chắc chắn về Việt Nam
4 giờ trước
Mẫu xe này là đối thủ của một loạt thương hiệu Nhật và Hàn: Mitsubishi XForce, Hyundai Creta, Toyota Yaris Cross, Kia Seltos, Honda HR-V hay Nissan Kicks.
Hốt bạc từ 'cây ong mật' kỳ lạ ở Điện Biên cho hàng tấn mật ong thượng hạng
4 giờ trước
Hàng trăm tổ ong mật cùng làm tổ trên một cây đa cổ thụ ở Điện Biên, cho thu hoạch hàng tấn mật ong rừng mỗi vụ.
Gắn bó với dầu Nga, quốc gia tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới trúng lớn khi tiết kiệm gần 13 tỷ USD, được Moscow tung ưu đãi cực hời
5 giờ trước
Hiện quốc gia này vẫn đều đặn nhận 1,36 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Nga.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.