Vì sao nhiều người Nhật lựa chọn sống độc thân?

18/09/2022 11:11
Tháng 6 năm nay, chính phủ Nhật Bản đã công bố “Sách Trắng về bình đẳng giới năm 2022”, cho thấy năm 2021, tỷ lệ kết hôn ở Nhật Bản đã ở mức thấp nhất kể từ sau Thế chiến Hai và vấn đề sinh ít con vẫn rất nghiêm trọng.

TP - Tháng 6 năm nay, chính phủ Nhật Bản đã công bố “Sách Trắng về bình đẳng giới năm 2022”, cho thấy năm 2021, tỷ lệ kết hôn ở Nhật Bản đã ở mức thấp nhất kể từ sau Thế chiến Hai và vấn đề sinh ít con vẫn rất nghiêm trọng.

Sách Trắng chỉ ra rằng nguyên nhân là do trong 40 năm qua, người Nhật đã thay đổi quan điểm về hôn nhân; đồng thời cũng chỉ ra rằng tỷ lệ người không kết hôn ở Nhật đạt mức cao mới, với tỷ lệ 1 trong số 4 người nam (25,7%) và 1 trong số 6 người nữ (16,4%) chọn cách sống độc thân. Trong nhóm độc thân 30-40 tuổi, trong cả nam và nữ có 25% không dự định kết hôn.

Năm 2021, có 514.000 cặp được đăng ký kết hôn, giảm một nửa so với 1,029 triệu cặp năm 1970. Năm 1970, tỷ lệ nam giới 50 tuổi chưa kết hôn ở Nhật Bản là 1,7% và nữ giới là 3,3%, tỷ lệ này đã tăng lên lần lượt là 28,3% và 17,8% vào năm 2020.

Với sự thay đổi dần trong nhận thức về hôn nhân, khoảng 50% phụ nữ và 70% nam giới ở độ tuổi 20 trả lời “chưa có vợ/chồng hoặc người yêu”. Trong số những người ở độ tuổi 30, 25,4% phụ nữ và 26,5% nam giới trả lời “không có ý định kết hôn”, chiếm 1/4. Khi nói đến lý do, ngoài “muốn tự do”, còn có “áp lực việc nhà và chăm sóc con cái”, “không thoải mái về tình hình kinh tế”, v.v.

Trong mấy thập kỷ gần đây, quan điểm của người Nhật về hôn nhân đã thay đổi, nguyên nhân chính khiến tỷ lệ không kết hôn gia tăng là do giới trẻ sẵn sàng dành thời gian cho bản thân hơn là thăng tiến trong công việc và kết hôn. Đối với phụ nữ, họ có thể tự nuôi mình bằng sự độc lập về tài chính, và kết hôn không còn là một lựa chọn cần thiết; đối với nam giới, với sự kết thúc của chế độ việc làm suốt đời, họ không còn có thể đảm bảo cơm ăn và áo mặc cho phần còn lại của cuộc đời nên thận trọng đối với việc lập gia đình.

Trong “Báo cáo dữ liệu nhận thức của giới trẻ” với câu hỏi “Hãy tưởng tượng khi bạn 40 tuổi”, những người trả lời khảo sát là những người trẻ từ 13-29 tuổi khi nói về tầm nhìn tương lai, 58% trong số họ nghĩ khi đó, họ đã kết hôn và có con; nhưng ngược lại, gần 40% người không cho rằng họ có thể thành lập gia đình ở tuổi 40. Theo dữ liệu này, tỷ lệ không kết hôn của những người 40 tuổi vào năm 2040 có thể vượt quá 40%.

Vì sao nhiều người Nhật lựa chọn sống độc thân? - Ảnh 1.

Nhiều phụ nữ Nhật lựa chọn sống độc thân

So với kết hôn và sinh con, điều mà mọi người quan tâm hơn cả là “thăng chức và tăng lương” (chiếm 38,3%) và “trở nên giàu có” (34,8%). Hơn một nửa thanh niên ở độ tuổi 20 không mấy lạc quan về tương lai của mình, không muốn kiếm nhiều tiền mà cũng không quan tâm đến việc mình có được thăng chức hay không nên đã chọn cách “nằm im” sớm.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ chính phủ, năm 2020 có khoảng 49,3 triệu người độc thân ở Nhật Bản, tỷ lệ dân số độc thân vượt quá 44%. Kể từ năm 2000, đỉnh cao số người kết hôn bắt đầu giảm, trong khi dân số độc thân cũng tăng nhanh kể từ những năm 1980. Độc thân ở đây không chỉ để những người không lập gia đình mà còn để chỉ cả những người già độc thân. Theo cách tính này, đến năm 2035 số người đã kết hôn và người độc thân ở Nhật sẽ bằng nhau, đều 53 triệu người.

Bà Kazuhisa Arakawa cho rằng, trong 50 năm tiếp nữa, Nhật Bản sẽ bước vào kỷ nguyên mà 1,5 triệu người già qua đời mỗi năm. Nếu mỗi năm có 800.000 ca sinh mới thì tỷ lệ tử vong sẽ cao gấp đôi tỷ lệ sinh, việc giảm dân số tự nhiên là điều khó tránh khỏi. Trong mọi trường hợp, trong khoảng 20 năm tới, Nhật Bản sẽ trở thành một “cường quốc độc thân” lần đầu tiên kể từ khi nước này được thành lập.

