Vì sao các chuyên gia kinh tế thường rất tệ trong việc dự báo suy thoái?

02/05/2019 11:35
Các nhà dự báo chuyên nghiệp cảm thấy an toàn hơn khi cùng quan điểm với đám đông. Không có nhiều động lực để một người chọn cách đi ngược.

Lịch sử không ủng hộ

Khi bóng ma suy thoái đang trở lại ám ảnh thị trường tài chính và hành lang các ngân hàng trung ương, một cái nhìn về quá khứ cho thấy những người được trả tiền để dự báo cái gọi là bước ngoặt trong tăng trưởng kinh tế có một "lịch sử ảm đạm". Không giống như thị trường chứng khoán, các chuyên gia thà bỏ lỡ các cuộc suy thoái hơn là dự báo về một điều không bao giờ xảy ra.

Thất bại tồi tệ nhất xảy ra với cuộc suy thoái năm 2008. Gần như không ai có thể dự báo kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ vào tháng 12/2007, 9 tháng trước khi Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản, kích hoạt quân domino đầu tiên làm chao đảo cả thế giới.

Hồi tháng 2, Andrew Brigden, chuyên gia kinh tế trưởng của Fathom Consulting có trụ sở ở London, Anh đã tìm ra 469 cú sụt giảm của các nền kinh tế kể từ năm 1988. Tuy nhiên, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ dự đoán được 111 lần. Các nhà kinh tế của IMF không đơn độc. Trong một báo cáo gần đây, Ziong An, Joao Tovar Jalles và Prakash Loungani phát hiện ra 153 cuộc suy thoái ở 63 quốc gia trong giai đoạn từ 1992 đến 2014. Tuy nhiên, chỉ có 5 trong số đó được dự đoán đúng và nhận sự đồng thuận. Các nhà kinh tế cũng có xu hướng đánh giá thấp mức độ của sự sụt giảm.

Các thống kê cho thấy sự thiếu chính xác trong việc dự đoán suy thoái đang làm dấy lên lo ngại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở một giai đoạn nhạy cảm. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong khi nền kinh tế châu Âu nhìn có vẻ mong manh. Italy đã bị suy thoái trong khi Đức và Pháp có nguy cơ đình trệ.

Vào ngày 22/3, thị trường trái phiếu Mỹ lóe lên tín hiệu cảnh báo khi đường cong lợi suất đảo ngược với trái phiếu kỳ hạn 10 năm có mức lãi suất thấp hơn so với trái phiếu kỳ hạn 3 tháng. Sự đảo ngược này thường xảy ra phía trước một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, thời gian từ khi xảy ra hiện tượng đó tới lúc suy thoái luôn khác nhau.

Trong một cuộc khảo sát nội bộ gần đây của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh quốc gia Mỹ, 42% số người dự đoán suy thoái kinh tế Mỹ sẽ xảy ra trong năm tới. 10% số người nói rằng suy thoái có thể xảy ra trong năm nay và 25% dự đoán năm suy thoái là 2021.

Vì sao các chuyên gia kinh tế thường dự đoán sai?

Lý do đơn giản là vì công việc này vô cùng khó khăn. Thông tin về nền kinh tế luôn tới không đầy đủ và thường có độ trễ nhất định. Trong khi đó, những bước ngoặt trong nền kinh tế thường xảy ra đột ngột. Một số nguyên nhân của suy thoái đến từ các cú sốc tài chính, chẳng hạn như sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán. Bản thân những điều này vốn rất khó đoán.

Loungani, một chuyên gia làm việc tại IMF, cho biết, sự thiếu ưu tiên cũng có thể là một phần nguyên do. Không giống như các nhà quản lý danh mục đầu tư, các nhà kinh tế không phải những người buộc phải đưa ra dự đoán chính xác những cuộc suy thoái. Việc đoán sai cũng không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của họ.

Tâm lý đám đông cũng là trở ngại. Các nhà dự báo chuyên nghiệp cảm thấy an toàn hơn trong một đám đông hơn là thò cổ ra ngoài với việc dự báo suy thoái. Chính vì thế, người ta thường thiên vị hơn cho bên không suy thoái, ngay cả khi có những tín hiệu cảnh báo rõ rệt. Chính ông Loungani cũng nhấn mạnh không dự báo được suy thoái là lỗi phổ biến hơn nhiều so với việc cảnh báo suy thoái nhưng nó không xảy ra.

Mặt khác, có một cách để đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ một cuộc suy thoái đó là liên tục phát ra những cảnh báo về nó. Điểm mơ hồ duy nhất trong dự báo này chính là khi nào suy thoái xảy ra. Khoảng thời gian 18 tới 24 tháng trong tương lai là một quãng thời gian hợp lý cho việc dự đoán suy thoái. Kể từ năm 1959, trong bất cứ tháng nào, khả năng xảy ra suy thoái với kinh tế Mỹ là 13%.

Loungani vẫn nhìn thấy những chỗ dành cho sự lạc quan trong các nhà kinh tế học hành vi hiện nay. Trong các chu kỳ trước, rất nhiều phân tích được đưa ra quanh việc thời gian thay đổi như thế nào và tại sao chu kỳ kinh doanh lại được thuần hóa, với những pha hạ cánh mềm mại hơn cũng như ít xảy ra suy thoái toàn phần hơn. Do thất bại trong việc dự đoán các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ, nghề này chuyển sang nghiên cứu về phạm vi suy thoái cũng nhưng các công cụ chính sách cần có để ổn định nền kinh tế đang chậm lại. Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase & Co. đang cảnh báo khách hàng rằng 40% khả năng suy thoái xảy ra trong năm tới.

"Đó là cách nói hoa mỹ hơn so với việc tuyên bố chúng ta đang ở trong một nền kinh tế mới và các chu kỳ kinh doanh đã chết", Loungani nhấn mạnh.

Tin mới

Tất tần tật về iPhone 17 Pro và 17 Pro Max: Camera đẳng cấp hay sẽ lại gây tranh cãi nhất?
2 giờ trước
Những thông tin rò rỉ về các thay đổi mới trên bộ đôi iPhone 17 Pro và 17 Pro Max, hai mẫu flagship đang là tâm điểm khi ngày Apple ra mắt iPhone mới đang đến gần.
Mặt hàng Việt quen thuộc kỳ vọng thu 700 triệu đô, được Hàn, Nhật mua mạnh: Chìa khóa phát triển bền vững
3 giờ trước
Năm 2025 ghi dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng mực, bạch tuộc Việt Nam sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại trong tháng 6
4 giờ trước
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6 tiếp tục tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ đã chậm lại, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 5.
Hyundai Santa Fe tiếp tục 'dọn kho', giảm sốc 235 triệu đồng tại đại lý: Bản đắt nhất còn 1,13 tỷ, rẻ hơn CX-8
5 giờ trước
Đây là mức giảm sâu nhất đối với dòng Hyundai Santa Fe VIN 2024 tính từ đầu năm đến nay.
Nhận tin mật rồi đột kích xưởng sản xuất quy mô lớn: Cảnh sát triệt phá đường dây pha 9.000 lít sữa giả bằng 750kg hóa chất
5 giờ trước
Mạng lưới sữa giả này đã hoạt động trong thời gian dài, phân phối ra nhiều khu vực khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
9 giờ trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
1 ngày trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
1 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
3 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.