Thông thường, khi một quốc gia hoặc khu vực có hơn 10% dân số từ 65 tuổi trở lên, điều đó có nghĩa là quốc gia hoặc khu vực đó đã bước vào giai đoạn “già hóa”. Vấn đề già hóa của Nhật Bản vốn đã rất nghiêm trọng, và thái độ của những người trẻ trong xã hội đối với hôn nhân cũng làm trầm trọng thêm tình trạng già hóa. Nhiều người trẻ không sẵn sàng kết hôn, và nhiều người thậm chí không muốn yêu. Theo quan điểm của họ, thay vì kết hôn và sinh con, tốt hơn nên tập trung vào việc làm sao để được thăng chức, tăng lương và trở thành người giàu có.

Nếu đàn ông Nhật ngại kết hôn, đó là vì chi phí kết hôn quá cao, điều này ai cũng có thể hiểu được. Nhưng tại sao phụ nữ không kết hôn? Bởi họ vẫn có thể nhận được một khoản trợ cấp khi kết hôn và họ không phải chi quá nhiều tiền. Hơn nữa, khi yêu thì không muốn cưới, còn không thèm nói đến chuyện yêu đương… Lý do của hiện tượng này là gì? Có phải vì kinh tế xã hội phát triển mà tư tưởng của con người đã thay đổi?

Không thể phủ nhận rằng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong những năm gần đây, quan điểm của người Nhật về hôn nhân đã thay đổi. So với việc hẹn hò và kết hôn, họ chú ý đến bản thân nhiều hơn. Đặc biệt đối với nhiều phụ nữ độc lập, có thể tự nuôi sống bản thân thông qua công việc thì hôn nhân đương nhiên không phải là chuyện “cần phải có”.

Nhiều phụ nữ Nhật ngại kết hôn, yêu đương, nguyên nhân chính có thể là do áp lực công việc. Họ phải làm việc nhiều giờ, phải thức đêm để làm thêm giờ để kiếm tiền, vì vậy không thể tìm thấy thời gian để yêu.

Trước đây, cấu trúc xã hội của Nhật Bản là đàn ông ra ngoài kiếm tiền nuôi gia đình, phụ nữ ở nhà chăm chồng con. Nhưng hiện nay cấu trúc xã hội này cũng đã thay đổi, nhiều gia đình do áp lực trong cuộc sống, sau khi kết hôn người vợ cũng phải đi làm để giảm bớt gánh nặng gia đình.

Tin mới

Top 10 nước xem TikTok hằng ngày nhiều nhất thế giới: Việt Nam đứng hạng mấy?
7 giờ trước
HHT - Một thống kê mới đã đưa ra danh sách những nước xem nhiều video TikTok mỗi ngày nhất, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhất trong số các nước châu Á.
Tại sao iPhone vẫn chạy tốt sau khi rơi từ trên máy bay xuống nhưng hỏng ngay khi bạn chỉ lỡ tay làm rơi?
7 giờ trước
Bị rơi từ độ cao 5.000m xuống đất, chiếc iPhone 14 Pro Max không hề hấn gì. Nhưng nhiều người chỉ lỡ làm rơi điện thoại từ trên bàn xuống thôi mà máy đã hỏng luôn.
Hãng xe điện khổng lồ BYD dường như đang cố gắng sản xuất một mẫu siêu xe điện 'đến từ tương lai'
6 giờ trước
Hãng xe điện khổng lồ BYD của Trung Quốc vừa cho ra mắt một mẫu siêu xe concept thông qua thương hiệu cao cấp Fang Cheng Bao – Super 9 không có mui, chỉ có kính chắn gió và cửa cắt kéo quyến rũ – và dường như nó đang được đưa vào sản xuất.
Bộ Công Thương nói gì về điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng khi bán lên lưới?
6 giờ trước
Điện mặt trời mái nhà 0 đồng và không được thanh toán là bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.
Thực hư thông tin nữ du khách nước ngoài bị "chặt chém" 3 quả dứa giá 500.000 đồng
5 giờ trước
UBND phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) đã giao Công an phường tiếp tục xác minh làm rõ người phụ nữ bán hàng rong để làm rõ vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VPBank thừa nhận "hơi đặc biệt" khi VPBank "ôm" ngân hàng 0 đồng
12 giờ trước
Hiện các ngân hàng 0 đồng bị chuyển giao bắt buộc đều bị lỗ luỹ kế rất lớn và đang tiếp tục lỗ. Do đó, xét đơn thuần ở góc độ tài chính đơn thuần thì hầu hết các ngân hàng không thiết tha gì với việc tham gia hỗ trợ ngân hàng 0 đồng. Nhưng trường hợp VPBank "hơi đặc biệt".
Tổng Giám đốc VPBank: Kế hoạch lợi nhuận "rất thách thức" 23.165 tỷ đồng, hiện diện thương hiệu tại Nhật Bản
15 giờ trước
Sáng ngày 29/04, Ngân hàng TMCP Việt Nam – Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024.
Giá USD hôm nay 29/4: Thế giới "nín thở" chờ dữ liệu mới, giá USD chợ đen tăng vọt
18 giờ trước
Giá USD hôm nay 29/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 29/4 hiện đang ở mức 24.246 đồng, giữ nguyên mức giao dịch cuối tuần qua.
Các "ông lớn" Google, Facebook, Tiktok đã nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam
19 giờ trước
Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.